Tách đôi Trung du miền núi phía Bắc là tiến bộ?

Thành Trung |

Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá về đề xuất tách Trung du miền núi phía Bắc thành 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

Cách phân vùng cũ bộc lộ nhiều hạn chế

Trao đổi với Lao Động sáng 15.1, TS Lê Xuân Sang – Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) đánh giá, cách phân tách vùng theo đề xuất mới của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là tiến bộ trên phương diện quản lý nhà nước và các cực kinh tế, quy mô của thị trường, liên thông thị trường trong nước, đặc biệt với Trung Quốc thông qua các cửa khẩu, các khu kinh tế cửa khẩu. Từ đó tạo tác động lan tỏa tốt hơnnội vùng và liên vùng và quốc tế (với Trung Quốc và Lào).

TS Lê Xuân Sang - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. Ảnh: Thành Trung
TS Lê Xuân Sang - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. Ảnh: Thành Trung

Theo TS Sang, cách phân chia vùng trước kia bộc lộ nhiều hạn chế, một số vùng quá dài, quá nhiều tỉnh, ví dụ như vùng Trung du miền núi phía Bắc có tới tận 14 tỉnh bao gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.

“Việc phân chia theo cách cũ khiến vùng Trung du miền núi phía Bắc có tới 14 tỉnh, bằng 1/3 diện tích cả nước. Trong khi đó, 14 tỉnh này có địa hình bị chia cắt, giao thông khó khăn, là nguyên nhân khó kích thích tăng trưởng nội vùng, liên kết vùng và đặc biệt là việc quản lý, hỗ trợ về kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và mạng lưới khác”, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định.

Đông Bắc và Tây Bắc - hai đối trọng gần tương đương

Theo đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn từ 2021-2030 sẽ tách 14 tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc thành 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

Đông Bắc sẽ có 7 tỉnh gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang.

Tây Bắc có 7 tỉnh gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.

Với đề xuất tách đôi thành 2 vùng như trên, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá, cả 2 vùng Đông và Tây Bắc đều có các tỉnh có biên giới với Trung Quốc, hàm nghĩa là kết nối tốt hành lang kinh tế, thúc đẩy nội thương, ngoại thương và luồng lao động qua biên giới.

“Ngoài ra, các tỉnh gần Hà Nội của cả 2 vùng này có quy mô gần tương đương nhau. Phía Tây Bắc có Phú Thọ, Đông Bắc có Thái Nguyên. Tuy nhiên, nếu đánh giá về quy mô phát triển kinh tếvà tiềm lực thì khu vực Đông Bắc có nhỉnh hơn một chút”, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh. Mỗi vùng lại có tỉnh biên giới, đồng bằng, tỉnh phát triển hơn, gần Hà Nội để tạo sức hút từ cực tăng trưởng quan trọng này.

Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết thêm, việc tách Trung du miền núi phía Bắc thành 2 vùng Đông và Tây Bắc còn giúp tăng lợi thế kinh tế vĩ mô, tăng tính lan toả nội vùng và việc phân tách này giúp các tỉnh của 2 vùng gắn với trục và trung tâm tăng trưởng như Hà Nội và Đồng bằng sông Hồng, xuyên biên giới là Trung Quốc, Lào. Từ đó, giúp trao đổi thương mại, đầu tư và lao động tốt hơn.

Thành Trung
TIN LIÊN QUAN

Lạng Sơn cần đẩy nhanh xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng

Đức Thành |

Ngày 14.1, đoàn công tác Ban Kinh tế Trung ương do đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương dẫn đầu đã có buổi làm việc tại Tỉnh ủy Lạng Sơn.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019: Củng cố nền tảng tăng trưởng bền vững

Đức Thành |

Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 3 sẽ diễn ra trong hai ngày 16 – 17.01. Đây là lần tổ chức có quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Diễn đàn không chỉ thu hút, hội tụ trí tuệ của các chuyên gia, học giả trong nước mà còn quy tụ được các chuyên gia nổi tiếng thế giới tới cùng trao đổi, giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề kinh tế.

Nội tại kinh tế Việt Nam còn nhiều "điểm nghẽn"

THUỲ TRANG |

Sáng 12.1, Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã họp phiên họp Quý I năm 2019, nhiều thành viên của hội đồng đã nêu ra nhận đinh, nội tại kinh tế Việt Nam còn nhiều "điểm nghẽn" cần phải khắc phục ngay trong thời gian tới.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Lạng Sơn cần đẩy nhanh xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng

Đức Thành |

Ngày 14.1, đoàn công tác Ban Kinh tế Trung ương do đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương dẫn đầu đã có buổi làm việc tại Tỉnh ủy Lạng Sơn.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019: Củng cố nền tảng tăng trưởng bền vững

Đức Thành |

Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 3 sẽ diễn ra trong hai ngày 16 – 17.01. Đây là lần tổ chức có quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Diễn đàn không chỉ thu hút, hội tụ trí tuệ của các chuyên gia, học giả trong nước mà còn quy tụ được các chuyên gia nổi tiếng thế giới tới cùng trao đổi, giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề kinh tế.

Nội tại kinh tế Việt Nam còn nhiều "điểm nghẽn"

THUỲ TRANG |

Sáng 12.1, Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã họp phiên họp Quý I năm 2019, nhiều thành viên của hội đồng đã nêu ra nhận đinh, nội tại kinh tế Việt Nam còn nhiều "điểm nghẽn" cần phải khắc phục ngay trong thời gian tới.