Tận dụng tình thế từ dịch COVID-19 để chuyển đổi số

Thùy Linh - Đặng Chung |

Có thể thấy rõ ràng nhất cơ hội “chuyển đổi số” mạnh mẽ của ngành Y tế và ngành Giáo dục trong thời kỳ dịch COVID-19. Chưa bao giờ việc dạy và học trực tuyến lại được “đặt nặng” như vậy, cũng chưa có lúc nào, quyết tâm của ngành y tế là sử dụng công nghệ thông tin để xóa nhòa khoảng cách giữa các bệnh viện lớn, chuyên gia đầu ngành, giỏi chuyên môn với người bệnh khắp cả nước lại lớn đến như vậy.

Từ giải pháp tình thế thành cơ hội chuyển đổi số trong giáo dục

Việc khám chữa bệnh từ xa, hãy coi như là dấu mốc khởi đầu cho một câu chuyện lớn hơn nhiều, đó là chuyển đổi số trong ngành Y tế, hướng tới quốc gia số - như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói.

Dù sắp về hưu, cô giáo Nguyễn Thị Phương Hoa (Trường Trung học cơ sở Nguyễn An Ninh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) vẫn miệt mài mỗi ngày bên chiếc máy tính từ sáng đến tận khuya để soạn bài, chuẩn bị các tiết dạy online cho học trò. 2 tháng trước, từ chỗ mù mờ về công nghệ, về dạy học trực tuyến, nay cô trở thành một trong những giáo viên dạy online giỏi, sử dụng thành thạo các phần mềm như Kahoot, Wheel of Names để tăng sự tương tác, có nhiều tiết dạy hấp dẫn, nhận được phản hồi rất tốt của học trò và phụ huynh.

Nhưng dịch COVID-19 mang đến những khó khăn và buộc cả ngành giáo dục phải chuyển đổi. Như tất cả các ngành khác, giáo dục cũng có những giải pháp mạnh mẽ, quyết đoán để ứng phó. Dịch bệnh buộc trường học phải tạm đóng cửa, thì thầy và trò chuyển từ dạy học trực tiếp sang dạy online. Đây vừa là giải pháp tình thế, nhưng cũng là cơ hội để chuyển đổi số trong đào tạo. Hình ảnh của cô giáo Hoa, đến trước ngày về hưu vẫn sẵn sàng thay đổi, không ngừng học hỏi để truyền tải kiến thức đến học sinh trong mọi hoàn cảnh, cũng chính là tinh thần của hàng triệu giáo viên trên khắp cả nước trong thời gian qua.

Còn với học trò, những thiếu thốn về công nghệ, hạn chế về đường truyền đã khiến việc học trực tuyến gặp không ít khó khăn. Nhưng nổi lên vẫn là tinh thần vượt khó, nhất là học sinh vùng cao. Nhiều em dựng lán giữa đồi “bắt sóng” để có thể tham dự những tiết học online, sau thời gian dài nghỉ học phòng dịch.

Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, vai trò của đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến để “không thể dừng việc học” được nhìn nhận rõ ràng hơn bao giờ hết. Nếu học sinh, sinh viên được đào tạo về kỹ năng chuyển đổi số và thực hành tốt về công nghệ sẽ đóng góp rất lớn vào sự phát triển của chất lượng nguồn nhân lực và năng lực cạnh tranh quốc gia trong tương lai.

Nhận thức điều này, ngành giáo dục thấy thời gian phải tạm đóng cửa trường học để phòng dịch COVID-19 là thời cơ để chuyển đổi số mạnh mẽ trong giáo dục. Thời gian gần đây, tinh thần chuyển đổi số đã thấm đến từng cán bộ, giáo viên, học sinh. Các buổi họp, buổi học đều được kích hoạt dưới chế độ online.

Theo PGS. TS Nguyễn Thu Thủy - quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT), sau 2 tháng đẩy mạnh dạy học trực tuyến, đến nay đã có khoảng 110/240 cơ sở giáo dục đại học triển khai đào tạo trực tuyến, với các cấp độ  khác nhau. Một số trường gặp khó khăn do chưa kịp chuẩn bị, nhưng đa số cơ sở giáo dục đang dần dịch chuyển từ thế bị động ban đầu sang thế chủ động.

Còn theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Bộ GDĐT sẽ kiên trì với chủ trương tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, không chỉ trong mùa dịch này mà còn phát triển trong thời gian tiếp đó, từ đó biến “nguy” thành “cơ”. Để chuẩn bị dài hơi hơn, thời gian tới Bộ GDĐT sẽ đưa môn Công nghệ thông tin vào chương trình học bắt buộc từ cấp 3, cùng với môn ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh để từ đó tạo nên một thế hệ “công dân toàn cầu”, sẵn sàng để hội nhập quốc tế.

Sẽ kết nối 14.000 cơ sở y tế bằng công nghệ thông tin

Từ nhiều năm nay, ngành Y tế đã triển khai hệ thống Telemedicine, một số hoạt động khám bệnh từ xa, hội chẩn từ xa, phẫu thuật từ xa, bệnh án điện tử... Hướng dẫn khung kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động y tế từ xa thuộc phạm vi Đề án Bệnh viện vệ tinh cũng đã có từ 2015. Tuy nhiên, khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, thực tiễn đòi hỏi các bệnh viện phải có thêm kênh khám bệnh từ xa nhiều hơn nữa, phổ cập hơn nữa, giúp tư vấn khám chữa bệnh, giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế nhanh chóng, thuận lợi, ít tốn kém và an toàn, nhất là không cần phải đến bệnh viện khi không cần thiết, giúp giảm tải cho bệnh viện, tránh lây bệnh.

Các bệnh viện tuyến trên ưu tiên đặc biệt bệnh nhân bệnh nặng, cấp cứu, hạn chế chuyển tuyến tối đa, hạn chế các trường hợp khám chữa bệnh thông thường, tăng cường khám bệnh theo hình thức trực tuyến qua điện thoại, viễn thông, để giảm lượt người khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Ứng dụng thông tin trong lĩnh vực y tế đã có những đóng góp to lớn trong công tác phòng chống dịch bệnh như việc xác định nghi nhiễm, nguy cơ, kê khai thông tin dịch tễ...

Về vấn đề này, GS. TS Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế cho biết: Trong khám chữa bệnh, việc tư vấn hỗ trợ khám chữa bệnh trên nền tảng công nghệ thông tin giải quyết được rất nhiều việc như người bệnh ở nhà vẫn có thể được chăm sóc y tế, tuyến dưới được tiếp nhận tư vấn từ tuyến trên, do vậy, việc phát triển các nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa hết sức có ý nghĩa.

“Đơn cử như trong dịch bệnh COVID-19, ngành Y tế đã áp dụng nhiều giải pháp công nghệ thông tin, triển khai các hoạt động khám chữa bệnh từ xa. Tại Bộ Y tế, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã thành lập Trung tâm Quản lý điều hành hỗ trợ chuyên môn, hỗ trợ chẩn đoán, điều trị người bệnh COVID-19. Trung tâm này thường xuyên tổ chức hội chẩn trực tuyến, mời các giáo sư đầu ngành trong cả nước cùng hội chẩn các ca bệnh nặng bằng các phương pháp điều trị tối ưu cho người bệnh, cùng chia sẻ kinh nghiệm điều trị và chăm sóc người bệnh” - Giáo sư Nguyễn Thanh Long phân tích.

Ông cho biết, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp tập hợp được đội ngũ chuyên gia đầu ngành, các bệnh viện xích lại gần nhau hơn, gần như không có khoảng cách giữa trong Nam ngoài Bắc, giữa tuyến trên với tuyến dưới.  Trung tâm này được thành lập đã đánh dấu sự phát triển trong hệ thống khám chữa bệnh trong xu hướng hội nhập, áp dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong điều trị các bệnh, đặc biệt là dịch bệnh nguy hiểm như COVID-19.

Chính nhờ những cuộc hội chẩn, hỗ trợ chuyên môn tích cực, ngay bệnh nhân nằm tuyến huyện cũng được tham gia điều trị bởi các giáo sư đầu ngành...

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, các nền tảng khám chữa bệnh từ xa sẽ giúp người dân sẽ không phải đến cơ sở y tế mà vẫn nhận được các tư vấn về khám bệnh chữa bệnh, được chăm sóc y tế tại nhà... “Chúng ta hãy cùng coi đây là dấu mốc khởi đầu cho một câu chuyện lớn hơn nhiều, đó là chuyển đổi số trong ngành y tế, hướng tới quốc gia số”, Thủ tướng nói.

Khẩn trương hoàn thiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ TTTT, Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, xây dựng và từng bước hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên công nghệ số, ứng dụng công nghệ số toàn diện tại các cơ sở khám chữa bệnh. Thủ tướng yêu cầu Bộ TTTT, Văn phòng Chính phủ khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia để ký ban hành trong tháng 4.2020. Đây là vấn đề quan trọng để Việt Nam đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong mọi mặt xã hội. T.Linh

Thùy Linh - Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Phần mềm AIC - Học trực tuyến: Thêm sự lựa chọn cho ngành giáo dục

Linh Chi |

Việc dạy và học trực tuyến đang là vấn đề cấp bách, thời sự được ngành giáo dục và phụ huynh, học sinh cả nước đặc biệt quan tâm trong những ngày giãn cách xã hội để phòng, phòng chống dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Dạy học trực tuyến: Hiệu quả chưa cao, khó đủ bề

Đặng Chung |

Không thể phủ nhận việc dạy và học trực tuyến đang là lựa chọn tối ưu với ngành giáo dục trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Nhưng sau một thời gian triển khai, nhiều hạn chế, bất cập của phương thức dạy học này đã dần bộc lộ. Những nỗ lực của thầy và trò là chưa đủ để có được giờ học online chất lượng và thực sự hiệu quả.

Nâng cấp các biện pháp phòng, chống dịch tại bệnh viện, cơ sở y tế: Khám bệnh online, bảo đảm an ninh y tế

minh bằng |

Đến trưa 7.11, Bệnh viện phụ sản Hà Nội đã ra thông cáo báo chí cho biết: Tất cả nhân viên y tế và bệnh nhân tiếp xúc gần với bệnh nhân số 243 đã có kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính với virus SARS-CoV-2. Thông tin ban đầu mang lại cái “thở phào”, bởi các bệnh viện đang là “tiền đồn” chống dịch COVID-19. Bộ Y tế cũng vừa ra công điện yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh, các bệnh viện nâng cấp các biện pháp phòng chống dịch.

Đắk Lắk: Gần 30 vạn học sinh sử dụng phần mềm học trực tuyến

B.T |

Đến thời điểm này đã có gần 30 vạn học sinh các cấp ở Đắk Lắk tiếp cận phần mềm học trực tuyến để ôn tập, nắm bài vở trong kỳ nghỉ dịch COVID-19. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh này, con số trên chắn chắn sẽ còn tăng lên trong thời gian đến...

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Phần mềm AIC - Học trực tuyến: Thêm sự lựa chọn cho ngành giáo dục

Linh Chi |

Việc dạy và học trực tuyến đang là vấn đề cấp bách, thời sự được ngành giáo dục và phụ huynh, học sinh cả nước đặc biệt quan tâm trong những ngày giãn cách xã hội để phòng, phòng chống dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Dạy học trực tuyến: Hiệu quả chưa cao, khó đủ bề

Đặng Chung |

Không thể phủ nhận việc dạy và học trực tuyến đang là lựa chọn tối ưu với ngành giáo dục trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Nhưng sau một thời gian triển khai, nhiều hạn chế, bất cập của phương thức dạy học này đã dần bộc lộ. Những nỗ lực của thầy và trò là chưa đủ để có được giờ học online chất lượng và thực sự hiệu quả.

Nâng cấp các biện pháp phòng, chống dịch tại bệnh viện, cơ sở y tế: Khám bệnh online, bảo đảm an ninh y tế

minh bằng |

Đến trưa 7.11, Bệnh viện phụ sản Hà Nội đã ra thông cáo báo chí cho biết: Tất cả nhân viên y tế và bệnh nhân tiếp xúc gần với bệnh nhân số 243 đã có kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính với virus SARS-CoV-2. Thông tin ban đầu mang lại cái “thở phào”, bởi các bệnh viện đang là “tiền đồn” chống dịch COVID-19. Bộ Y tế cũng vừa ra công điện yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh, các bệnh viện nâng cấp các biện pháp phòng chống dịch.

Đắk Lắk: Gần 30 vạn học sinh sử dụng phần mềm học trực tuyến

B.T |

Đến thời điểm này đã có gần 30 vạn học sinh các cấp ở Đắk Lắk tiếp cận phần mềm học trực tuyến để ôn tập, nắm bài vở trong kỳ nghỉ dịch COVID-19. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh này, con số trên chắn chắn sẽ còn tăng lên trong thời gian đến...