Tách khoản phụ cấp để né đóng bảo hiểm xã hội

LƯƠNG HẠNH |

Hiện nay, tại một số doanh nghiệp vẫn còn tình trạng tách các khoản phụ cấp, các khoản bổ sung khác ra nhằm mục tiêu “né” để không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động. Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ LĐTBXH Nguyễn Duy Cường đưa ra nhận định này trong cuộc họp báo thông tin về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. 

Theo Bộ LĐTBXH, hiện nay, bình quân tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là khoảng 5,7 triệu đồng, nên tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tăng chủ yếu do điều chỉnh lương tối thiểu.

So với Luật BHXH hiện hành, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) có một số nội dung thay đổi, trong đó dự thảo đưa ra hai phương án quy định về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.

Phương án 1, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là lương tháng bao gồm lương và phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

Phương án 2, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng, bao gồm lương và phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.

Ông Nguyễn Duy Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ LĐTBXH - cho biết: Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại phương án 2 sẽ bao gồm thêm cả các khoản phụ cấp lương, bổ sung khác gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, nhận định tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trong khu vực doanh nghiệp vừa qua đã được cải thiện từng bước, dần tiếp cận gần hơn với thu nhập thực tế của người lao động.

Tuy nhiên, theo ông Cường thực tế, ở một số doanh nghiệp vẫn còn tình trạng tách các khoản phụ cấp, các khoản bổ sung khác ra nhằm mục tiêu “né”, để không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động. Điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, liên quan đến chế độ hưu trí. Mức đóng bảo hiểm xã hội thấp ảnh hưởng đến lương hưu của mỗi người khi về già.

Số liệu từ cơ quan bảo hiểm xã hội cho thấy, tiền lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội của cả hệ thống năm 2022 là 5,73 triệu đồng. Trong đó, khu vực FDI có mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cao hơn trung bình. Nền đóng thấp nhất rơi vào khối doanh nghiệp tư nhân.

Nghị quyết số 28 của Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội xác định, đảm bảo tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khu vực doanh nghiệp ít nhất bằng 70% tiền lương và các khoản thu nhập có tính chất lượng.

Giải đáp băn khoăn có thể quy định “cứng” các khoản phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác hay không, ông Cường cho hay: “Đã có một doanh nghiệp gửi lên Bộ LĐTBXH một danh sách đâu đó khoảng 100 các khoản chi trả với người lao động. Như vậy, không quy định “cứng” các khoản thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được”.

Ông Cường phân tích, doanh nghiệp xây dựng nhiều khoản phụ cấp lương và các khoản chi bổ sung khác. Mỗi một doanh nghiệp có quy định khác nhau nên khó có thể đưa ra danh mục cứng các khoản lương, phụ cấp. Chỉ có khu vực Nhà nước có thể quy định được vì đã có hệ thống thang bảng lương cụ thể để “áp”.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) tiếp tục nhận được sự quan tâm của dư luận. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi được lấy ý kiến đến tháng 4.2023, dự kiến hoàn thiện, đưa ra Chính phủ vào tháng 6, trình Quốc hội thảo luận cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp Quốc hội tháng 10.2023, thông qua tại kỳ họp tháng 5.2024 và có hiệu lực từ 1.1.2025.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Lương hơn 6 triệu đồng/tháng, rút bảo hiểm xã hội 1 lần được bao nhiêu?

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Từ  tháng 4.2016 đến tháng 10.2021, tôi tham gia bảo hiểm xã hội với mức tiền lương tháng là 6.300.000 đồng. Sau đó, tôi nghỉ việc không tham gia bảo hiểm xã hội. Vậy tôi rút bảo hiểm xã hội thì được bao nhiêu tiền?

Bản tin công đoàn: Lựa chọn của công nhân khi phải rút bảo hiểm xã hội

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Mất việc, công nhân ở TPHCM bươn chải đủ nghề để kiếm sống; Công ty Haprosimex đã bị khởi kiện ra toà vì nợ bảo hiểm xã hội của người lao động; Lựa chọn của công nhân khi phải rút bảo hiểm xã hội một lần...

Đi làm đứt quãng, cách tính rút bảo hiểm xã hội thế nào?

Phương Minh |

Công ty Luật TNHH YouMe đã trả lời bạn đọc liên quan đến cách tính rút bảo hiểm xã hội 1 lần khi làm việc đứt quãng.

Công nhân lao động nói về đề xuất rút bảo hiểm xã hội một lần

Bảo Hân - Lương Hạnh |

Khảo sát của phóng viên Báo Lao Động cho thấy, nhiều công nhân Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) muốn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội để sau này khi về già, họ có lương hưu đảm bảo cuộc sống. Tuy nhiên, nếu buộc phải rút bảo hiểm xã hội một lần, nhiều công nhân cho biết họ muốn được rút 100% chứ không lựa chọn phương án chỉ được rút không quá 50% tổng thời gian đóng quỹ hưu trí và tử tuất.

Về lâu dài, nên để người lao động rút 50% bảo hiểm xã hội 1 lần

Minh Hương |

Bàn về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần, trao đổi với PV Lao Động ngày 15.3, TS Bùi Sỹ Lợi – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội (nay là Ủy ban Xã hội) cho rằng - về mặt lâu dài, nên áp dụng phương án chỉ được rút 50% bảo hiểm xã hội 1 lần theo lộ trình.

Đà Nẵng: Gia đình nạn nhân vụ trực thăng rơi đợi tin tức người thân

THÙY TRANG - VĂN TRỰC |

Đà Nẵng - Sáng 6.4, nhiều người thân tại Đà Nẵng của các nạn nhân trong vụ trực thăng rơi khi bay ngắm vịnh Hạ Long đứng ngồi không yên, ngóng chờ từng tin tức.

Nắng nóng gay gắt vẫn tiếp diễn một số khu vực, có nơi trên 37 độ C

AN AN |

Ngày 6.4, khu vực Trung Trung Bộ vẫn tiếp diễn nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 - 37 độ C, có nơi trên 37 độ C.

Nhân viên y tế Hòa Bình bức xúc vì không được nhận tiền hỗ trợ chống dịch COVID-19

Khánh Linh |

Hòa Bình - Nhiều cán bộ, nhân viên y tế bức xúc khi không nhận được tiền hỗ trợ chống dịch COVID-19 trong thời gian làm việc tại Bệnh viện dã chiến.

Lương hơn 6 triệu đồng/tháng, rút bảo hiểm xã hội 1 lần được bao nhiêu?

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Từ  tháng 4.2016 đến tháng 10.2021, tôi tham gia bảo hiểm xã hội với mức tiền lương tháng là 6.300.000 đồng. Sau đó, tôi nghỉ việc không tham gia bảo hiểm xã hội. Vậy tôi rút bảo hiểm xã hội thì được bao nhiêu tiền?

Bản tin công đoàn: Lựa chọn của công nhân khi phải rút bảo hiểm xã hội

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Mất việc, công nhân ở TPHCM bươn chải đủ nghề để kiếm sống; Công ty Haprosimex đã bị khởi kiện ra toà vì nợ bảo hiểm xã hội của người lao động; Lựa chọn của công nhân khi phải rút bảo hiểm xã hội một lần...

Đi làm đứt quãng, cách tính rút bảo hiểm xã hội thế nào?

Phương Minh |

Công ty Luật TNHH YouMe đã trả lời bạn đọc liên quan đến cách tính rút bảo hiểm xã hội 1 lần khi làm việc đứt quãng.

Công nhân lao động nói về đề xuất rút bảo hiểm xã hội một lần

Bảo Hân - Lương Hạnh |

Khảo sát của phóng viên Báo Lao Động cho thấy, nhiều công nhân Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) muốn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội để sau này khi về già, họ có lương hưu đảm bảo cuộc sống. Tuy nhiên, nếu buộc phải rút bảo hiểm xã hội một lần, nhiều công nhân cho biết họ muốn được rút 100% chứ không lựa chọn phương án chỉ được rút không quá 50% tổng thời gian đóng quỹ hưu trí và tử tuất.

Về lâu dài, nên để người lao động rút 50% bảo hiểm xã hội 1 lần

Minh Hương |

Bàn về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần, trao đổi với PV Lao Động ngày 15.3, TS Bùi Sỹ Lợi – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội (nay là Ủy ban Xã hội) cho rằng - về mặt lâu dài, nên áp dụng phương án chỉ được rút 50% bảo hiểm xã hội 1 lần theo lộ trình.