Tay công nhân viết Báo Lao Động

T.Vinh (tổng hợp) |

Nhân dịp kỷ niệm trọng thể này, Lao Động Cuối tuần xin gửi tới bạn đọc một bài báo đặc biệt đã xuất bản trên Lao Động số ra ngày 1.11.1945.

Được đọc lại những số báo Lao Động ra năm 1945 là một điều kỳ thú, chúng ta sẽ cảm thấy như được sống lại những ngày đầu của thời kỳ mới giành chính quyền, được nghe lại chính cái giọng nói của người công nhân làm báo. Trên măngsét số báo đầu tiên ra sau ngày Tổng khởi nghĩa có những dòng chữ: LAO ĐỘNG - Năm thứ hai. Số 13. Giá 0đ30. Ra ngày 18.10.1945. Cơ quan tuyên truyền cổ động của Việt Nam Công nhân cứu quốc miền Bắc (trong Việt Minh). Toà soạn và Trị sự: 51 - Hàng Bồ - Hoàng Diệu (tên của TP.Hà Nội ngày đó). Dây nói: 547. Xuất bản ngày thứ Năm. Thư từ, ngân phiếu, bài vở gửi về: Trần Lưu Trác. Báo có hai trang, khổ 45x35 cm.

Sau đây là bài đăng trên trang 1.

TỰ GIỚI THIỆU

Trước cuộc khởi nghĩa mặc dầu luôn bị bọn giặc Pháp - Nhật khủng bố đàn áp gắt gao, tờ Lao Động cũng như các sách báo bí mật khác trong Mặt trận Việt Minh vẫn mạnh bạo sống để hướng dẫn công nhân làm trọn sứ mệnh cứu nước của mình. Nó đã vượt qua bao nhiêu khó khăn nguy hiểm để nhẫn nại, cương quyết theo đuổi cuộc tranh đấu cho tới ngày Tổng khởi nghĩa bùng nổ.

Đáng nhẽ nó phải theo chân các bạn đồng nghiệp nhảy ra ngoài ánh sáng cùng với phong trào cách mạng để tiếp tục nhiệm vụ của nó. Nhưng vì hoàn cảnh, tờ Lao Động đã nằm yên một chỗ, từ sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi. Đó là cái lỗi lớn của những người chịu trách nhiệm về nó. Bây giờ đây phong trào công nhân đương tiến triển sôi nổi rộng lớn, trong toàn cõi Việt Nam. Nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội phải đặt ra; và tất nhiên trong công nhân sẽ nảy nở ra những chủ trương quá trớn hay thụt lùi. Cho nên công nhân bắt buộc phải có cơ quan ngôn luận để vạch rõ nhiệm vụ và những sự cần thiết của mình trong lúc này, để tự giúp mình tiến bước trên đường phấn đấu.

Bởi vậy, tờ Lao Động lại tiếp tục ra đời, mới mẻ và mạnh mẽ.

Lao Động sẽ tích cực đả phá chủ trương phá hoại của bọn phản cách mạng, sẽ nghiên cứu tỉ mỷ tình cảnh, nguyện vọng của công nhân trong xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ; sẽ vạch rõ nhiệm vụ của công nhân trong giai đoạn hiện tại, sẽ là nơi diễn đàn chung của toàn thể công nhân Việt Nam. Lao Động là người bạn sát cánh của công nhân trên đường chiến đấu để giữ vững nên độc lập cho Tổ quốc.

Lao Động số 14 ra ngày 1.11.1945 có một bài cổ vũ công nhân viết báo Lao Động.

Báo Lao Động in ấn trong kháng chiến chống Pháp.
Báo Lao Động in ấn trong kháng chiến chống Pháp.
TAY CÔNG NHÂN VIẾT BÁO LAO ĐỘNG

Báo Lao Động phải là người bạn trung thành của anh chị em công nhân. Ý nguyện của nó phải là ý nguyện của anh chị em công nhân. Nó sẽ mãi mãi sống trên tay công nhân trong bước đường gian nan, cũng như trong lúc vinh quang, chỉ có chính tay công nhân mới viết nổi tờ Lao Động. Tuy nhiên hiện nay nó có rất nhiều khuyết điểm, nhưng nó sẽ được người công nhân sửa chữa dần để đi đến hoàn toàn.

Anh chị em công nhân,

Mỗi người chúng ta phải là một cố vấn, một phóng viên của tờ Lao Động. Từ hầm mỏ, nhà máy, đồn điền... chúng ta hãy gửi bài về đăng báo của chúng ta và gửi thư về góp ý kiến với Bộ biên tập. Bộ biên tập cũng chỉ gồm những công nhân.

(BÚA MÁY)

Trong những ngày đầu cách mạng mới thành công, có muôn vàn khó khăn đối với việc duy trì một tờ báo, mỗi kỳ phát hành tới hàng vạn bản. Khó khăn nhất là thiếu tiền để mua giấy, mực, một phần nữa để trả công cho công nhân in. Bởi vậy, sau số 20, Báo Lao Động im lặng một thời gian dài, tới ba tháng. Mãi đến ngày 13.7.1946 báo mới ra được số 21 và mở đầu bằng một thư cáo bạch như sau:

CÙNG BẠN ĐỌC

Công nhân Việt Nam không thể thiếu một cơ quan ngôn luận được. Vì thế Báo Lao Động tái bản, nhằm ba mục đích chính sau đây.

Một là bênh vực quyền lợi hàng ngày cải thiện sinh hoạt và nâng cao trình độ của anh chị em lao động trí óc và lao động chân tay cùng các giới cần lao khác. Hai là góp phần vào công cuộc kháng chiến kiến quốc, giữ vững nền tự chủ đi tới hoàn toàn Độc lập. Ba là liên hiệp với Lao động thế giới, với những lực lượng dân chủ tiến bộ, với các dân tộc nhỏ yếu bị áp bức để xây dựng hoà bình và nền dân chủ mới cho hoàn cầu.

Quyết thực hiện ba mục đích ấy, Lao Động chủ trương:

Thống nhất công nhân toàn quốc, không phân biệt tôn giáo, xu hướng. Đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết. Đoàn kết chặt chẽ với các giới đồng bào.

Các bạn!

Đường còn dài, gánh còn nặng, nhưng LAO ĐỘNG tin tưởng ở tương lai và sức sống mãnh liệt của giai cấp và của dân tộc, tin ở sức ủng hộ của các bạn về vật chất cũng như về tinh thần, Lao Động mạnh dạn tiến lên.

(LAO ĐỘNG)

(Nguồn: “90 năm Báo Lao Động 1929 - 2019”, Ban Biên tập Báo Lao Động, NXB Lao Động)

Ngày 31.12.1961 Toà soạn báo long trọng tổ chức kỷ niệm số báo Lao Động thứ 1.000 ra ngày 2.1.1962. Các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Trần Danh Tuyên, Nguyễn Văn Trân (lúc đó đang là Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng) đến dự. Số báo 1.000 đăng lần đầu tiên bản viết tay ý kiến đồng chí Trường Chinh phát biểu với Báo Lao Động ngày 22.6.1949: 

"Báo Lao Động phải bàn đến những vấn đề thiết thực của đời sống người lao động, phát biểu nguyện vọng chính đáng của anh chị em công nhân. Lời văn cần gọn gàng, dễ hiểu, hợp với hiểu biết trung bình của người lao động Việt Nam lúc này. Nên lấy thông tin viên ngay trong các nhà máy, ở vùng địch tạm chiếm cũng như ở vùng tự do.

Đăng tin đừng để lộ bí mật, nhất là bí mật quân sự...".

T.Vinh (tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Tổng Biên tập Báo Heng Ngan (Lào) gửi điện mừng Báo Lao Động

LĐ |

Tổng Biên tập Báo Heng Ngan (Lào) Alivavanh Ackavong vừa có điện mừng chúc mừng Báo Lao Động nhân kỷ niệm 90 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên.

Lao Động là vậy!

Phan Ngọc Trường Nhân |

Chuyện tôi xách gói về Lao Động đến giờ cũng không chắc đó là “duyên” hay “nghiệp”. Chỉ biết rằng, đó là chuyện không chỉ khó hiểu cho cả gia đình, bạn bè mà thậm chí kể cả tôi. Thời điểm 1999, ở đất miền Tây này, Lao Động là cái tên thuộc hàng “với không tới”, ngay cả với những nhà báo đã thành danh. Nên chuyện một người không có mảnh bằng cấp vắt vai như tôi, lại bước chân vào Lao Động quả là chuyện không tưởng.

Vài ký ức về Lao Động Cuối tuần

Đỗ Quang Hạnh - Nguyên Trưởng ban Văn hóa - Thể thao Báo Lao Động, phụ trách Lao Động Cuối tuần từ 2006 - 2017 |

“Chúng tôi thật sự ngạc nhiên, những cây bút cộng tác viên ấy, ngoài năng lực, trách nhiệm cao, họ thật sự chuyên nghiệp. Hầu như họ không bỏ viết số nào, không sai hẹn, trừ vào trường hợp bất khả kháng”.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Tổng Biên tập Báo Heng Ngan (Lào) gửi điện mừng Báo Lao Động

LĐ |

Tổng Biên tập Báo Heng Ngan (Lào) Alivavanh Ackavong vừa có điện mừng chúc mừng Báo Lao Động nhân kỷ niệm 90 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên.

Lao Động là vậy!

Phan Ngọc Trường Nhân |

Chuyện tôi xách gói về Lao Động đến giờ cũng không chắc đó là “duyên” hay “nghiệp”. Chỉ biết rằng, đó là chuyện không chỉ khó hiểu cho cả gia đình, bạn bè mà thậm chí kể cả tôi. Thời điểm 1999, ở đất miền Tây này, Lao Động là cái tên thuộc hàng “với không tới”, ngay cả với những nhà báo đã thành danh. Nên chuyện một người không có mảnh bằng cấp vắt vai như tôi, lại bước chân vào Lao Động quả là chuyện không tưởng.

Vài ký ức về Lao Động Cuối tuần

Đỗ Quang Hạnh - Nguyên Trưởng ban Văn hóa - Thể thao Báo Lao Động, phụ trách Lao Động Cuối tuần từ 2006 - 2017 |

“Chúng tôi thật sự ngạc nhiên, những cây bút cộng tác viên ấy, ngoài năng lực, trách nhiệm cao, họ thật sự chuyên nghiệp. Hầu như họ không bỏ viết số nào, không sai hẹn, trừ vào trường hợp bất khả kháng”.