Tăng lương cơ sở từ 1.7, kiểm soát giá để lương tăng nhưng giá không tăng

PHƯƠNG ANH |

Được xem là mức tăng cao nhất trong một lần điều chỉnh của lương cơ sở, lương hưu, làm thế nào để tăng lương nhưng không tăng giá là vấn đề mà người dân đặc biệt quan tâm. 

Niềm vui song song với nỗi lo

Sau 4 năm chờ đợi (từ tháng 7.2019-7.2023), chị Nguyễn Phương Thanh (35 tuổi, ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) mới chính thức nhận được thông báo tăng lương cơ sở.

Theo chị Thanh, 4 năm qua, dịch COVID-19 không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân mà còn khiến tình hình kinh tế của mỗi quốc gia đều phải chịu những tổn thất nặng nề, trong đó bao gồm cả Việt Nam.

“Khi nhận được thông tin, tôi cảm thấy khá vui, bởi không chỉ được tăng lương, mà đó còn là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đất nước đang phục hồi mạnh mẽ” - chị Thanh nói. 

 
Người dân vừa vui mừng, vừa lo lắng khi tăng lương cơ sở. Ảnh: Hải Nguyễn

Thế nhưng, niềm vui xen lẫn nỗi lo, nếu không quản lý tốt về giá, đồng lương tăng một, giá cả tăng hai, khi đó áp lực cuộc sống lại càng lớn hơn - chị Thanh nói.

Theo chị Thanh, trong những lần tăng lương trước, khi đi mua bán ở chợ, siêu thị..., giá thành của nhiều mặt hàng có phần nhích nhẹ. 

“Tôi hỏi lý do thì người bán hàng trả lời "lương tăng nên mọi chi phí đều tăng". Chính vì thế, tôi phải tính toán và cân nhắc nhiều hơn trong chi tiêu" - chị Thanh bày tỏ.

Từng là cán bộ nay đã về hưu, ông Trần Xuân Bắc (70 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, tranh thủ còn sức khỏe, ông nhận làm bảo vệ theo ca để có thêm thu nhập, bên cạnh khoản lương hưu ít ỏi. 

“Hai vợ chồng tôi không có con cái, sức khỏe vợ tôi không tốt nên phải ở nhà. Tôi vẫn đi làm hàng ngày mong có thêm đồng ra, đồng vào mỗi khi đau ốm. Tháng tới, lương hưu dẫu có tăng nhưng cũng chẳng thấm vào đâu vì giá cả hàng hóa chỉ có tăng chứ chưa bao giờ giảm” - ông Bắc bộc bạch. 

Ông Bắc nói, khi tăng lương cơ sở, ông lo nhiều hơn là mừng. Ông hy vọng, nhà nước sẽ kiểm soát tốt giá cả trên thị trường để những người lao động như ông sẽ bớt đi nhọc nhằn.

“Tôi mong rằng, Chính phủ sẽ cân đối hợp lý các mức giá của lương thực thực phẩm, điện - nước, xăng dầu...  để người lao động như chúng tôi giảm bớt khó khăn và gánh nặng trong cuộc sống thường ngày” - ông Bắc nói thêm. 

Nghệ thuật tăng lương nhưng không tăng giá

Trong kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, khi bàn về vấn đề tăng lương cơ sở, lương hưu, đại biểu Triệu Thị Huyền (đoàn Yên Bái) đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ cho biết các giải pháp tổng thể về điều hành giá để đảm bảo kiểm soát lạm phát và tránh được hiệu ứng tâm lý tăng lương, tăng giá.

Trả lời về vấn đề này, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, điều hành giá là nghệ thuật uyển chuyển trong điều kiện điều hành theo kinh tế thị trường nhưng có sự quản lý của Nhà nước.

Đối với việc điều hành, theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, phải quan tâm đến đời sống của người dân, đặc biệt người dân ở vùng sâu, vùng xa.

“Giải pháp điều hành giá phải uyển chuyển, căn cứ tín hiệu của thị trường, phải nắm bắt thị trường để có kịch bản điều hành. Ví dụ như với mặt hàng xăng dầu thì 10 tháng đầu năm tăng nhưng giữa tháng 9 lại giảm”, ông Lê Minh Khái nói. 

 
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái trả lời câu hỏi. Ảnh: Quốc hội

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng, phải nắm bắt thị trường, có giải pháp và kịch bản để điều hành.

Mục tiêu là phải đạt được như Quốc hội giao như năm 2022 là 4% CPI, năm 2023 là khoảng 4,5%. 

Cũng theo Phó Thủ tướng, muốn giữ được giá, phải đáp ứng quan hệ cung - cầu. Điều này Chính phủ rất quan tâm, đặc biệt với mặt hàng thiết yếu như thực phẩm.

Trong thực hiện các quy định của pháp luật về giá, Phó Thủ tướng quán triệt với mặt hàng Nhà nước không định giá phải niêm yết, kê khai và kiểm tra thường xuyên.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng cho rằng cần tuyên truyền, thông tin đầy đủ để người dân hiểu được công tác hành giá của Chính phủ, tránh trường hợp lạm phát, tăng giá mà không kiểm soát được.

Trong thời điểm tăng lương cơ sở thì phải kiểm soát được giá, để cuối năm 2023, chỉ số giá tiêu dùng CPI không vượt quá 4,5%.

Từ ngày 1.7.2023, áp dụng mức lương cơ sở áp dụng đối với 9 nhóm cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, phường, ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.

So với quy định hiện nay, mức lương cơ sở được tăng thêm 20,8%, từ 1,49 triệu đồng/tháng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.

PHƯƠNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Khác biệt của tăng lương cơ sở năm 2023 so với những năm trước

Quế Chi (T/H) |

Từ năm 1995 đến 2023 đã có 18 lần thay đổi mức lương cơ sở. Việc tăng lương cơ sở năm 2023 có khác biệt gì so với những năm trước?

Tác động của tăng lương cơ sở từ 1.7 đối với cán bộ, công chức, viên chức

Nhóm PV |

Tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP, Chính phủ quy định mức lương cơ sở từ ngày 1.7.2023 là 1,8 triệu đồng/tháng. Đây là niềm vui không nhỏ đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Vậy khi lương cơ sở tăng có những tác động nào đến các đối tượng được thụ hưởng?

Đối tượng được tăng lương hưu từ ngày 1.7 theo lương cơ sở

Minh Hương |

Khi mức lương cơ sở tăng từ ngày 1.7.2023 sẽ có những đối tượng được tăng lương hưu.

Hiện trạng cây cầu được Bộ trưởng gợi ý "dùng tiền bán vải" để xây

Vân Trường |

Bắc Giang - Cầu Cẩm Lý bắc qua sông Lục Nam xây dựng từ năm 1979, đến nay, nhiều hạng mục đã xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Dự án hơn 55.000 tỉ xin dừng khi tỉnh đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng

HƯNG THƠ |

Để thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện công suất 1.200MW, Quảng Trị đã đầu tư gần 250 tỉ đồng để làm khu tái định cư và thu hồi hơn 56ha đất. Nhà đầu tư đến từ Thái Lan chỉ mới bỏ ra hơn 3 tỉ đồng thì đã đề nghị dừng thực hiện dự án.

Nhà nghiên cứu Nhâm Hùng: “Biến đổi văn hóa” để bảo tồn Chợ nổi Cái Răng

PHONG LINH |

Trên hành trình níu giữ hơi thở của Chợ nổi Cái Răng, chúng tôi tìm đến nhà nghiên cứu văn hóa Nhâm Hùng - người dành tâm huyết cả đời mình cho việc bảo tồn và phát triển văn hóa chợ nổi ở Miền Tây. Đến nay, hơn 30 đầu sách mà ông viết ra, phần nhiều vẫn là về chợ nổi. Để rồi vào ngày mưa giữa tháng 6, trong không gian tri thức đó, ông đã chia sẻ với Lao Động những trăn trở, nghiền ngẫm của mình về hướng đi mới cho việc bảo tồn Chợ nổi Cái Răng.

Bị can Nguyễn Đức Chung có động cơ vụ lợi trong vụ cây xanh

Việt Dũng |

Quá trình điều tra bổ sung, cơ quan chức năng đã cho bị can Nguyễn Đức Chung đối chất về việc nhận "quà Tết" 2,6 tỉ và 1,4 tỉ đồng trồng cây và các bên vẫn giữ nguyên lời khai.

Một ôtô ở Hà Nội vi phạm tốc độ 1.551 lần trong 2 tháng

KHÁNH AN |

Một xe đầu kéo đã vi phạm tốc độ 1.551 lần trong tháng 3 và tháng 4.2023.

Khác biệt của tăng lương cơ sở năm 2023 so với những năm trước

Quế Chi (T/H) |

Từ năm 1995 đến 2023 đã có 18 lần thay đổi mức lương cơ sở. Việc tăng lương cơ sở năm 2023 có khác biệt gì so với những năm trước?

Tác động của tăng lương cơ sở từ 1.7 đối với cán bộ, công chức, viên chức

Nhóm PV |

Tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP, Chính phủ quy định mức lương cơ sở từ ngày 1.7.2023 là 1,8 triệu đồng/tháng. Đây là niềm vui không nhỏ đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Vậy khi lương cơ sở tăng có những tác động nào đến các đối tượng được thụ hưởng?

Đối tượng được tăng lương hưu từ ngày 1.7 theo lương cơ sở

Minh Hương |

Khi mức lương cơ sở tăng từ ngày 1.7.2023 sẽ có những đối tượng được tăng lương hưu.