Tác nghiệp nơi mảnh đất cuối trời Nam

Nhật hồ |

Năm 2007, tôi chính thức về Báo Lao Động tại Văn phòng ĐBSCL. Sau khi nhận nhiệm vụ, được phân công thường trú các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau – 3 tỉnh mà các anh em nói vui là tận cùng Tổ quốc cuối trời Nam.

Nhà báo hả, sao không nói!

Hồi ấy đường từ Cần Thơ về đến Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau còn lắm khó khăn nên lãnh đạo văn phòng ưu ái cho tôi ở quê nhà tỉnh Bạc Liêu. Do Bạc Liêu nằm giữa Sóc Trăng và Cà Mau, có thông tin gì chạy qua cho tiện. Nói vậy chứ, đường về các huyện, thị trong 3 tỉnh này vẫn còn khó khăn trăm bề. Mỗi lần đi công tác mất ít nhất 3 ngày mới về đến nhà.

Năm 2008 giữa cơn sốt phá đập ngăn mặn để nuôi tôm, lên bờ bao các cù lao để nuôi cá phát triển rầm rộ. Hồi ấy chưa có chủ trương cho chuyển đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm, nên người dân nuôi tôm được cho là phạm pháp. Tôi về xã An Phúc huyện Giá Rai (nay là huyện Đông Hải) nơi được xem là “chảo lửa” của việc chống lại trồng lúa nuôi tôm. Phó chủ tịch UBND xã lái vỏ lãi theo yêu cầu của tôi. Bước lên bờ, thấy tôi ăn mặc chỉnh tề, bỏ áo vào quần không ai trả lời. Họ nhầm cán bộ huyện xuống điều tra không cho hộ nuôi tôm. Khuôn mặt ai cùng dữ dằn, hầm hầm như vừa mới “mất sổ gạo”. Tôi hỏi đủ điều, dĩ nhiên là ai cũng lắc đầu. Thấy vậy tôi buộc phải xưng là nhà báo. Lúc này một người dân mới thở phào: “Là nhà báo sao không nói sớm cha nội, nãy giờ sợ gần chết”.

Miền Tây mưa nắng thất thường, sạt lở đê biển, đê sông thường xuyên. Có nơi, đang ngủ đất lở ầm ầm, tỉnh dậy chỉ biết bơi vào bờ. Kè Gành Hào cũng vậy, những con sóng lớn kéo theo nước làm ngập gần như cả thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Lao Động là tờ báo đầu tiên phản ánh việc này. Hai ngày sau, đồng nghiệp ở Đài Truyền hình Việt Nam mê cảnh sóng đánh quá, cặm cụi quay phim nào ngờ con sóng lớn ập vào làm hư máy quay phim.

Năm 2015, tôi cùng Hoàng Văn Minh, phóng viên Báo Lao Động đến Mũi Cà Mau tìm hiểu về nghề hầm than lậu. Anh xe ôm không dám chở anh em tôi đến “hang ổ” của nghề hầm than. Chỉ dám đứng xa chỉ một cái rồi quay đầu xe vọt mất. Vào nhà của ông Nguyễn Văn Tèo, cả 5 anh em Tèo ai cũng to, khỏe vây quanh tôi với Hoàng Văn Minh. Họ tưởng chúng tôi là cán bộ xuống bắt bỏ tù hộ vì cái tội đốn vài cây đước hầm than để nấu ăn. Khi nghe tôi trình bày, một anh “bậm trợn” nhất nhà phán: “Nhà báo sao không nói sớm. Mà các anh phản ánh cho đúng là được hà”. Rồi chính anh kêu người nhà bẻ cổ con gà đãi tôi với Hoàng Văn Minh nhậu. Sau chuyến đi này trên Báo Lao Động có loạt bài 4 kỳ về nghề hầm than nơi cuối đất!

“Thổ địa”cũng... run!

Đất Mũi là mảnh đất tận cùng của tổ quốc, nơi có cột mốc tọa độ Quốc gia trên đất liền, chính vì vậy hầu hết đều muốn một lần đến mảnh đất này để “ghi dấu chân” mình trên mảnh đất hình chữ S. Đường về Đất Mũi cách đây 15 năm không như bây giờ. Muốn đến Đất Mũi phải đi xe từ Cà Mau đến huyện Năm Căn hơn 60km, sau đó đi cao tốc hoặc cano.

Lịch trình đi, về như vậy xem như là rất bình thường. Dù vậy đối với mấy anh... nhà báo thì khác. Đi xe máy, không theo lịch trình này. Con đường bộ từ Đất Mũi về Năm Căn hồi ấy vô cùng khó khăn, muốn đến Cà Mau phải qua con sông Cửa Lớn, hay còn gọi là sông Năm Căn hơn 3km. Không thể ở lại phía bên kia sông, chúng tôi thuê đò để qua sông. Anh chủ đò nhìn dò xét, sau khi chúng tôi trả 300.000 đồng cho một chuyến qua sông 2 người, 1 xe máy anh gật đầu.

Trời chạng vạng tối, nước lên, sóng cũng lên theo. Con sóng ập vào xuồng, anh tài công vừa chạy vừa tát, mà nước cứ tràn. Tôi ngó lên đầu mũi tàu chỉ thấy một màu nước trắng xóa. Bụng nghỉ thầm chuyến này chắc khó thoát cảnh chìm xuồng. Nhờ trời chiếc xuồng cũng cập được mé bờ khi lé đé nước. Lúc này tôi quan sát thấy anh tài công run cầm cập, lắc đầu nói nhỏ: “Hú hồn, may mà chạy được vào bờ chứ chút nước lớn không biết sao nữa”.

Mấy năm gần đây, giao thông thuận lợi vì vậy phóng viên thường trú tác nghiệp tại vùng đất này đi lại cũng thuận lợi hơn rất nhiều. Những câu chuyện vui thời khó khăn, có lẽ, giờ chỉ còn trong ký ức.

Nhật hồ
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.