Sửa chữa mặt cầu Thăng Long có hoàn thành trước Tết Dương lịch?

Hà Hải Tiến |

Sau hơn 35 năm đưa vào khai thác, trải qua hai lần sửa chữa (2009 và 2013) mặt cầu Thăng Long đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông. Vì vậy, việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long, khai thác đồng bộ với đường vành đai III là cần thiết... Tuy nhiên, hiện dự án mới đạt 50% kế hoạch...

Công nghệ Châu Âu

Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, đây là lần sửa chữa lớn nhất và triệt để nhất từ trước tới nay với việc tạm dừng lưu thông các phương tiện trên mặt cầu tầng 2 từ tháng 8.2020 đến 31.12.2020. Vì vậy, việc nghiên cứu sửa chữa mặt cầu Thăng Long một cách căn cơ để khai thác an toàn, bền vững lâu dài và khai thác đồng bộ với đường vành đai III là hết sức cần thiết và cấp bách.

Dự án sửa chữa cầu Thăng Long lần này với tổng kinh phí 270 tỉ đồng (trước đó, vào các năm 2013 - 2014, theo phương án của Tư vấn KEI (Nhật Bản) thì kinh phí sửa chữa mặt cầu Thăng Long là 313 tỉ đồng).

Nguồn vốn đầu tư sửa chữa sẽ trích từ nguồn kinh phí sự nghiệp chi hoạt động kinh tế đường bộ cho công tác quản lý bảo trì quốc lộ. Dự án thi công do liên danh nhà thầu Thành Hưng-VĩnhHưng-Phương Thành - Thuận An.

Theo ông Trần Bá Việt chuyên gia của Tổng cục Đường bộ, trước khi thực hiện giải pháp thiết kế để sửa chữa mặt cầu Thăng Long lần này thì đã thực hiện công tác kiểm định kéo dài nửa năm để đánh giá hiện trạng của cây cầu Thăng Long, đặc biệt là hiện trạng của mặt cầu Thăng Long hiện nay.

Sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và học tập cũng như áp dụng các giải pháp của nước ngoài đã sử dụng thì chúng tôi lựa chọn giải pháp là bản mặt cầu bêtông UHPC tức là bêtông siêu tính năng liên hợp với bản mặt thép trực hướng để gia cường bản mặt thép, giảm võng, giảm biến dạng, giảm rung cho mặt cầu và tạo ra lớp làm việc, đồng thời giữa bê tông UHPC siêu tính năng và bản mặt thép. Điều này sẽ giúp gia cường bản mặt cầu.

Tuy nhiên, theo GS.TS Trần Đức Nhiệm (Trường Đại học GTVT), vấn đề sửa chữa mặt cầu Thăng Long không dễ giải quyết. Việc sửa chữa lần này đã được phân tích, tính toán dựa trên cơ sở các thí nghiệm được trình bày công khai.

Giải pháp đề xuất này là của các nhà khoa học Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu, học tập và ứng dụng dựa trên công nghệ lõi của Châu Âu đang được nhiều nước trên thế giới ứng dụng từ Hà Lan, Pháp, Áo, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc… ứng dụng và đã thành công.

Mới đạt trên 50% khối lượng

Theo Cục trưởng Quản lý xây dựng đường bộ (TCĐB), ông Nguyễn Trung Sỹ, giải pháp công nghệ sửa chữa mặt cầu Thăng Long lần này sẽ cào bóc sạch lớp bêtông nhựa hiện hữu, làm sạch bản mặt thép, hàn các đinh neo thép vào bản thép mặt cầu. Sau đó, đơn vị thi công sẽ lắp đặt lưới thép, đổ một lớp bêtông siêu tính năng (UHPC) cường độ cao dày 6cm, cuối cùng sẽ phủ nhựa tạo nhám mặt cầu.

Cùng với đó, thay khe co giãn đã hư hỏng, để khi sửa xong sẽ tăng khả năng chịu lực, bảo đảm mặt cầu có tuổi thọ hơn 10 năm.

Đại diện Ban QLDA3 (Bộ GTVT) cho biết, đến thời điểm hiện tại Dự án đang triển khai thi công cơ bản đảm yêu cầu về chất lượng, tiến độ. Công tác kiểm soát chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường được kiểm soát chặt chẽ, đến nay sau 50% thời gian thực hiện, gói thầu thi công xây dựng đã đạt khối lượng và giá trị thực hiện trên 50%.

Cụ thể, đã cào bóc được 5.900/6.132m2 (96%), hàn được 848.700/1.427.335 đinh neo (60%), đổ 16/38 ô bêtông với tổng chiều dài 1.680/3.200m…

Cũng theo GS.TS Trần Đức Nhiệm, dự án không chỉ đưa ra bằng kinh nghiệm mà phải bằng cả các con số thực nghiệm. Qua rất nhiều lần thẩm định và ý kiến đánh giá của các các bộ, ngành mới được chấp nhận. Từ tháng 5.2020 đến nay, dự án đã triển khai theo đúng kế hoạch đề ra như: Cào bóc, làm sạch, mái che, hàn đinh neo, hàn cốt thép, đổ lớp bêtông tính năng siêu cao (UHPC)… “Chưa có một dự án nào ở Việt Nam mà phải thực hiện từng bước bằng thực nghiệm để lấy kết quả đó đưa ra phương án thuyết phục”, GS.TS Trần Đức Nhiệm cho biết.

Để đảm bảo tiến độ về đích đúng kế hoạch, Ban QLDA3, kiến nghị Bộ GTVT và thành phố Hà Nội sớm triển khai lắp đặt hệ thống trạm cân tự động để kiểm soát tải trọng xe qua cầu nhằm nâng cao tuổi thọ khai thác công trình và an toàn giao thông. Sửa chữa phần mặt đường và sơn sửa hệ thống lan can, hộ lan trên phần cầu dẫn cầu Thăng Long để đảm bảo mỹ quan, phát huy hiệu quả và khai thác đồng bộ với tuyến đường Vành đai III mới đưa vào sử dụng và đường ôtô trên nhịp chính cầu Thăng Long sắp hoàn thành.

Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng được xây dựng từ tháng 11.1974 và hoàn thành vào tháng 5.1985. Cầu vượt sông dài 1.680m, gồm 15 nhịp giàn thép, tạo thành năm liên dầm liên tục, mỗi liên có độ dài 112m/nhịp nhân ba nhịp.

Cầu gồm hai tầng dùng chung cho đường sắt và đường bộ. Sau hơn 35 năm đưa vào khai thác, trải qua hai lần sửa chữa (2009 và 2013) mặt cầu Thăng Long đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông của người và phương tiện lưu thông qua cây cầu này.


Hà Hải Tiến
TIN LIÊN QUAN

Hoàn thành sửa chữa, cầu Thăng Long sẽ thông xe trở lại trước 31.12.2020

Minh Hạnh |

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam – ông Nguyễn Văn Huyện, dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long sẽ hoàn thành sửa chữa và thông xe trước 31.12.2020 đúng theo kế hoạch.

Công nhân đội nắng hàn 1,5 triệu chiếc đinh sửa mặt cầu Thăng Long

Phương Anh |

Hàng trăm công nhân luôn phải căng mình làm việc dưới thời tiết khắc nghiệt để hàn 1,5 triệu chiếc đinh lên mặt cầu Thăng Long (Hà Nội) cho kịp tiến độ dự án sửa chữa mặt cầu.

Cầu Thăng Long – Câu chuyện của người bắc những nhịp cầu đầu tiên

Phạm Dung - Tuấn Anh |

Ngày 6.7.1973, Xí nghiệp Liên hợp (XNLH) cầu Thăng Long nay là Tổng Công ty xây dựng Thăng Long được thành lập để thực hiện nhiệm vụ xây dựng cầu Thăng Long - cây cầu lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Ông Hoàng Minh Chúc là người được vinh dự tham gia từ đầu trong việc đàm phán giữa hai nước về xây dựng cầu và tham gia thiết kế sơ bộ cầu Thăng Long sau đó tham gia chỉ đạo thi công cho đến ngày hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Gần 50 năm trôi qua, nhưng trong ký ức của ông Chúc (83 tuổi), những ngày tháng trên công trường đầy nắng gió, những giọt mồ hôi rơi nhưng lúc nào cũng rộn ràng tiếng ca.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hoàn thành sửa chữa, cầu Thăng Long sẽ thông xe trở lại trước 31.12.2020

Minh Hạnh |

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam – ông Nguyễn Văn Huyện, dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long sẽ hoàn thành sửa chữa và thông xe trước 31.12.2020 đúng theo kế hoạch.

Công nhân đội nắng hàn 1,5 triệu chiếc đinh sửa mặt cầu Thăng Long

Phương Anh |

Hàng trăm công nhân luôn phải căng mình làm việc dưới thời tiết khắc nghiệt để hàn 1,5 triệu chiếc đinh lên mặt cầu Thăng Long (Hà Nội) cho kịp tiến độ dự án sửa chữa mặt cầu.

Cầu Thăng Long – Câu chuyện của người bắc những nhịp cầu đầu tiên

Phạm Dung - Tuấn Anh |

Ngày 6.7.1973, Xí nghiệp Liên hợp (XNLH) cầu Thăng Long nay là Tổng Công ty xây dựng Thăng Long được thành lập để thực hiện nhiệm vụ xây dựng cầu Thăng Long - cây cầu lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Ông Hoàng Minh Chúc là người được vinh dự tham gia từ đầu trong việc đàm phán giữa hai nước về xây dựng cầu và tham gia thiết kế sơ bộ cầu Thăng Long sau đó tham gia chỉ đạo thi công cho đến ngày hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Gần 50 năm trôi qua, nhưng trong ký ức của ông Chúc (83 tuổi), những ngày tháng trên công trường đầy nắng gió, những giọt mồ hôi rơi nhưng lúc nào cũng rộn ràng tiếng ca.