Tại sao ngày Tết cổ truyền còn được gọi là xuân Di Lặc?

Huân Cao - Nam Hiệp |

Ngày Tết cổ truyền của dân tộc còn được gọi là Xuân Di Lặc. Vậy tại sao mùa xuân trong đạo Phật được gọi là Xuân Di Lặc và Xuân Di Lặc có mặt tại Việt Nam từ khi nào?

Tết cổ truyền còn được gọi là Xuân Di Lặc

Sáng 1 tết các chùa đều cúng đầu năm và đón Xuân Di Lặc. Ảnh: Huân Cao
Sáng 1 Tết, các chùa đều cúng đầu năm và đón Xuân Di Lặc. Ảnh: Huân Cao

Trao đổi với PV Báo Lao Động, Thượng tọa Thích Nhật Từ - Phó Trưởng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) cho biết, Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam còn được gọi là Xuân Di Lặc là một tiếp bước văn hóa giữa văn hóa Ấn Độ, văn hóa Trung Quốc và văn hóa Việt Nam.

Theo thượng tọa Thích Nhật Từ, đức phật Di Lặc là một vị Phật đạt được giác ngộ hoàn toàn, giảng dạy Phật Pháp, giáo hóa chúng sinh và chứng ngộ thành Phật. Tượng hình của Phật Di Lặc tại Ấn Độ là một thân tướng nam vạm vỡ hình chữ V, nhưng khi Phật giáo du nhập sang Trung Quốc thì thuyết Trung Hoa xem hòa thượng Bố Đại là thiền sư, sinh ra vào thế kỉ X là hóa thân của đức phật Di Lặc.

"Hòa thượng Bố Đại sinh vào ngày mùng 1 Tết Âm lịch, cho nên từ thế kỉ XI trở đi, sau khi hòa thượng Bố Đại qua đời người ta mới dùng hình tượng của hòa thượng với tướng rất từ bi, bụng rất to, gương mặt rất hoan hỉ, thường vác trên vai của mình là một bao bố trong đó có nhiều quà, tiền để tặng cho người nghèo, nhất là trẻ em. Thông qua tiếp bước văn hóa giữa Ấn Độ và Trung Hoa, thì Phật giáo Việt Nam đã tiếp thu và ngày xuân Âm lịch tại Việt Nam người ta gọi là Xuân Di Lặc".

Thượng tọa Thích Nhật Từ chia sẻ thêm thông tin, tại Nhật Bản bắt đầu từ thế kỉ XIII, XIV, người ta gọi Hòa thượng Bố Đại là “khắc phúc thần”. Có nghĩa là một vị thần linh mang lại 7 phúc báo cho con người, đồng thời tượng hình hòa thượng Bố Đại như là hóa thân của Đức phật Di Lặc giống như là một ông địa, một ông thần tài để mang lại tài lộc, phước báo cho mọi người trong dịp đầu xuân. Truyền thống này trở thành biểu tượng của ban tài lộc, ban phúc báo trong dịp đầu năm cho những người đi chùa và cho tất cả người dân trên quả địa cầu này.

Người Việt Nam gọi xuân Di Lặc từ khi nào?

Thượng tọa Thích Nhật Từ - Phó Trưởng Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN. Ảnh: Huân Cao

Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, vì hòa thượng Bố Đại sinh vào thế kỉ thứ X, có một số giả thuyết ngày Xuân Di Lặc ngày mùng 1 Tết bắt đầu từ thế kỉ XI trở đi, một số giả thuyết khác bắt đầu từ thế kỉ XIII, XIV lấy ngày sinh của hòa thượng Bố Đại để làm ngày xuân của phật Di Lặc vào ngày mùng 1 Tết.

"Từ những giả thuyết trên, xuân Di Lặc tại Việt Nam đã trải qua ít nhất là 7 đến 10 thế kỷ. Mừng xuân Di Lặc đã trở nên quen thuộc ở các ngôi chùa Bắc tông của Trung Quốc, sau đó ảnh hưởng đến Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên,... Dù cho xuất xứ của ngày Xuân Di Lặc vẫn còn tranh luận và thời điểm chính xác là thế kỷ nào vẫn chưa thống nhất, tuy nhiên ý nghĩa, biểu tượng của mùa xuân Di Lặc là mua lại hết tất cả nỗi khổ, niềm đau, lo lắng, căng thẳng, bất an, sợ hãi của năm cũ vẫn luôn hiện hữu mỗi khi xuân về" - Thượng tọa Thích Nhật Từ nói.

Thượng tọa Nhật Từ cũng chia sẻ thêm thông tin, thế giới của chúng ta gồm hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam đang phải đối diện trước khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra. Cầu mong sao vaccine không chỉ được phổ biến ở một số nước tiên tiến như Hoa Kì, vương quốc Anh mà hy vọng trong vòng mấy tháng tới có thể phổ cập ở những quốc gia còn lại để chúng ta khép lại khủng hoảng về kinh tế xã hội, văn hóa, dân sự, pháp lý, giáo dục, tôn giáo... do đại dịch gây nên.

Phật Di Lặc mang đến niềm vui và hy vọng cho mọi người trong năm mới. Ảnh: PG

"Niềm vui qua biểu tượng của phật Di Lặc cười thoải mái, cười trong trái tim cười ra, cười từ sự quảng đại bao dung, cười từ rộng lượng tha thứ,... chúng ta nên học những phẩm chất cao quý đó để trải nghiệm niềm vui, hạnh phúc và nụ cười trong năm mới 2021. Tôi cũng mong mọi người hãy xem 12 tháng của năm 2020 là cả 1 năm nhuần, thay vì năm nhuần có 1 tháng để quên đi cái khó khăn đã qua, đồng thời hướng tới tương lai với niềm tin mới, hy vọng mới và nụ cười mới để tạo dựng cho chúng ta một cuộc sống an lành mới" - Thượng tọa Nhật Từ chia sẻ.

Huân Cao - Nam Hiệp
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia chỉ ra những điểm đặc biệt của thời tiết Tết Nguyên đán 2021

Thảo Anh - Phương Anh |

"Điểm đặc biệt là thời tiết Tết Nguyên đán năm nay dự báo sẽ ấm hơn so với trung bình nhiều năm. Nhiệt độ sẽ cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1 độ C. Trạng thái chủ yếu ở miền Bắc là sáng sớm sương mù, mưa phùn, trưa chiều nắng lên" - ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định.

“Tết yêu thương” cho người lao động Khu Kinh tế Bình Định

Xuân Nhàn |

Ngày 31.1, tại buổi gặp mặt “Tết sum vầy – Kết nối yêu thương”, Công đoàn Khu Kinh tế Bình Định đã trao 120 suất quà, trị giá 123 triệu đồng cho người lao động, đoàn viên công đoàn gặp nghịch cảnh, tai ương.

Siêu thị lên kịch bản chuẩn bị hàng Tết khi dịch COVID-19 bùng phát

Cường Ngô |

Nhiều siêu thị đã lên kịch bản cung ứng hàng Tết khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại. Các siêu thị đều khẳng định vẫn đủ hàng, giá ổn định để phục vụ người dân.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Chuyên gia chỉ ra những điểm đặc biệt của thời tiết Tết Nguyên đán 2021

Thảo Anh - Phương Anh |

"Điểm đặc biệt là thời tiết Tết Nguyên đán năm nay dự báo sẽ ấm hơn so với trung bình nhiều năm. Nhiệt độ sẽ cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1 độ C. Trạng thái chủ yếu ở miền Bắc là sáng sớm sương mù, mưa phùn, trưa chiều nắng lên" - ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định.

“Tết yêu thương” cho người lao động Khu Kinh tế Bình Định

Xuân Nhàn |

Ngày 31.1, tại buổi gặp mặt “Tết sum vầy – Kết nối yêu thương”, Công đoàn Khu Kinh tế Bình Định đã trao 120 suất quà, trị giá 123 triệu đồng cho người lao động, đoàn viên công đoàn gặp nghịch cảnh, tai ương.

Siêu thị lên kịch bản chuẩn bị hàng Tết khi dịch COVID-19 bùng phát

Cường Ngô |

Nhiều siêu thị đã lên kịch bản cung ứng hàng Tết khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại. Các siêu thị đều khẳng định vẫn đủ hàng, giá ổn định để phục vụ người dân.