Thâu tóm đất nông nghiệp để phân lô, tách thửa, bán nền

Tạo sốt đất ảo, phá vỡ quy hoạch

Nhóm PV |

Tại nhiều tỉnh, thành phía Nam đang diễn ra thực trạng: Nhiều doanh nghiệp, “đầu nậu” và giới “cò” đất đua nhau thâu tóm đất nông nghiệp, rồi bằng nhiều cách chuyển đổi thành đất thổ cư để phân lô, tách thửa, bán nền... Thực trạng này đang càn quét từ thành thị đến nhiều vùng nông thôn, gây hệ lụy khiến người nông dân mất tư liệu sản xuất, tạo nên những cơn sốt đất ảo và phá vỡ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.

“Đầu nậu” đua nhau thâu tóm đất nông nghiệp

Chúng tôi về xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh để tìm hiểu về cơn sốt đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Một trong những “đầu nậu” chuyên “thâu tóm” đất nông nghiệp để tách thửa, phân lô rồi bán lại kiếm lời mà chúng tôi tiếp cận được là L.Đ.L (sinh năm 1989, khu phố Ninh An, phường Ninh Sơn, Thành phố Tây Ninh). L được xem có tiếng trong việc thu gom đất nông nghiệp trên địa bàn, trong tay ông này có rất nhiều sổ đỏ do chính ông ta đứng tên, số đất này được thu mua của nhiều hộ dân chủ yếu là đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu lăm, đất trồng cây hằng năm.

L đưa chúng tôi đi xem 2 mảnh đất nông nghiệp có diện tích từ hơn 3.000m2/mảnh do chính ông ta thu mua trước đó. Tại một trong hai khu đất này, L cho biết một khu gần 3.000m2 vừa lên thổ cư một phần và được phân thành nhiều lô, còn khu đất còn lại chỉ là đất nông nghiệp, nhưng vẫn có thể tách thửa và xin lên thổ cư được nếu “có mối quan hệ với cơ quan chức năng...”.

Ngoài 2 khu đất nông nghiệp dẫn đi giới thiệu cho chúng tôi, L còn có nhiều khu đất nông nghiệp khác được thu mua và tách thành nhiều thửa. Để chứng minh cho tiềm lực quan hệ với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng trong việc tách thửa, phân lô và lên đời đất thổ cư của mình, L đã  lấy ra một chồng sổ đỏ với hơn chục cuốn đứng tên L đưa cho chúng tôi xem.

Một "đầu nậu" thâu tóm đất nông nghiệp khác cũng có tiếng ở huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây là ông H.V.H (sinh năm 1979, trú huyện Dương Minh Châu). Ông H được xem là người “nổi tiếng”, bởi ông có trang trại nuôi vịt công nghiệp với quy mô đầu tư lớn hàng đầu của huyện. Ngoài ra, ông này còn đứng ra thu gom nhiều khu đất nông nghiệp nên được nhiều người biết đến.

Điều đáng nói, sau khi thu mua nhiều khu đất nông nghiệp với diện tích lớn từ các hộ dân, mặc dù tất cả diện tích đất đều là đất trồng lúa, nhưng ông H vẫn tiến hành san lấp, rải đá làm con đường tự phát chạy dọc theo kênh Suối Lùn, đi ngang qua các khu đất nông nghiệp đã được ông thu mua. Chưa hết, ông này còn xây cả trang trại quy mô rộng hàng nghìn mét vuông để nuôi vịt công nghiệp và hàng nghìn mét vuông nhà xưởng để sản xuất kinh doanh ngay trên đất nông nghiệp.

Ông H chào bán cho chúng tôi khu đất nông nghiệp bên kênh Suối Lùn rộng gần 3.000m2 với giá hơn 3 tỉ đồng. Toàn bộ diện tích đất này là đất trồng lúa, không được sử dụng xây dựng nhà ở hay công trình xây dựng khác. Thế nhưng ông H cho biết, với mối quan hệ của ông với chính quyền địa phương, nên đảm bảo cho chúng tôi xây nhà vườn trên diện tích đất trồng lúa này mà không bị ai "sờ" đến?.

"Nhờ có mối quan hệ thân tình với chính quyền địa phương, nên trong quá trình xây dựng trại nuôi vịt không gặp khó khăn gì. Xây cái này đâu phải đơn giản đâu, ai có thể vô đây xây được cái này, nhưng tôi xây được và cũng hoạt động mấy năm trời rồi, dạng quy mô đấy. Anh cứ mua khu đất nông nghiệp này và về xây nhà vườn ở, có gì tôi kết nối với lãnh đạo địa phương cho” - ông H nói.

Chỉ tay về phía căn nhà nuôi yến cao 4 tầng ngay trên đất nông nghiệp, ông H cho biết thêm, tại địa phương này nếu có mối quan hệ với chính quyền thì không có gì là không làm được. Do vậy, chúng tôi cứ yên tâm mua khu đất nông nghiệp rộng gần 3.000m2 của ông, để xây nhà vườn mà ở và không phải lo gì.

Quá trình tìm hiểu về “cơn lốc” thâu tóm đất nông nghiệp rồi chuyển đổi thành đất thổ cư, chúng tôi nhận thấy có nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã đứng ra thu mua đất nông nghiệp rồi tách thửa, phân lô, lên đời thổ cư để bán lại thu lợi nhiều lần. "Cơn lốc" này sau khi quét qua đã để lại hậu quả, nhiều người nông dân đã mất đi tư liệu sản xuất nông nghiệp, trong khi các đối tượng thu mua xong thì để đất trống, đất hoang hóa, hoặc tìm mọi cách để phân lô, tách thửa, tự vẽ dự án khu dân cư, tạo ra cơn sốt đất ảo và phá vỡ quy hoạch chung.

Chiêu trò phân lô và "lên đời" đất thổ cư

Sau khi thâu tóm đất nông nghiệp của người nông dân với giá rẻ, nhiều doanh nghiệp và đầu nậu kinh doanh BĐS đã dùng chiêu trò để hợp thức hóa cho việc phân lô, tách thửa và chuyển đổi lên thổ cư để trục lợi và tạo nên cơn sốt đất ảo.

Điển hình như Công ty Phú Thành Land (địa chỉ tại phường 9, quận Phú Nhuận, TPHCM) đã thu mua nhiều khu đất nông nghiệp rộng hàng nghìn mét vuông, sau đó chuyển đổi sang đất ở nông thôn, rồi tự vẽ ra "dự án khu dân cư" và bán lại cho nhiều người.

Theo đó, “Dự án khu dân cư Phú Thành Luxury” tự vẽ của công ty này là một khu đất có diện tích rộng hơn 3.500m2 tại ấp Bình Phong, xã Thái Bình, huyện Châu Thành (giáp ranh với Thành phố Tây Ninh). Nguồn gốc của khu đất này trước đây là đất trồng cây lâu năm, sau đó được công ty mua rồi chuyển đổi một phần lên đất thổ cư.

Để được phân thành những lô đất thổ cư trên danh nghĩa là đất ở nông thôn có diện tích từ 90m2 đến 100m2, Công ty Phú Thành Land đã thực hiện bằng cách cho nhiều thành viên trong công ty đứng tên trên những lô đất được chia tách thửa thành những diện tích nhỏ. Bởi nếu chỉ để 1 người đứng tên (chỉ cá nhân giám đốc chẳng hạn) thì hồ sơ tách nhiều thửa, phân nhiều lô khó được thông qua.

Bằng cách này, người của Công ty Phú Thành Land từ lãnh đạo công ty đến các thành viên đã đứng ra thu mua nhiều khu đất nông nghiệp, sau đó chuyển đổi lên đất thổ cư. Sau khi lên đời đất thổ cư hoặc chuyển đổi một phần đất ở và một phần đất nông nghiệp, công ty này tiến hành phân thành nhiều lô rồi tổ chức rao bán trên danh nghĩa "Dự án khu dân cư" do công ty làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, khi khách hàng mua thì mọi giao dịch lại diễn ra dưới tư cách cá nhân của từng thành viên trong công ty (những người đứng tên trên sổ đất) và chuyển nhượng theo tư cách cá nhân với cá nhân.

Tương tự, Công ty TNHH BĐS Kim Cương (Kim Cương Land) cũng là một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, chuyên thu mua diện tích lớn đất nông nghiệp rồi lên đời đất thổ cư. Sau đó tiến hành phân lô, bán nền và cũng có cùng chiêu thức kinh doanh tự vẽ dự án khu dân cư để rao bán như Công ty Phú Thành Land.

Bà N.T.T.N, được cho là Giám đốc điều hành Công ty TNHH BĐS Kim Cương (phường Tân Thới Nhất, quận 12, TPHCM) đưa chúng tôi đi xem "dự án đất nền" của công ty tại xã Long Khánh, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Tại đây, bà N chào bán 13 lô đất nền dự án khu dân cư với giá từ 590 triệu đồng đến hơn 800 triệu đồng cho mỗi lô.

Mặc dù trên danh nghĩa là đất dự án của công ty, nhưng người đứng tên trên từng lô đất, theo bà N nói, đều là những người có cổ phần trong công ty. Bà N lý giải sở dĩ có việc đứng tên cá nhân thay vì đứng tên công ty trong sổ đất, là bởi dự án này do công ty tự mua đất nông nghiệp rồi lên thổ cư, sau đó tách thành nhiều lô đứng tên nhiều thành viên trong công ty và bán lại cho người khác theo diện mua bán cá nhân.

Trong khi đó, trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND Xã Long Khánh cho biết, trên địa bàn xã không có dự án bất động sản hay dự án khu dân cư nào được đầu tư ở đây. Lãnh đạo xã này cũng khẳng định, không có dự án khu dân cư nào do Công ty TNHH BĐS Kim Cương Land đầu tư hay phát triển như thông tin công ty rao bán.

"Có thể họ lách luật mua bán dưới danh nghĩa cá nhân và đứng tên trên sổ đất với tư cách cá nhân, chứ đứng tên công ty hay dự án dân cư là không có. Trước thực trạng sốt đất, tách thửa đất nông nghiệp hiện nay thì tỉnh và huyện cũng đã có chỉ đạo quản lý chặt vấn đề này. Về phía xã cũng thường xuyên tuyên truyền để người dân được rõ, tránh tình trạng để các đầu nậu lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bà con nông dân rồi thu gom đất" - Chủ tịch xã Long Khánh nói.

Việc tự xây dựng những công trình kiên cố ngay trên đất nông  nghiệp diễn ra trong nhiều năm qua, nhưng chính quyền địa phương và cơ quan chức năng liên quan chưa xử lý triệt để.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Chiêu trò tách thửa và vẽ dự án

Nhóm phóng viên |

Sau khi thâu tóm số lượng lớn đất nông nghiệp (được chúng tôi phản ánh trong bài báo trước), nhiều doanh nghiệp và “đầu nậu” đã sử dụng chiêu trò, nhằm hợp thức hóa cho việc phân lô, tách thửa, lên đời đất thổ cư  gây nên tình trạng sốt đất ảo.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp, chạy vạy lên đời đất thổ cư

Nhóm phóng viên |

Tại nhiều tỉnh, thành đang diễn ra thực trạng đua nhau thu mua đất nông nghiệp rồi chuyển đổi thành đất thổ cư. Thực trạng thu thâu tóm đất nông nghiệp để phân lô, tách thửa, bán nền,… đang diễn ra rầm rộ giống như một "cơn lốc" càn quét từ thành thị đến nhiều vùng nông thôn xa xôi.

Hải Phòng xử lý nhiều công trình "khủng" trái phép trên đất nông nghiệp

Mai Chi |

Hải Phòng - Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng vừa có buổi làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan để xem xét, xử lý hàng loạt công trình khủng xây dựng trái phép trên địa bàn huyện Kiến Thụy (Hải Phòng).

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Chiêu trò tách thửa và vẽ dự án

Nhóm phóng viên |

Sau khi thâu tóm số lượng lớn đất nông nghiệp (được chúng tôi phản ánh trong bài báo trước), nhiều doanh nghiệp và “đầu nậu” đã sử dụng chiêu trò, nhằm hợp thức hóa cho việc phân lô, tách thửa, lên đời đất thổ cư  gây nên tình trạng sốt đất ảo.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp, chạy vạy lên đời đất thổ cư

Nhóm phóng viên |

Tại nhiều tỉnh, thành đang diễn ra thực trạng đua nhau thu mua đất nông nghiệp rồi chuyển đổi thành đất thổ cư. Thực trạng thu thâu tóm đất nông nghiệp để phân lô, tách thửa, bán nền,… đang diễn ra rầm rộ giống như một "cơn lốc" càn quét từ thành thị đến nhiều vùng nông thôn xa xôi.

Hải Phòng xử lý nhiều công trình "khủng" trái phép trên đất nông nghiệp

Mai Chi |

Hải Phòng - Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng vừa có buổi làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan để xem xét, xử lý hàng loạt công trình khủng xây dựng trái phép trên địa bàn huyện Kiến Thụy (Hải Phòng).