Test nhanh COVID-19 không có giá trị sàng lọc để phát hiện virus SARS-CoV-2

Thùy Linh |

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp với nhiều ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng được ghi nhận, ngành Y tế Việt Nam đang hỗ trợ đẩy nhanh năng lực xét nghiệm. Có thể nói đây là “Thời điểm Xét nghiệm” theo nghĩa đen khi mà người dân khai báo y tế và đăng ký làm xét nghiệm, nhiều người quan tâm kết quả xét nghiệm để yên tâm đi làm, đi học. Theo các chuyên gia, xét nghiệm đóng một vai trò thiết yếu vì ảnh hưởng tới 60% quyết định lâm sàng trong khi chỉ chiếm 2% tổng chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe. 

Sử dụng xét nghiệm kháng thể để phát hiện virus SARS-CoV-2 là không phù hợp

Hiện nay, các bệnh viện, trung tâm y tế quận, huyện, phường, xã, kể cả khối y tế tư nhân đều tích cực tìm kiếm giải pháp xét nghiệm đáng tin cậy để thực hiện cho nhân viên nhằm bảo toàn năng lực chăm sóc y tế, hoàn thành nhiệm vụ khám chữa bệnh cho người dân. Nhiều tổ chức, cơ quan cũng xem xét việc đánh giá tình trạng miễn dịch của nhân viên cho kế hoạch phục hồi kinh doanh, phát triển kinh tế...

Lúc này, câu hỏi loại xét nghiệm nào là cần thiết được đặt ra? Test nhanh tìm COVID-19 có phải là phương án cần tiếp tục thực hiện trong giai đoạn hiện nay hay không?

Trả lời báo chí về vấn đề này, GS-TS Anh hùng Lao động Nguyễn Anh Trí, Chủ tịch Hội Huyết học - Truyền máu Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa 14 - cho rằng: SARS-CoV-2 là một loại Corona virus, có bản chất di truyền ARN. Virus này được coi như kháng nguyên. Một người bị nhiễm SARS-CoV-2 thì sau 7 - 15 ngày mới sinh ra kháng thể để chống lại virus.

Người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 thì thường ủ bệnh khoảng 5 đến 14 ngày (có trường hợp muộn hơn) mới có thể phát ra thành bệnh COVID-19. Nhưng điều rất nguy hiểm là trong thời gian ủ bệnh thì người mang virus đã có thể phát tán virus ra trong cộng đồng rồi. Bởi vậy, phải xét nghiệm để phát hiện cho được người đang mang virus SARS-CoV-2 để thực hiện việc cách ly, nhằm hạn chế sự lây lan trong cộng đồng là rất quan trọng.

Để xét nghiệm nhằm phát hiện virus SARS-CoV-2, phải sử dụng kỹ thuật Realtime-RT-PCR, là xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase sao chép ngược thời gian thực (viết tắt là: rRT-PCR). Đây là một kỹ thuật theo nguyên lý khuếch đại gen. Cả thế giới làm như thế. Lâu nay, chúng ta cũng đã làm như thế. Còn xét nghiệm bằng test nhanh chỉ là để phát hiện kháng thể của virus SARS-CoV-2.

Sử dụng xét nghiệm kháng thể để phát hiện virus SARS-CoV-2 là không phù hợp vì những lý do sau: Dùng xét nghiệm phát hiện kháng thể mà đi tìm kháng nguyên là không đúng. Nếu có dương tính, thì coi như cũng là “vồ hụt”, vì không chắc người đó có còn kháng nguyên không? Và nếu trước đó có thì hậu quả gây lây lan virus đã xảy ra rồi. Bên cạnh đó, nếu chỉ định xét nghiệm sớm thì luôn âm tính, vì kháng thể bao giờ cũng xuất hiện muộn hơn.

“Nếu có âm tính, thì không thể nào biết được người đó hiện tại có virus trong cơ thể hay không. Người nhận được kết quả âm tính test nhanh sẽ tưởng rằng mình không bị nhiễm virus, không còn mang virus nên nguy cơ cho cả hai phía: Bản thân họ thì chủ quan, dẫn đến họ chưa nhiễm thì sẽ bị nhiễm; hoặc nếu họ có mang virus SARS-CoV-2 trong cơ thể thì sẽ làm lây lan cho cộng đồng. Đây là vấn đề nguy hiểm nhất. Như vậy, xin được nhấn mạnh, test nhanh không có giá trị sàng lọc để phát hiện virus SARS-CoV-2 ở người đi về từ vùng dịch. Rất mong các tỉnh, thành phố tuân thủ đúng hướng dẫn của Bộ Y tế” - GS Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh.

Dùng xét nghiệm tìm kháng thể trong những hoàn cảnh cần thiết

Theo GS Nguyễn Anh Trí, xét nghiệm bằng test nhanh chỉ được sử dụng trong 2 hoàn cảnh. Thứ nhất, là theo dõi kết quả điều trị ở những người đã bị nhiễm SARS-CoV-2 sau đó có xuất hiện kháng thể không, có còn kháng thể không. Việc này quan trọng để điều chỉnh thuốc men, thay đổi phác đồ cho phù hợp. Thứ 2, là để điều tra dịch tễ học trong cộng đồng xem trước đó nhân dân vùng đó có bị nhiễm virus SARS-CoV-2 không? Việc này là cần thiết để biết được nguy cơ lây nhiễm ở địa bàn sinh sống, đối tượng dân cư, mùa vụ… từ đó xây dựng chiến lược phòng dịch.

Theo Bác Sĩ Qadeer Raza - Tổng Giám đốc Roche Diagnostics Việt Nam - một trong những đơn vị cung cấp hai loại xét nghiệm COVID-19 tại Việt Nam: Xét nghiệm chẩn đoán sinh học phân tử RT-PCR và xét nghiệm huyết thanh học tìm kháng thể kháng SARS-CoV-2 được đánh giá là có lợi ích bổ sung trong quản lý COVID-19.

Xét nghiệm RT-PCR khẳng định bệnh nhân có bị nhiễm SARS-CoV-2 hay không. Xét nghiệm huyết thanh học tìm kháng thể kháng SARS-CoV-2 giúp xác định người đó đã từng nhiễm hay chưa. Từ đó xác định tỷ lệ nhiễm và tình trạng miễn dịch trong cộng đồng.

Hình ảnh so sánh cơ chế của xét nghiệm PCR và xét nghiệm tìm kháng thể. Ảnh: Chuyên gia cung cấp
Hình ảnh so sánh cơ chế của xét nghiệm PCR và xét nghiệm tìm kháng thể. Ảnh: Chuyên gia cung cấp

Theo bác sĩ Qadeer Raza, công nghệ PCR được ứng dụng và phát triển xét nghiệm phát hiện vật chất di truyền ARN của SARS-CoV-2 trong dịch tiết đường hô hấp giúp khẳng định trường hợp nhiễm virus này. Chẩn đoán người đang nhiễm SARS-CoV-2 để có kế hoạch điều trị cũng như cách ly chống lây nhiễm cho những người xung quanh.

Trong khi đó, xét nghiệm huyết thanh học tìm kháng thể kháng SARS-CoV-2 được xem là bước quan trọng tiếp theo trong cuộc chiến chống lại COVID-19. Xét nghiệm huyết thanh học tìm kháng thể kháng SARS-CoV-2 là xét nghiệm in-vitro, sử dụng huyết thanh và huyết tương lấy từ mẫu máu người, để phát hiện kháng thể và xác định đáp ứng miễn dịch của cơ thể với SARS-CoV-2. Xét nghiệm này có thể được sử dụng trong nghiên cứu dịch tễ học nhằm giúp hiểu rõ hơn về sự lây lan của bệnh và cũng có thể được sử dụng cùng với các xét nghiệm sinh học phân tử trong hỗ trợ chẩn đoán bệnh nhân nghi ngờ mắc COVID-19.

Xét nghiệm huyết thanh học tìm kháng thể kháng SARS-CoV-2 giúp xác định tỉ lệ nhiễm và tình trạng miễn dịch trong cộng đồng. Độ đặc hiệu cao là bắt buộc phải có cho xét nghiệm huyết thanh học tìm kháng thể kháng SARS-CoV-2 để không nhầm lẫn cho rằng bệnh nhân đã có miễn dịch nhưng thật sự người này vẫn có thể bị lây nhiễm bệnh COVID-19.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO không khuyến nghị sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán nhanh dựa trên phát hiện kháng thể sử dụng trong công tác điều trị và chăm sóc người bệnh, nhưng khuyến khích sử dụng trong giám sát dịch bệnh và nghiên cứu dịch tễ học.

Hướng dẫn cài đặt Bluezone trên điện thoại

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc vào kho ứng dụng CHPlay (Android) hoặc Appstore (iOS) gõ từ khoá “Bluezone” trong mục tìm kiếm.

Bước 2: Chọn ứng dụng “Bluezone – Khẩu trang điện tử” của Cục tin học hoá, Bộ TT và TT rồi cài đặt.

Bước 3: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 4: Mở ứng dụng và cho phép Bluezone truy cập một số quyền cần thiết.

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Sản xuất được vaccine COVID-19 mới là thành công

Lê Thanh Phong |

Trước sự tấn công của đại dịch COVID-19, cả thế giới thất thủ. Với Việt Nam, cho đến nay, người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 chưa tới bốn con số với 25 ca tử vong cũng đã là một nỗ lực đáng ghi nhận.

Sớm nhất 6 tháng cuối năm 2021 mới có vaccine COVID-19 ở Việt Nam

Lệ Hà |

Việt Nam đang tìm mọi cách, dưới mọi góc độ để tiếp cận vaccine COVID-19 nhưng sớm nhất phải 6 tháng cuối năm 2021 mới có vaccine.

Cuộc đua nghiên cứu, sản xuất vaccine COVID-19 trên thế giới

Văn Thắng |

Nga đã phê duyệt vaccine COVID-19 đầu tiên trên thế giới. Trong khi đó, việc thử nghiệm của các vaccine ứng viên đầy tiềm năng khác vẫn đang được triển khai ở nhiều nước trên thế giới.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Sản xuất được vaccine COVID-19 mới là thành công

Lê Thanh Phong |

Trước sự tấn công của đại dịch COVID-19, cả thế giới thất thủ. Với Việt Nam, cho đến nay, người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 chưa tới bốn con số với 25 ca tử vong cũng đã là một nỗ lực đáng ghi nhận.

Sớm nhất 6 tháng cuối năm 2021 mới có vaccine COVID-19 ở Việt Nam

Lệ Hà |

Việt Nam đang tìm mọi cách, dưới mọi góc độ để tiếp cận vaccine COVID-19 nhưng sớm nhất phải 6 tháng cuối năm 2021 mới có vaccine.

Cuộc đua nghiên cứu, sản xuất vaccine COVID-19 trên thế giới

Văn Thắng |

Nga đã phê duyệt vaccine COVID-19 đầu tiên trên thế giới. Trong khi đó, việc thử nghiệm của các vaccine ứng viên đầy tiềm năng khác vẫn đang được triển khai ở nhiều nước trên thế giới.