Sụp lún, sạt lở đất tại Cà Mau: Loay hoay tìm giải pháp

NHẬT HỒ |

Tình trạng sạt lở đất khiến giao thông đường bộ chia cắt ngay mùa khô hạn là hiện tượng rất lạ tại Cà Mau. Bước vào mùa mưa, đường tiếp tục lở, đê biển cũng trôi ra biển. Hàng loạt những cuộc khảo sát thực tế được triển khai nhưng tới nay vẫn chưa có giải pháp khắc phục.

Sạt lở không còn theo mùa

Từ đầu mùa khô 2019-2020 đến nay, toàn tỉnh Cà Mau đã xảy ra hơn 1.160 vị trí sụp, lún, tổng chiều dài hơn 25,2km. Phần lớn các vụ sụp, lún tập trung trên địa bàn các xã vùng ngọt hóa của huyện Trần Văn Thời. Trong số đó, có một số công trình giao thông lớn, như tuyến Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc (giai đoạn 1); tuyến đường trên đê biển Tây, đoạn từ Kênh Mới đến Đá Bạc và một số tuyến đường huyết mạch về các xã Trần Hợi, Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc…

Tuyến đê biển Cà Mau cũng bị sạt lở nghiêm trọng (ảnh Nhật Hồ)
Tuyến đê biển Cà Mau cũng bị sụp lún và sạt lở nghiêm trọng. Ảnh Nhật Hồ.

Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi tỉnh Cà Mau, Nguyễn Long Hoai đánh giá và cho biết, vào cao điểm khô hạn giữa tháng 5 vừa qua, hệ thống các kênh trục vùng ngọt của tỉnh Cà Mau chỉ còn khoảng 0,5m nước, trong khi các tuyến kênh cấp 1, cấp 2, cấp 3 và kênh nội đồng thì khô cạn hoàn toàn.

Kênh rạch khô cạn được cho là “thủ phạm” chính gây nên tình trạng sụp, lún làm hư hỏng đường sá vùng ngọt tỉnh Cà Mau. Căn cứ để Cà Mau đưa ra nhận định này là kênh rạch các địa phương vùng mặn của tỉnh hiện đang đầy nước thì không xảy ra tình trạng sụp, lún. Gần đây, khi cống ngăn mặn Trùm Thuật Nam (xã Khánh Hải) bị rò rỉ, nước mặn xâm nhập vào bên trong khiến kênh thủy lợi “no nước” nên sụp, lún không tái diễn.

Đường giao thông nông thôn bị chia chắt do sạt lở (ảnh Nhật Hồ)
Đường giao thông nông thôn bị chia chắt do sụp lún và sạt lở đất. Ảnh Nhật Hồ.

Chủ tịch UBND xã Trần Hợi Ngô Văn Trường nhận định: “Thủ phạm” gây sụp, lún, chính là khô hạn. Vùng ngọt huyện Trần Văn Thời đã có rất nhiều trường hợp tương tự như vậy”.

Ông Lê Phong, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời cho biết, từ cuối tháng 2.2020 đến nay, tuyến Co Xáng - Cơi Năm - Đá Bạc đã xảy ra hơn 10 vụ sụp, lún, tổng chiều dài sụp, lún hơn 400m. Ngoài xã Trần Hợi, thì Khánh Bình Tây cũng là một trong những xã vùng ngọt bị thiệt hại nặng nề”.

Tìm cách khắc phục

Giám đốc Sở Xây dựng Cà Mau Dư Minh Hùng phân tích: “Nền đất yếu không chịu được sức tải của phương tiện giao thông lớn, cũng như các công trình xây dựng kiên cố trên bề mặt, dẫn đến sụp, lún, phá vỡ kết cấu công trình”.

Sạt lở đến cặp nhà dân (ảnh Nhật Hồ)
Sụp lún vào đến sát nhà dân. Ảnh Nhật Hồ.

Việc khắc phục sụp, lún tại Cà Mau hết sức khó khăn, bởi vào cao điểm những tháng khô hạn, kênh, rạch vùng ngọt của tỉnh đã cạn khiến vận chuyển đường thủy bị tê liệt. Trong khi đó, tại rất nhiều tuyến lộ bị sụp, lún đang xuất hiện những vết nứt mới có thể tái diễn sụp, lún buộc cơ quan chức năng địa phương phải rào chắn, cấm xe ôtô, xe tải. Do vậy, việc vận chuyển máy móc, thiết bị, vật tư… để tu sửa công trình giao thông bị hư hỏng là không thể, mà chỉ thực hiện được trong mùa mưa, khi kênh rạch đầy nước trở lại.

Phó Giám đốc Sở NNPTNT Cà Mau Tô Quốc Nam kiến nghị: “Đã có lúc, tỉnh họp dân và dự tính đưa một lượng nước mặn vừa đủ vào kênh, rạch vùng ngọt để tạo phản áp, giảm sụp, lún. Khi mưa đến, cơ quan chức năng tỉnh sẽ tháo mặn hoặc dùng máy công suất lớn bơm cưỡng bức nước mặn ra khỏi kênh vùng ngọt”.

Dưới sông kiệt nước, trên bờ sạt lở khiến giao thông thủy bộ đều bị chia cắt (ảnh Nhật Hồ)
Dưới sông kiệt nước, trên bờ sạt lở khiến giao thông thủy bộ đều bị chia cắt. Ảnh Nhật Hồ.

Đề xuất tạm thời “đưa mặn vào vùng ngọt” để “chữa cháy” của Cà Mau đã không nhận được sự đồng tình cao của chuyên gia, nhà khoa học ở các bộ, ngành Trung ương. Nhiều chuyên gia cho rằng, giải pháp này khá mạo hiểm bởi sẽ phải đầu tư không ít tiền và công sức để Cà Mau giữ được vùng ngọt rộng lớn. Trong khi Cà Mau là tỉnh duy nhất vùng ĐBSCL chưa có nguồn nước ngọt từ sông Mê Kông dẫn về mà sản xuất vùng ngọt phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước mưa.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Kiên Giang: Báo động sạt lở đê biển nghiêm trọng

NGUYÊN ANH |

Nhiều đoạn đê dọc tuyến đê biển ở 2 xã Vân Khánh, Vân Khánh Tây (huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) đã tiềm ẩn nguy cơ vỡ, có điểm đê bị sóng đánh sạt lở chỉ còn 1-2m. Thiệt hại do sạt lở của những năm trước để lại khiến cho người dân và chính quyền địa phương vô cùng lo ngại khi bước vào mùa mưa bão năm nay.

Cần Thơ: Sạt lở nghiêm trọng, 2 xe máy đang chạy bất ngờ rơi xuống kênh

TRẦN LƯU - NGUYỄN TRI |

Vụ sạt lở đã cắt đứt tuyến đường giao thông nông thôn, làm 2 người đi xe máy bị rơi xuống kênh, rất may không gây thiệt hại về người…

An Giang: Sạt lở lớn, 15 hộ dân khẩn cấp di dời

Lục Tùng |

Sau nhiều ngày đón nhận những trận mưa kéo dài, tại TP. Long Xuyên (An Giang) đã xảy ra vụ sạt lở lớn, buộc 15 hộ dân khẩn cấp di dời.

Điểm lại những vụ sạt lở, dông lốc hoành hành ở ĐBSCL

TRẦN LƯU - THÀNH NHÂN |

Sau hạn mặn khốc liệt, giờ đây, vùng ĐBSCL đang tiếp tục đối mặt với nạn sạt lở, cùng thiên tai dông lốc diễn ra ở khắp nơi. Cùng Lao Động điểm lại những vụ sạt lở và dông lốc gây thiệt hại lớn từng xảy ra ở đồng bằng.

Đồng Tháp: Sạt lở lớn bờ sông Nha Mân

Thanh Dự |

Vào khoảng 4h30 ngày 12.6, đã xảy ra sạt lở lớn bờ sông Nha Mân làm tê liệt tuyến đường giao thông Nha Mân – Phú Long thuộc huyện Châu Thành.

Cần Thơ: Sạt lở kéo tuột cầu Rạch Cam, khẩn trương tháo dỡ để xây cầu mới

THÀNH NHÂN - NGUYỄN TRI |

Công nhân đang khẩn trương tháo dỡ công trình cầu Rạch Cam trên Tỉnh lộ 918 (thuộc Phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ) bị sụp do sạt lở. TP.Cần Thơ sẽ đầu tư xây dựng cầu mới dự kiến hoàn thành trong 2 đến 3 tháng.

Hà Nội: Nhiều hộ dân sống thấp thỏm bên bờ kè sông sạt lở

Phạm Đông - Lan Nhi |

Mặc dù sắp bước vào mùa mưa bão nhưng tình trạng sạt lở bờ kè sông Bùi, sông Đáy trên địa bàn xã Hòa Chính, xã Văn Võ (huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội) vẫn diễn ra thường xuyên khiến người dân ngày đêm thấp thỏm.

ĐBSCL: 104 điểm đặc biệt nguy hiểm cần cấp bách chống sạt lở

TRẦN LƯU |

Trong 2 ngày 27 - 28.5, hơn 40m Quốc lộ 91 ven bờ sông Hậu (đoạn đi qua địa phận ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) đã “tụt” xuống lòng sông, đe dọa nhà cửa, tài sản của hàng chục hộ dân và làm tê liệt tuyến giao thông huyết mạch nối trung tâm tỉnh An Giang với khu vực biên giới. Toàn vùng ĐBSCL hiện có 564 vị trí sạt lở bờ sông, bờ biển với chiều dài hơn 834km. Trong đó, sạt lở đặc biệt nguy hiểm là 104 điểm với chiều dài 203km, sạt lở nguy hiểm là 121 điểm với chiều dài 246,6km... Trong khi tình trạng sạt lở đang diễn ra khốc liệt và dồn dập, thì cơ quan chức năng đến nay vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu...

Kiên Giang: Báo động sạt lở đê biển nghiêm trọng

NGUYÊN ANH |

Nhiều đoạn đê dọc tuyến đê biển ở 2 xã Vân Khánh, Vân Khánh Tây (huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) đã tiềm ẩn nguy cơ vỡ, có điểm đê bị sóng đánh sạt lở chỉ còn 1-2m. Thiệt hại do sạt lở của những năm trước để lại khiến cho người dân và chính quyền địa phương vô cùng lo ngại khi bước vào mùa mưa bão năm nay.

Cần Thơ: Sạt lở nghiêm trọng, 2 xe máy đang chạy bất ngờ rơi xuống kênh

TRẦN LƯU - NGUYỄN TRI |

Vụ sạt lở đã cắt đứt tuyến đường giao thông nông thôn, làm 2 người đi xe máy bị rơi xuống kênh, rất may không gây thiệt hại về người…

An Giang: Sạt lở lớn, 15 hộ dân khẩn cấp di dời

Lục Tùng |

Sau nhiều ngày đón nhận những trận mưa kéo dài, tại TP. Long Xuyên (An Giang) đã xảy ra vụ sạt lở lớn, buộc 15 hộ dân khẩn cấp di dời.

Điểm lại những vụ sạt lở, dông lốc hoành hành ở ĐBSCL

TRẦN LƯU - THÀNH NHÂN |

Sau hạn mặn khốc liệt, giờ đây, vùng ĐBSCL đang tiếp tục đối mặt với nạn sạt lở, cùng thiên tai dông lốc diễn ra ở khắp nơi. Cùng Lao Động điểm lại những vụ sạt lở và dông lốc gây thiệt hại lớn từng xảy ra ở đồng bằng.

Đồng Tháp: Sạt lở lớn bờ sông Nha Mân

Thanh Dự |

Vào khoảng 4h30 ngày 12.6, đã xảy ra sạt lở lớn bờ sông Nha Mân làm tê liệt tuyến đường giao thông Nha Mân – Phú Long thuộc huyện Châu Thành.

Cần Thơ: Sạt lở kéo tuột cầu Rạch Cam, khẩn trương tháo dỡ để xây cầu mới

THÀNH NHÂN - NGUYỄN TRI |

Công nhân đang khẩn trương tháo dỡ công trình cầu Rạch Cam trên Tỉnh lộ 918 (thuộc Phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ) bị sụp do sạt lở. TP.Cần Thơ sẽ đầu tư xây dựng cầu mới dự kiến hoàn thành trong 2 đến 3 tháng.

Hà Nội: Nhiều hộ dân sống thấp thỏm bên bờ kè sông sạt lở

Phạm Đông - Lan Nhi |

Mặc dù sắp bước vào mùa mưa bão nhưng tình trạng sạt lở bờ kè sông Bùi, sông Đáy trên địa bàn xã Hòa Chính, xã Văn Võ (huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội) vẫn diễn ra thường xuyên khiến người dân ngày đêm thấp thỏm.

ĐBSCL: 104 điểm đặc biệt nguy hiểm cần cấp bách chống sạt lở

TRẦN LƯU |

Trong 2 ngày 27 - 28.5, hơn 40m Quốc lộ 91 ven bờ sông Hậu (đoạn đi qua địa phận ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) đã “tụt” xuống lòng sông, đe dọa nhà cửa, tài sản của hàng chục hộ dân và làm tê liệt tuyến giao thông huyết mạch nối trung tâm tỉnh An Giang với khu vực biên giới. Toàn vùng ĐBSCL hiện có 564 vị trí sạt lở bờ sông, bờ biển với chiều dài hơn 834km. Trong đó, sạt lở đặc biệt nguy hiểm là 104 điểm với chiều dài 203km, sạt lở nguy hiểm là 121 điểm với chiều dài 246,6km... Trong khi tình trạng sạt lở đang diễn ra khốc liệt và dồn dập, thì cơ quan chức năng đến nay vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu...