Tàn sát và buôn bán thú hoang: Nếu tôi là kiểm lâm hoặc cảnh sát môi trường... thì sao?

Tâm Am |

Chùm phóng sự ảnh dưới đây cho thấy phần nào của “tảng băng chìm” và các hệ lụy từ sự "siêu lợi nhuận" do buôn bán động vật hoang dã mà có.

Sau loạt bài liên tiếp, các hồ sơ điều tra gửi lên cơ quan chức năng đề nghị bắt giữ một cách hiệu quả các đường dây lớn và lớn đến độ “nhất trong lịch sử Việt Nam”, nhóm PV Lao Động mới băn khoăn tự đặt một câu hỏi: Tại sao khi hóa trang xâm nhập, “thực khách” (nhà báo) nào cũng vô tư gọi được “đồ nhậu” là các loài hoang thú và động vật quý hiếm được Luật pháp và Công ước Quốc tế bảo vệ; vậy mà cơ quan chức năng vẫn cứ mãi không bắt giữ hoặc báo cáo là không bắt giữ được các “ông bà trùm”? Phía sau sự vô lý này là gì?

Có thể thấy phần nào của “tảng băng chìm” và các hệ lụy từ sự "siêu lợi nhuận" do buôn bán động vật hoang dã mà có, qua các bức ảnh sau đây.

Tại các tỉnh Đắc Nông và Lai Châu, người ta đi thành nhóm, bẫy, giết thú hoàng loạt, khiêng chúng vượt rừng ra quốc lộ, treo cổ cả lũ thú rừng lên bán, bày ven đường, máu me be bét. Bẫy thú bán tràn lan, súng tự không hiếm gặp.

Các "hàng cấm" này cứ tồn tại gần như công khai. Dân biết cả, tại sao các “nhà điều tra” không biết?

Nhiều súng tự chế bị thu giữ ở Đắc Glong, Đắc Nông. 
 
Thú rừng dính bẫy và chết bên hàng trăm cái bẫy tự chế. 
 
Mèo rừng bị giết thảm thương. 
 
Bày bán công khai thịt thú rừng ở ven Quốc lộ 14, địa bàn tỉnh Đắc Nông. Ảnh: N.Khánh. 
 
Cảnh "công khai" bán thú rừng và bẫy thú rừng giữa thanh thiên bạch nhật, ở ngay quốc lộ.
Cũng ở thủ phủ “hàng rừng” Đắc Nông, vào quán là người ta ném uỵch thú rừng đông lạnh ra bàn, xách cổ động vật trong “Sách đỏ Việt Nam” bỏ lên bàn cân ngã giá. Thuận mua vừa bán là cắt tiết, làm lông, làm đủ món xôm trò. Vậy tại sao Cảnh sát môi trường và Kiểm lâm không xử lý được những vi phạm bất kỳ ai cũng dễ dàng bắt “tận tay day tận trán” ấy?
 
Một con mèo rừng bị "cầm tù" trước khi giết thịt tại một nhà hàng ở Đắc Nông. 
Họ chặt đầu thú rừng để khi bị kiểm tra thì nói là tôi bán thú nhà. Tuy nhiên, cơ quan chức năng giám định vài thao tác đơn giản là phát hiện ra được. Vấn đề là họ có muốn làm hay không!

Khi vào vai thực khách, chúng tôi được giới thiệu đủ thứ hàng rừng và tiếp tục ầm ĩ, thử hỏi tại sao cơ quan chức năng không thể "điều tra" nổi?

Chưa hết, ở Đắc Nông nói riêng và ở Tây Nguyên cũng như cả nước nói chung, chúng tôi chứng kiến không ít cảnh trưng bày các tiêu bản khỉ, gấu, voọc, hổ. Vi phạm này quá lớn, có thể khởi tố rất “nặng tội”. Tại Đắc Nông, chỉ một cuộc ra quân với sự hỗ trợ của một tổ chức về bảo tồn động vật, đã thu giữ hơn 300 tiêu bản động vật quý hiếm. Tuy nhiên, rất nhiều vi phạm khác thì vẫn được làm ngơ một cách khó hiểu. 

Một suy nghĩ đơn giản: Nếu cho nhóm phóng viên chúng tôi được vinh dự làm thay trọng trách của các đồng chí kiểm lâm hay cảnh sát môi trường, vào vai dân đi nhậu, từ sáng đến chiều có khi “dẹp loạn” được ngay các điểm nóng buốt lòng mà báo chí đang rất tốn giấy mực kia.

Cho nên, đã đến lúc, cần một "bàn tay thép" quyết liệt hơn từ phía chính quyền. Cần minh bạch biểu dương các đơn vị làm tốt, thanh kiểm tra xử lý xứng tầm các cán bộ vô cảm hoặc có dấu hiệu “lờ đi” hay bảo kê các đường dây “đẫm máu thú hoang” đang tàn sát môi trường sống của tất cả chúng ta.

 
Thú rừng được chủ quán ở Đắc Nông bày ra mặt bàn để "thực khách" chọn.
 
Một con cheo hoang dã bị giết, cho dù nó nằm trong danh mục cần bảo vệ.
 
 Thực khách nào gọi món cũng được đáp ứng ngay.
 
Răng, sọ  nhiều loại thú rừng cùng ngà voi được bày bán cả một tủ lớn, công khai ở Đắc Nông.  
 
Một bà trùm ở Đắc Nông đã rủ chúng tôi mua cả "thịt hổ", móng hổ, móng gấu, tại nhà. Trưng bày tiêu bản voọc quý hiếm tại một quán cà phê ở Tây Nguyên. 
 
Một gia đình ở Đắc Nông trưng bày tiêu bản "Tôn Ngộ Không" - voọc quý mà chưa bao giờ có ai "để mắt" tới. 
 
Trưng bày tiêu bản hổ ngay tại quán ăn, ven quốc lộ. 
 
Nếu người ta đã trưng bày công khai ở những nơi "đại sảnh", vi phạm thế này mà không bị xử lý, thì có nghĩa là cán bộ hữu trách đã bỏ quên nhiệm vụ của mình.
Tâm Am
TIN LIÊN QUAN

Núp bóng trang trại chăn nuôi, tàng trữ 126 cá thể động vật hoang dã quý hiếm

ĐỖ VẠN |

Núp bóng trang trại chăn nuôi để buôn bán động vật hoang dã, bà Kim Cương đã tàng trữ nhiều cá thể động vật hoang dã gồm: Rắn hổ chúa, rùa, ba ba… hòng bán giá cao để sinh lời.

9 cá thể động vật hoang dã vận chuyển trái phép bị bắt ở Quảng Nam

ĐỖ VẠN |

Phòng PC67 thuộc CSGT, Công an tỉnh Quảng Nam vừa phát hiện, bắt giữ một xe khách chở theo 4 cá thể tê tê và 5 cá thể mang trong tình trạng đông đá được vận chuyển trái phép qua địa bàn.

Nên hay không dùng động vật hoang dã mua vui trong rạp xiếc?

Hữu Long |

Trong thực tế, trước khi Liên minh Châu Á vì động vật (Asia For Animals Coalition - AFA)  có thư gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa Nguyễn Ngọc Thiện kêu gọi cấm dùng động vật hoang dã trong hoạt động biểu diễn thì tại Việt Nam, dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Núp bóng trang trại chăn nuôi, tàng trữ 126 cá thể động vật hoang dã quý hiếm

ĐỖ VẠN |

Núp bóng trang trại chăn nuôi để buôn bán động vật hoang dã, bà Kim Cương đã tàng trữ nhiều cá thể động vật hoang dã gồm: Rắn hổ chúa, rùa, ba ba… hòng bán giá cao để sinh lời.

9 cá thể động vật hoang dã vận chuyển trái phép bị bắt ở Quảng Nam

ĐỖ VẠN |

Phòng PC67 thuộc CSGT, Công an tỉnh Quảng Nam vừa phát hiện, bắt giữ một xe khách chở theo 4 cá thể tê tê và 5 cá thể mang trong tình trạng đông đá được vận chuyển trái phép qua địa bàn.

Nên hay không dùng động vật hoang dã mua vui trong rạp xiếc?

Hữu Long |

Trong thực tế, trước khi Liên minh Châu Á vì động vật (Asia For Animals Coalition - AFA)  có thư gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa Nguyễn Ngọc Thiện kêu gọi cấm dùng động vật hoang dã trong hoạt động biểu diễn thì tại Việt Nam, dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này.