Gối cầu tuyến metro số 1 liên tiếp bị rơi, dịch chuyển:

Sự cố có “tính chất hệ thống” và cực kỳ nghiêm trọng

MINH QUÂN |

Đến nay, chủ đầu tư đã phát hiện 6 gối caosu dầm cầu tuyến metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên, TPHCM) bị rơi hoặc dịch chuyển khỏi vị trí. Các sự cố này được nhận định không phải hiện tượng đơn lẻ mà có tính chất hệ thống. Công trình trọng điểm này trong trong giai đoạn “chạy nước rút” về đích, do đó việc làm rõ nguyên nhân và có giải pháp khắc phục để đảm bảo chất lượng và an toàn tuyệt đối trước khi đưa vào vận hành là rất cần thiết.

Sự cố "có tính chất hệ thống"

Cuối tháng 10.2020, gối cao su dầm cầu cạn tại trụ P14-10 (đoạn ga Công nghệ cao, Thành phố Thủ Đức) của gói CP2 (đoạn trên cao và depot) dự án metro số 1 bị phát rơi ra ngoài. Việc này khiến đường ray đã lắp phía trên bị hư, mất liên kết với hệ thống đỡ ở dưới; bêtông đệm đường ray ở vị trí này cũng bị nứt. Quá trình xác minh, Ban quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR - chủ đầu tư) phát hiện 2 gối cầu lắp trên công trình nhẹ hơn 9kg so với hồ sơ thiết kế.

Trong lúc sự việc đang điều tra, cuối tháng 12.2020 thêm một gối cầu khác bị lệch khỏi vị trí tại trụ P12-34 (đoạn cầu cạn nằm giữa ngã tư Thủ Đức và Bình Thái). Các hạng mục này đều thuộc gói thầu CP2 do liên danh Sumitomo - Cienco 6 (SCC) làm tổng thầu.

Tiếp tục rà soát hồ sơ, tài liệu, chủ đầu tư ghi nhận vật liệu thép dùng cho tất cả gối cầu, bao gồm gối caosu bản thép khu vực cầu cạn, nhà ga và gối chậu ở các cầu đặc biệt của tuyến metro số 1 đều không đúng yêu cầu quy định trong hợp đồng ký năm 2012.

MAUR cho rằng, việc dùng vật liệu thép sai hợp đồng làm giảm chất lượng dự án, khiến tiến độ gói thầu CP2 bị chậm và ảnh hưởng các gói thầu khác. Đặc biệt, dự án đang trong giai đoạn gấp rút thi công để hoàn thành theo kế hoạch.

Sau 2 sự cố trên, Liên danh SCC Tổng thầu SCC cũng đưa ra giả thiết trong kết luận sự dịch chuyển gối cầu. Trong đó nguyên nhân chính khiến gối rơi ra ngoài có thể do chuyển động của dầm chữ U tăng lên gấp nhiều lần khi chịu tác động của đường ray lúc lắp đặt tạm, vượt khả năng chịu lực thiết kế.

Ngoài ra, một nguyên nhân phụ được tổng thầu nhận định liên quan khe hở trên đá kê gối. Liên danh SCC đánh giá sự cố xảy ra tại trụ P14-10 là "cá biệt" và không lặp lại ở các vị trí khác, ngoại trừ tại trụ P12-34 được phát hiện sau đó nhưng biên độ nhỏ hơn.

Tuy nhiên, mới đây chủ đầu tư lại phát hiện thêm 4 gối caosu trên gói thầu CP2 metro số 1 bị xê dịch khỏi vị trí. Bốn gối mới được phát hiện gồm: 2 gối cao su bản thép (nhà sản xuất Mageba) sử dụng cho dầm cầu cạn tại vị trí trụ P9-05 và 2 gối (nhà sản xuất Kawakin) tại trụ P11-06. Các gối dịch chuyển khỏi đá kê gối từ 7-11mm và chưa rõ nguyên nhân.

Việc tiếp tục xảy ra sự cố, cùng hai gối cầu bị phát hiện trước đó khiến chủ đầu tư nhận định sự dịch chuyển gối lệch khỏi đá kê "có tính chất hệ thống" chứ không phải sự cố “cá biệt” như tổng thầu kết luận. Do công trình chưa bàn giao nên liên danh SCC phải chịu trách nhiệm cho sự chậm trễ và chất lượng công trình.

Kiểm định chất lượng toàn bộ gối caosu

MAUR cho rằng, việc khẩn trương làm rõ nguyên nhân sự việc là khẩn cấp, nhằm giảm tối đa những ảnh hưởng, thiệt hại kết cấu bên trên của gói CP2 (của SCC thi công) và gói CP3 (Hitachi) đã hoàn thiện lắp đặt ray và đang thi công hệ thống cấp điện. Tuy nhiên, sau hơn 5 tháng từ lúc phát hiện sự cố, liên danh SCC chưa bố trí đủ nhân sự để giải quyết. Hiện 2 chuyên gia Nhật Bản và Hàn Quốc đã được tổng thầu cử sang TPHCM, còn chuyên gia người Pháp của đơn vị thiết kế là Công ty Systra (nhà thầu phụ) chưa qua để phối hợp điều tra.

Do tổng thầu chậm trễ trong việc phối hợp tìm nguyên nhân, mới đây chủ đầu tư đã đề xuất UBND TPHCM bổ sung gói thầu lựa chọn nhà thầu tư vấn độc lập thí nghiệm kiểm đối chứng và kiểm định chất lượng toàn bộ các gối cầu đã lắp đặt và các đoạn dầm bị hư hỏng. Toàn bộ gói thầu CP2 có hơn 1.100 gối caosu của của hai thương hiệu Hàn Quốc và Nhật Bản.

Sau khi có kết quả cuối cùng và được cấp thẩm quyền chấp thuận, MAUR yêu cầu tổng thầu EPC thay thế các gói cầu và các đoạn dầm cầu không đạt chất lượng (nếu có) theo quy định của hợp đồng.

"Metro số 1 chắc chắn sẽ chậm trễ"

Trao đổi với Báo Lao Động, ông Hà Ngọc Trường - Phó Chủ tịch Hội cầu đường cảng TPHCM (thành viên tổ rà soát nguyên nhân sự cố gối caosu tuyến metro số 1) cho rằng, đề xuất chọn đơn vị tư vấn bên thứ ba vào điều tra, rà soát để đánh giá khách quan sự cố là rất cần thiết. Bởi tuyến metro số 1 là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TPHCM, vì vậy phải đảm bảo chất lượng và an toàn tuyệt đối trước khi đưa vào vận hành.

Cũng theo ông Hà Ngọc Trường, khi MAUR nhận định, sự cố có “tính chất hệ thống” tức là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Nếu phải thay gối cầu và dầm do sự cố gây ra sẽ rất tốn kém về tiền bạc lẫn thời gian khi hệ thống đường ray đã hoàn tất lắp ráp như hiện nay. Bởi muốn thực hiện, nhà thầu sẽ phải dỡ toàn bộ đường ray đã lắp mới có thể kích dầm lên để thay mới gối. Do đó, ông Trường đánh giá, thiệt hại về tiền khó ước tính nhưng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ chung.

Tuyến metro số 1 hiện đạt hơn 83% khối lượng, trong đó gói thầu CP2 đạt gần 92%. Hồi cuối tháng 2 năm nay, công trình bắt đầu thi công hệ thống cấp điện, đánh dấu bước sang giai đoạn vận hành thử các thiết bị và chạy tàu. Tuy nhiên, việc thi công trước mắt chưa thực hiện ở đoạn xảy ra sự cố gối cầu để chờ xong các đánh giá kỹ thuật, an toàn.

Một lãnh đạo MAUR nói với Báo Lao Động rằng, sau các sự cố gối cầu, tiến độ metro số 1 chắc chắn sẽ chậm trễ.

Trước đó công trình trọng điểm này dự kiến đưa vào hoạt động vào cuối năm 2021. Nhưng do ảnh hưởng dịch COVID-19 và các vướng mắc, trong đó chậm đưa ra nguyên nhân vụ rớt gối cầu, dự kiến năm 2022 dự án mới đưa vào khai thác thương mại.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Khó khăn “bủa vây”, tuyến metro số 1 dời khai thác sang năm 2022

MINH QUÂN |

Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dự kiến lùi thời gian khai thác thương mai sang năm 2022 do bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 và khó khăn trong công tác đào tạo nhân sự, xác định giá trị nguồn vốn ODA cấp phát từ Trung ương.

4 nguyên nhân sơ bộ gây ra sự cố rơi gối dầm cầu tuyến metro số 1

MINH QUÂN |

Liên quan đến sự cố rơi gối dầm cầu tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), sau một thời gian rà soát, Ban quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) và tổ rà soát nguyên nhân đã đưa ra 4 nhận định ban đầu dẫn tới sự cố trên.

Tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) TPHCM: Nguy cơ chậm tiến độ sau sự cố rớt gối cầu

MINH QUÂN |

Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) hiện đã hoàn thành hơn 80% khối lượng và đang trong giai đoạn gấp rút đẩy nhanh tiến độ đưa vào khai thác cuối năm 2021. Tuy nhiên, gần 2 tháng sau sự cố rớt gối caosu dầm cầu cạn tại gói thầu CP2 (ngày 30.10 - PV) đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân khiến không chỉ làm chậm tiến độ gói thầu này mà còn ảnh hưởng các gói thầu khác, nhất là ở gói CP3 (thiết bị cơ điện, toa xe, đường ray...).

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

TPHCM: Khó khăn “bủa vây”, tuyến metro số 1 dời khai thác sang năm 2022

MINH QUÂN |

Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dự kiến lùi thời gian khai thác thương mai sang năm 2022 do bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 và khó khăn trong công tác đào tạo nhân sự, xác định giá trị nguồn vốn ODA cấp phát từ Trung ương.

4 nguyên nhân sơ bộ gây ra sự cố rơi gối dầm cầu tuyến metro số 1

MINH QUÂN |

Liên quan đến sự cố rơi gối dầm cầu tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), sau một thời gian rà soát, Ban quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) và tổ rà soát nguyên nhân đã đưa ra 4 nhận định ban đầu dẫn tới sự cố trên.

Tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) TPHCM: Nguy cơ chậm tiến độ sau sự cố rớt gối cầu

MINH QUÂN |

Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) hiện đã hoàn thành hơn 80% khối lượng và đang trong giai đoạn gấp rút đẩy nhanh tiến độ đưa vào khai thác cuối năm 2021. Tuy nhiên, gần 2 tháng sau sự cố rớt gối caosu dầm cầu cạn tại gói thầu CP2 (ngày 30.10 - PV) đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân khiến không chỉ làm chậm tiến độ gói thầu này mà còn ảnh hưởng các gói thầu khác, nhất là ở gói CP3 (thiết bị cơ điện, toa xe, đường ray...).