Tăng giá điện sẽ tăng gánh nặng cho công nhân lao động

Phương Ngân |

Đề xuất điều chỉnh tăng giá điện được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đưa ra khi chi phí đầu vào sản xuất điện tăng vọt. Tuy nhiên, việc tăng giá điện trong bối cảnh có rất nhiều người lao động bị giảm giờ làm, mất việc như hiện nay đang là nỗi lo lớn của CNLĐ...

Tăng gánh nặng chi phí cho nLĐ

Thu nhập mỗi tháng của anh Đoàn Trần Nhiệm (công nhân tại một công ty trên địa bàn TP.Thủ Đức), nếu tăng ca đầy đủ được hơn 10 triệu đồng/tháng. Thời gian gần đây, công ty ít tăng ca nên thu nhập của anh cũng bị giảm sút.

Mỗi tháng, chỉ riêng tiền nhà trọ, điện, nước đã chiếm 30% chi phí của gia đình anh.

“Tiền điện mỗi 1kWh là 3.000 đồng, trung bình mỗi tháng hết khoảng 400 nghìn đồng. Nếu giá điện tiếp tục tăng thì sẽ tăng thêm chi phí, chưa kể vật giá bên ngoài sẽ lên giá theo” - anh Nhiệm chia sẻ.

Hơn 3 tháng trước, công ty gỗ ở Bình Dương, nơi chị Nguyễn Thị Điển làm việc đóng cửa do không có đơn hàng, chị và mẹ bị thất nghiệp. Mẹ chị lựa chọn về quê sinh sống, còn chị về TPHCM xin việc.

Thu nhập công nhân mới (không tăng ca), sau khi trừ bảo hiểm, được khoảng 5 triệu đồng/tháng. Với thu nhập ít ỏi, chị Điển phải đóng tiền trọ 1,3 triệu đồng, tiền điện nước khoảng 200 nghìn đồng, tiền gửi về cho hai con ở quê 2 triệu đồng, số còn lại chị dùng để trang trải cuộc sống.

Chị Bạch Thị Thơm - Công nhân Công ty Freetrend (TP.Thủ Đức), cũng bày tỏ sự lo lắng trước thông tin giá điện sắp tăng. Chị Thơm chia sẻ, công ty của chị cùng chồng đều không tăng ca do đơn hàng ít, chồng chị phải lãnh thêm hàng về nhà để hai vợ chồng cùng cắt chỉ kiếm thêm thu nhập. Nếu cắt liên tục cả ngày, hai người cắt được khoảng 200 cái, thù lao 1,2 nghìn đồng/cái. Chị Thơm rất lo ngại việc tăng giá điện.

“Tiền phòng hiện 1,2 triệu đồng/tháng, tiền điện nước khoảng 500 nghìn đồng/tháng, nhưng thu nhập trung bình chỉ có 6 - 7 triệu đồng, rất khó khăn” - chị Thơm chia sẻ.

Dù bị giảm giờ làm nhưng anh Nhiệm, chị Điển, chị Thơm vẫn may mắn khi còn công việc, còn thu nhập. Với nhiều công nhân khác, họ không may mắn như vậy. Đơn cử như gần 1.200 công nhân tại Công ty TNHH Tỷ Hùng (quận Bình Tân), chính thức thất nghiệp từ 1.12 do công ty thu hẹp sản xuất.

Chị Nguyễn Thị Thúy Hằng, công nhân Công ty TNHH Tỷ Hùng, mất việc trong nỗi lo cơm áo và tiền học của con. Khi còn việc, thu nhập hơn 7 triệu đồng/tháng chị chi 3 triệu đồng cho con ăn học, 1,5 triệu đồng tiền nhà và xoay xở các khoản chi khác, phải chắt bóp lắm mới đủ chi tiêu.

Hàng nghìn người lao động mất việc

Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM - cho hay, trong 10 tháng đầu năm 2022, toàn TPHCM có hơn 128.000 lao động mất việc, đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp, tăng khoảng 27% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng 11, có hai công ty thông báo cắt giảm số lượng lao động lớn nhất là Công ty Việt Nam Samho (huyện Củ Chi) cắt giảm 1.500 công nhân, Công ty TNHH Tỷ Hùng (quận Bình Tân) cắt giảm gần 1.200 công nhân... Nguyên nhân cắt giảm lao động do thiếu đơn hàng để duy trì hoạt động sản xuất. Ngoài ra, một số doanh nghiệp giảm đơn hàng, thực hiện sắp xếp lại thời gian làm việc như: Không tăng ca, cho công nhân nghỉ thêm ngày thứ bảy… Đáng chú ý, công ty có đông lao động nhất TPHCM - Công ty PouYuen Việt Nam, cũng đã có thông báo cho khoảng 20.000 công nhân nghỉ việc luân phiên, trong khoảng thời gian từ ngày 1.12.2022 - 28.2.2023. Công ty sẽ sắp xếp cho công nhân nghỉ luân phiên vào hai ngày thứ 6, thứ 7 trong tuần.

Trong bối cảnh, đời sống người lao động hậu COVID-19 đang gặp nhiều khó khăn, việc tăng giá điện sẽ tăng thêm gánh nặng chi phí, đè nặng đôi vai của nhiều công nhân lao động...

Phương Ngân
TIN LIÊN QUAN

Những lần tăng giá điện của EVN đến nay

Văn thắng |

Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đơn vị này lỗ khoảng 16.000 tỉ đồng trong nửa đầu năm nay và ước tính cả năm lỗ hơn 31.000 tỉ đồng. EVN đã đề xuất điều chỉnh giá bán lẻ điện theo hướng tăng giá điện. Bộ Công Thương đang cùng Bộ Tài chính, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp rà soát đề xuất này.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Những lần tăng giá điện của EVN đến nay

Văn thắng |

Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đơn vị này lỗ khoảng 16.000 tỉ đồng trong nửa đầu năm nay và ước tính cả năm lỗ hơn 31.000 tỉ đồng. EVN đã đề xuất điều chỉnh giá bán lẻ điện theo hướng tăng giá điện. Bộ Công Thương đang cùng Bộ Tài chính, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp rà soát đề xuất này.