Tây Nguyên đến năm 2030: Phải nâng tỉ lệ che phủ rừng lên 49,2%

Phong Nguyễn |

Hôm nay (22.6.2020), tại Đắk Lắk, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng - Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước về Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 sẽ chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình và bàn giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất lâm nghiệp các tỉnh Tây Nguyên.

Từ báo cáo của các tỉnh Tây Nguyên cho thấy, tình trạng suy giảm diện tích và chất lượng rừng vẫn diễn ra mạnh mẽ; mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển sản xuất lương thực, phát triển cây công nghiệp dài ngày với bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; tình trạng dân di cư tự do đang là vấn đề lớn gây áp lực vào rừng tự nhiên và đất lâm nghiệp… Mục tiêu  bảo vệ, khôi phục, phát triển bền vững vùng Tây nguyên giai đến năm 2030 là: Diện tích rừng đạt 2,72 triệu hécta, nâng tỉ lệ che phủ rừng lên 49,2%.

Trọng điểm nhức nhối về nạn phá rừng

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh có tổng diện tích tự nhiên 5.459.785ha, chiếm 16,8% diện tích cả nước, tổng dân số khoảng 5,6 triệu người. Là khu vực có vị trí chiến lược về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Theo kết quả công bố hiện trạng rừng năm 2019, toàn khu vực có 3.239.600ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích có rừng 2.559.596ha. Đây là khu vực có diện tích rừng lớn thứ hai cả nước (chiếm khoảng 17,5%), có tiềm năng lớn về tài nguyên rừng và nhiều lợi thế về phát triển kinh tế, phát triển lâm nghiệp; rừng trong khu vực gắn liền với đời sống đồng bào, có vị trí quan trọng về môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn nước, điều tiết khí hậu không chỉ cho khu vực mà còn cho các tỉnh duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ và toàn bộ vùng hạ lưu sông Mê Kông.

Tuy nhiên, từ báo cáo của các tỉnh Tây Nguyên cho thấy, tình trạng suy giảm diện tích và chất lượng rừng vẫn diễn ra mạnh mẽ; mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển sản xuất lương thực, phát triển cây công nghiệp dài ngày với bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; tình trạng dân di cư tự do đang là vấn đề lớn gây áp lực vào rừng tự nhiên và đất lâm nghiệp…

Vẫn còn một số điểm nóng về phá rừng, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép và chống người thi hành công vụ. Tại một số địa phương công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng ở địa phương, việc trao đổi thông tin, kiểm tra, xác minh và đấu tranh ngăn chặn hoạt động phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật khác về sử dụng đất lâm nghiệp chưa thường xuyên.

Tây Nguyên vẫn là trọng điểm phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản trái pháp luật; hành vi chống người thi hành công vụ vẫn diễn ra; tình trạng tranh chấp về đất rừng kéo dài nhưng chưa được giải quyết dứt điểm...Các điểm nóng về khai thác, vận chuyển gỗ trái pháp luật tập trung tại các khu vực biên giới, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên, những nơi còn nhiều tài nguyên rừng.

Công tác rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng còn nhiều bất cập, còn sai sót và chưa sát với thực tế; triển khai, thực hiện các cơ chế, chính sách tại các địa phương còn chậm, chưa có tính đột phá; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật lâm nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng tại các địa phương chưa được quan tâm đúng mức; kiểm soát chuyển mục đích sử dụng rừng một số nơi chưa chặt chẽ, chưa tuân thủ theo quy định của pháp luật...

Xã hội hóa, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, sau hơn 4 năm triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp khôi phục rừng bền vững, mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn, song công tác quản lý bảo vệ rừng thời gian qua đã có chuyển biến rõ nét, xã hội quan tâm sâu sắc hơn; chủ trương xã hội hóa nghề rừng được hiện thực hóa, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng, với những kết quả nổi bật...

Công tác trồng rừng được các địa phương quan tâm, hằng năm, toàn quốc trồng được khoảng 230.000ha, góp phần phòng hộ, bảo vệ môi trường, tạo nguồn nguyên liệu từ gỗ rừng trồng trong nước cho công nghiệp chế biến gỗ.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: “Công tác ngăn ngừa, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật, nhất là đối với hành vi phá rừng trái pháp luật được các cấp, các ngành quan tâm hơn, tình trạng vi phạm pháp luật và diện tích bị thiệt hại do hành vi phá rừng trái pháp luật trên cả nước giảm. Diện tích rừng bị thiệt hại giai đoạn 2011-2015 trung bình là 2.700ha/năm; giai đoạn 2016 - 2020 diện tích rừng bị thiệt hại trung bình 2.430ha/năm, giảm 270ha/năm, tương ứng giảm 10%”.

* Năm 2020, toàn tỉnh Đắk Lắk sẽ trồng mới 1.770ha rừng; trong đó có 80ha rừng phòng hộ, 15ha rừng đặc dụng, 1.675ha rừng sản xuất. Hiện nay, các đơn vị đăng ký trồng rừng đã phát dọn thực bì, chuẩn bị đất và cây giống chờ thời tiết thuận lợi để xuống giống trồng rừng. Thời vụ trồng rừng trên địa bàn tỉnh bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11 hằng năm. Nguồn vốn để trồng rừng chủ yếu là vốn tự có và vốn vay của các doanh nghiệp, còn lại là vốn từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh để trồng rừng thay thế.

Năm 2019 và 5 tháng đầu năm 2020, các tỉnh Tây Nguyên phát hiện và xử lý 1.309 vụ phá rừng, canh tác nương rẫy trái phép, diện tích rừng bị phá là 410,412ha; khai thác rừng trái pháp luật: 644 vụ; vi phạm về vận chuyển, mua, bán lâm sản trái pháp luật 2.120 vụ. Diện tích rừng tự nhiên của khu vực Tây Nguyên tiếp tục bị suy giảm: Năm 2019 giảm 15.753ha; tỉ lệ che phủ rừng đạt 45,92 %, giảm 0,09% so với năm 2018 (tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai). Vũ Long

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Gia Lai: Rừng bị đốn hạ, công an tung quân truy tìm thủ phạm

THANH TUẤN - BẢO TRUNG |

UBND huyện Kbang, Gia Lai cho biết, cơ quan Công an đã vào cuộc điều tra, đồng thời hoàn thiện hồ sơ để khởi tố vụ án phá rừng trái phép xảy ra tại Tiểu khu 120, 122 thuộc lâm phần quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lơ Ku.

Xử lý dứt điểm tình trạng hàng trăm người dân chiếm đất rừng trái phép

TRẦN TUẤN |

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa giao UBND huyện Kỳ Anh nghiêm túc triển khai quyết liệt các giải pháp xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất trái phép tại xã Kỳ Lạc, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.

Hà Tĩnh: Phát hiện gỗ vô chủ tập kết bên bìa rừng

TRẦN TUẤN |

Hạt Kiểm lâm huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang xác minh làm rõ một khối lượng gỗ nghi khai thác trái phép tập kết bên bìa rừng thuộc xã Sơn Lĩnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh).

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Gia Lai: Rừng bị đốn hạ, công an tung quân truy tìm thủ phạm

THANH TUẤN - BẢO TRUNG |

UBND huyện Kbang, Gia Lai cho biết, cơ quan Công an đã vào cuộc điều tra, đồng thời hoàn thiện hồ sơ để khởi tố vụ án phá rừng trái phép xảy ra tại Tiểu khu 120, 122 thuộc lâm phần quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lơ Ku.

Xử lý dứt điểm tình trạng hàng trăm người dân chiếm đất rừng trái phép

TRẦN TUẤN |

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa giao UBND huyện Kỳ Anh nghiêm túc triển khai quyết liệt các giải pháp xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất trái phép tại xã Kỳ Lạc, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.

Hà Tĩnh: Phát hiện gỗ vô chủ tập kết bên bìa rừng

TRẦN TUẤN |

Hạt Kiểm lâm huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang xác minh làm rõ một khối lượng gỗ nghi khai thác trái phép tập kết bên bìa rừng thuộc xã Sơn Lĩnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh).