Sư trụ trì và 12 con được đặt trước cổng chùa

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Hơn 12 năm qua, ngôi chùa Giữa Đồng, phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh luôn rộn ràng tiếng trẻ thơ. Những đứa trẻ - lớn nhất năm nay 12 tuổi, đứa nhỏ nhất mới gần 3 tuổi – tất cả đều đều từng bị bỏ rơi ngay cổng chùa chỉ vài ngày sau khi ra đời.

Hơn 11h, bọn trẻ con lần lượt từ trường trở về chùa. Có 6 con học lớp 7, 1 học lớp 6, 1 học lớp 5, 1 học lớp 3…ở trường làng gần đó. Cất sách vở, thay quần áo, 12 đứa con của Đại đức Thích Thanh Tuân - sư trụ trì chùa Giữa Đồng - tụ tập về nhà ăn để dùng bữa trưa.

Đại đức Thích Thanh Tuân và con nuôi nhỏ tuổi nhất. Ảnh: Nguyễn Hùng
Đại đức Thích Thanh Tuân và con nuôi nhỏ tuổi nhất. Ảnh: Nguyễn Hùng

Mỗi đứa một câu chuyện, ở trường, ở lớp… kể cho Đại đức và một số mẹ - những người đã chăm sóc, nuôi nấng chúng từ ngày còn đỏ hỏn – nghe, khiến không ai nghĩ đây là chùa, mà là một đại gia đình ấm cúng.

Video clip “Sư thầy Tuân, các mẹ cùng các con chuẩn bị bữa ăn trưa

Thấy các anh, chị về, cô em út – gần 3 tuổi – tíu tít chạy quanh, nô đùa cùng các anh, chị. Bà Trịnh Thị Bé – một trong những người chăm nuôi 12 trẻ chùa Giữa Đồng – cho biết, sư thầy nhặt được bé gái này tại cổng chùa vào khoảng 4h sáng khi đang đi tập thể dục.

Trong 12 đứa con (9 trai và 3 gái), có đứa thì thầy nhặt được, có đứa thì do các nhóm thợ làm các công trình ở chùa phát hiện, nhưng tất cả đều bị bỏ rơi ở cổng chùa khi mới được chừng 1-2 ngày tuổi.

Đi học về. Ảnh: Nguyễn Hùng
Đi học về. Ảnh: Nguyễn Hùng

Đứa con đầu tiên được sư thầy Tuân nhận về nuôi là vào năm 2009. Đấy là một bé trai được người dân phát hiện và báo với thầy. Cũng trong năm đó, có thêm 5 bé nữa bị bỏ rơi ở cổng chùa và sư thầy Tuân lại nhận về nuôi.

Những năm sau này, mỗi năm lại có những bà mẹ, vì nhiều lý do, đã bỏ con ở cổng chùa…

Đại đức Thích Thanh Tuân hi vọng không phải nhận thêm con, bởi tình mẫu tử là vô cùng thiêng liêng, nhưng sẽ vẫn giang tay đón những cuộc đời không may mắn.

Sư thầy Tuân đã trụ trì ngôi chùa Giữa Đồng này từ năm 1980. Ngày đó chùa rất nhỏ, lại nằm giữa cánh đồng, muốn ra chùa phải đi men theo bờ ruộng nhỏ. Vì thế, chùa có tên là Giữa Đồng.

Đường vào chùa giờ ô tô đi lại dễ dàng, ngôi chùa nhỏ năm nào đã được thay thế bằng ngôi chùa lớn, khang trang, nhờ nhiều đơn vị, cá nhân công đức.

Bữa cơm nào cũng đầy đủ các thành viên. Ảnh: Nguyễn Hùng
Bữa cơm nào cũng đầy đủ các thành viên. Ảnh: Nguyễn Hùng

12 đứa trẻ được sư thầy Tuân bố trí cho ở tầng 2 của một khu nhà gần chùa, có điều hòa và các tiện nghi khác. Cứ 10 giờ đêm, các phòng phải tắt đèn và các con phải đi ngủ. Bà Trịnh Thị Bé cho biết, các mẹ đều là người dân ở đây, nhà gần chùa nên thuận tiện trong việc chăm lo cho các con.

Trò chuyện với khách, nhưng thỉnh thoảng sư thầy Tuân lại hỏi bọn trẻ “sao giờ này chưa thấy Quảng, Trường, Đại…về?”. Nếu không có gì đột xuất, thì chỉ khi nào bọn trẻ về đầy đủ, cả nhà mới vào mâm.

12 đứa con đều do sư thầy Tuân đặt tên và mang họ của ông – họ Trịnh. Nhìn bọn trẻ khỏe mạnh, vui vẻ, quấn quýt bên nhau mỗi ngày, sư thầy Tuân và những người mẹ đều cảm thấy hạnh phúc.

Mẹ Bé bảo, đấy chính là động lực để Đại đức và các mẹ nuôi dạy các con tốt hơn, dù thời điểm nào cũng có những khó khăn, vất vả.

Nguyễn Hùng
TIN LIÊN QUAN

Tấm lòng của phật tử và chùa Giác Ngộ trong những ngày đỉnh dịch ở TPHCM

Nguyên Chân/Ảnh: Chùa Giác Ngộ - ĐPNN |

TPHCM - Trong 5 tháng (1.6-30.10), đã có hàng nghìn suất cơm, bình oxi, túi thuốc điều trị COVID-19,... lần lượt được chùa Giác Ngộ - Quỹ Đạo Phật ngày nay (TPHCM) chuyển đến các tập thể, cá nhân gặp khó khăn trong đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 tại TPHCM.

Quá trình ra đời và phát triển của chùa Thiên Mụ

TS PHAN THANH HẢI - GIÁM ĐỐC SỞ VHTT TT- HUẾ |

Thừa Thiên Huế - Năm Mậu Ngọ (1558) Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng vâng mệnh vua Lê vào trấn thủ xứ Thuận Hóa. Đoan Quốc công ra đi để tìm một phương kế sinh tồn cho bản thân và dòng họ Nguyễn. Với mục đích đó, khi rời đất Bắc, ông đã lôi kéo một lực lượng khá hùng hậu bao gồm những người thân thích, đồng hương ở Tống Sơn và nghĩa dũng xứ Thanh Hóa. Trước mắt Nguyễn Hoàng là một dãy núi chắn ngang (Hoành Sơn nhất đái) và ông muốn tìm một vùng đất để yên thân ngàn đời (vạn đại dung thân).

Sư trụ trì chùa Phúc Lâm ở Thái Bình nuôi "3 con" bị bỏ rơi

TRUNG DU |

Thái Bình - Vừa đảm nhiệm vai trò là trụ trì chùa Phúc Lâm (xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, Thái Bình), sư thầy Thích Đàm Trực còn vừa là mẹ, là thầy của 3 cháu nhỏ bị cha mẹ bỏ rơi khi vừa sinh ra.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Tấm lòng của phật tử và chùa Giác Ngộ trong những ngày đỉnh dịch ở TPHCM

Nguyên Chân/Ảnh: Chùa Giác Ngộ - ĐPNN |

TPHCM - Trong 5 tháng (1.6-30.10), đã có hàng nghìn suất cơm, bình oxi, túi thuốc điều trị COVID-19,... lần lượt được chùa Giác Ngộ - Quỹ Đạo Phật ngày nay (TPHCM) chuyển đến các tập thể, cá nhân gặp khó khăn trong đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 tại TPHCM.

Quá trình ra đời và phát triển của chùa Thiên Mụ

TS PHAN THANH HẢI - GIÁM ĐỐC SỞ VHTT TT- HUẾ |

Thừa Thiên Huế - Năm Mậu Ngọ (1558) Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng vâng mệnh vua Lê vào trấn thủ xứ Thuận Hóa. Đoan Quốc công ra đi để tìm một phương kế sinh tồn cho bản thân và dòng họ Nguyễn. Với mục đích đó, khi rời đất Bắc, ông đã lôi kéo một lực lượng khá hùng hậu bao gồm những người thân thích, đồng hương ở Tống Sơn và nghĩa dũng xứ Thanh Hóa. Trước mắt Nguyễn Hoàng là một dãy núi chắn ngang (Hoành Sơn nhất đái) và ông muốn tìm một vùng đất để yên thân ngàn đời (vạn đại dung thân).

Sư trụ trì chùa Phúc Lâm ở Thái Bình nuôi "3 con" bị bỏ rơi

TRUNG DU |

Thái Bình - Vừa đảm nhiệm vai trò là trụ trì chùa Phúc Lâm (xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, Thái Bình), sư thầy Thích Đàm Trực còn vừa là mẹ, là thầy của 3 cháu nhỏ bị cha mẹ bỏ rơi khi vừa sinh ra.