Thái Bình đóng cửa hàng quán vỉa hè, di tích từ 0h ngày 18.2

Mai Dung |

Ngày 17.2.2021, UBND tỉnh Thái Bình ban hành Công văn hỏa tốc số 585/UBND-KGVX về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID -19.

Cụ thể, UBND tỉnh Thái Bình yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương thực hiện một số biện pháp sau: Tiếp tục thực hiện nghiêm, quyết liệt hơn nữa các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và của Ủy ban Nhân dân tỉnh; chủ động phát hiện, xét nghiệm nhanh, chính xác, tổ chức phong tỏa, dập dịch kịp thời, hiệu quả.

Các địa phương tăng cường công tác kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện tại các chốt kiểm soát. Đối với việc vận chuyển hàng hóa ra, vào tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm theo quy định tại Công văn số 898/BYT-MT ngày 7.2.2021 của Bộ Y tế.

Đồng thời, tiếp tục dừng các hoạt động tập trung đông người khi không cần thiết, trường hợp cần thiết tổ chức thì phải được cấp có thẩm quyền cho phép và yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Từ 0h ngày 18.2, tạm thời đóng cửa, không đón khách tại các di tích, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh. Các dịch vụ ăn, uống trong các nhà hàng, khách sạn bố trí sắp xếp bảo đảm khoảng cách tối thiểu 1 mét giữa người với người, 2 mét giữa bàn với bàn; công khai số lượng khách tối đa mà nhà hàng, khách sạn có thể phục vụ tại cùng thời điểm, không phục vụ quá 1/3 số lượng khách tối đa.

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống khác (bao gồm ăn sáng); các dịch vụ giải khát (bao gồm các quán: Cà phê, trà đá, trà chanh...) phải mở bán trong nhà, trong các kiốt, bảo đảm khoảng cách tối thiểu 1 mét giữa người với người, 2 mét giữa bàn với bàn, nghiêm cấm việc sử dụng vỉa hè để kinh doanh.

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trường xây dựng trên địa bàn tỉnh tạm dừng tiếp nhận người lao động đến từ tỉnh Hải Dương cho đến khi có thông báo mới.

Đối với người lao động đến từ địa phương khác có trường hợp nhiễm COVID-19 ngoài cộng đồng kể từ ngày 27.1 đến nay, yêu cầu thực hiện khai báo y tế và phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính bằng kỹ thuật PCR trong vòng 3 ngày kể từ ngày lấy mẫu xét nghiệm thì mới tiếp nhận vào làm việc và thực hiện nghiêm, đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch; chủ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trường xây dựng liên hệ với Trung tâm Y tế cấp huyện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để đăng ký, hướng dẫn lấy mẫu xét nghiệm cho người lao động của đơn vị mình và chịu trách nhiệm về việc tiếp nhận người lao động.

Đối với người lao động từ tỉnh Thái Bình vào các ổ dịch đang phải phong tỏa hoặc từ vùng dịch đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu không quay trở lại tỉnh Thái Bình cho đến khi các địa phương đó kết thúc phong tỏa hoặc kết thúc giãn cách xã hội; khi trở về phải khai báo y tế ngay và thực hiện các biện pháp cách ly, theo dõi sức khỏe theo quy định.

Các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, đoàn thể, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh chấp hành nghiêm các quy định của Trung ương, của tỉnh; xây dựng phương án phòng, chống dịch, bố trí bộ phận thường trực đo thân nhiệt, yêu cầu khách đến làm việc đeo khẩu trang, cương quyết không cho người không đeo khẩu trang, người có biểu hiện sốt, ho, khó thở vào cơ quan, khuyến cáo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đeo khẩu trang trong suốt thời gian làm việc; Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không đi đến những địa phương có dịch...

Mai Dung
TIN LIÊN QUAN

Đi chúc Tết người mắc COVID-19, cả gia đình ở Thái Bình cách ly tập trung

Đặng Luân |

Hai vợ chồng trú tại xã Quỳnh Hoàng (huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) là F1 của bệnh nhân COVID-19 tại xã Hồng Phong (huyện Thanh Miện, Hải Dương).

Những nghệ nhân U70 Thái Bình giữ hồn quê qua từng chiếc nón

Mai Dung |

Làng Quảng Nạp (Thụy Trình, Thái Thụy, Thái Bình) nổi tiếng với nghề làm nón lá. Mặc dù đến nay, những người thợ trong làng tuổi đã cao, song, họ vẫn hằng ngày miệt mài, lưu giữ nghề truyền thống, cho ra đời những chiếc nón lá – một trong những biểu tượng của người phụ nữ Việt.

Thái Bình: Đêm giao thừa, mang lửa về nhà cầu may mắn cả năm

Bảo Hân |

Thời khắc giao thừa, tại đền Sóc Lang (thôn Đông Vinh, xã Vũ Vinh, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), nhiều người dân đến lấy lửa mang về nhà với mong muốn năm mới gặp nhiều may mắn, vạn sự hanh thông. Năm nay, do dịch COVID-19 nên lượng người đến xin lửa ít hơn nhiều so với mọi năm.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Đi chúc Tết người mắc COVID-19, cả gia đình ở Thái Bình cách ly tập trung

Đặng Luân |

Hai vợ chồng trú tại xã Quỳnh Hoàng (huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) là F1 của bệnh nhân COVID-19 tại xã Hồng Phong (huyện Thanh Miện, Hải Dương).

Những nghệ nhân U70 Thái Bình giữ hồn quê qua từng chiếc nón

Mai Dung |

Làng Quảng Nạp (Thụy Trình, Thái Thụy, Thái Bình) nổi tiếng với nghề làm nón lá. Mặc dù đến nay, những người thợ trong làng tuổi đã cao, song, họ vẫn hằng ngày miệt mài, lưu giữ nghề truyền thống, cho ra đời những chiếc nón lá – một trong những biểu tượng của người phụ nữ Việt.

Thái Bình: Đêm giao thừa, mang lửa về nhà cầu may mắn cả năm

Bảo Hân |

Thời khắc giao thừa, tại đền Sóc Lang (thôn Đông Vinh, xã Vũ Vinh, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), nhiều người dân đến lấy lửa mang về nhà với mong muốn năm mới gặp nhiều may mắn, vạn sự hanh thông. Năm nay, do dịch COVID-19 nên lượng người đến xin lửa ít hơn nhiều so với mọi năm.