“Sốt ruột” với vaccine phòng COVID-19 sản xuất trong nước

Linh Anh |

Tính thời điểm hiện tại, số người mắc COVID-19 vẫn tăng lên, ở mức trên 10.000 ca mắc mỗi ngày. Bộ Y tế cũng đã có đề nghị các địa phương rà soát, thống kê trường hợp tiêm đủ 2 liều vaccine COVID-19 để xây dựng kế hoạch tiêm mũi 3. Nguy cơ thiếu vaccine đang hiển hiện. Trong khi đó, việc tiến hành thử nghiệm, sản xuất vaccine trong nước đang có dấu hiệu chậm lại, thậm chí vỡ tiến độ, kế hoạch.

Từ yêu cầu cấp bách của Thủ tướng Chính phủ

Hồi cuối tháng 8.2021, tại buổi làm việc với các nhà khoa học, các đơn vị, doanh nghiệp tham gia chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng chống COVID-19, Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định việc Chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc sản xuất vaccine trong nước nhanh nhất, nhiều nhất để tiêm cho nhân dân. Việc này được Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo quyết liệt, sát sao, liên tục, nhất quán trong suốt thời gian vừa qua. Trong khi trên thế giới và trong khu vực, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và vaccine đang rất khan hiếm.

Thủ tướng nhấn mạnh “phải bàn và làm bằng được” việc sản xuất vaccine trong nước. “Trong cái khó ló cái khôn”, “trong nguy có cơ”, bối cảnh hiện nay là cơ hội để phát triển ngành dược Việt Nam, trong đó có việc nghiên cứu và sản xuất vaccine phòng COVID-19. Người đứng đầu Chính phủ đưa ra mục tiêu: “Cuối cùng là Việt Nam sớm có vaccine tự mình sản xuất. Nếu mọi việc suôn sẻ thì trong tháng 9 này, chúng ta có thể có vaccine sản xuất trong nước”.

Vaccine nội bị đẩy vào thế khó

Những tưởng với quyết tâm cao của Chính phủ và các đơn vị liên quan, vaccine nội đã sẵn sàng đến với người dân. Tuy nhiên trong suốt hơn hai tháng, kể từ cuộc họp giữa Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia ngày 18.9 đánh giá kết qua giữa kỳ giai đoạn 3 vaccine Nanocovax thì những thông tin về loại vaccine này cũng như COVIVAC khá trầm lắng.

Sau cuộc họp trên, Hội đồng đạo đức y sinh Quốc gia thông tin vaccine COVID-19 Nanocovax: "Cơ bản đã đạt yêu cầu của giữa kỳ giai đoạn ba" và "đạt yêu cầu về tính an toàn, chưa có dữ liệu đánh giá hiệu lực bảo vệ". Cụ thể Nanocovax đạt yêu cầu về tính an toàn ngắn hạn, dựa trên dữ liệu báo cáo kết quả giữa kỳ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba tính đến hiện tại. Vaccine cũng có tính sinh miễn dịch và cần bổ sung. Về hiệu quả bảo vệ, hiện "vaccine chưa có dữ liệu để đánh giá trực tiếp dựa trên số trường hợp mắc COVID-19 trong nghiên cứu lâm sàng".

Vaccine Nanocovax bị đẩy vào thế khó. Bởi lẽ nếu đủ dữ liệu bảo vệ cần thêm nhiều thời gian và không đảm bảo yêu cầu cấp bách và nhu cầu người dân. Hơn nữa xét mức độ khả năng bảo vệ thì phải thử nghiệm với số lượng lớn, vaccine các nước cũng đưa vào sử dụng khi đảm bảo tính an toàn, tính sinh miễn dịch sau đó mới cập nhật dần hiệu quả bảo vệ như vậy mới có vaccine tiêm sớm theo đúng quan điểm “loại vaccine tốt nhất là vaccine được cấp phép và được tiêm sớm nhất, nhanh nhất, kịp thời nhất”.

Một trong những điều kiện gây khó nữa là các đơn vị nghiên cứu (trong đó có Nanogen) đang gặp khó khăn trong tìm địa điểm và tìm kiếm người có đủ điều kiện tham gia thử nghiệm lâm sàng vaccine (điều kiện là chưa tiêm mũi vaccine COVID-19 nào), vì nhiều nơi đã hoàn thành tiêm mũi 1, thậm chí đã tiêm đủ 2 mũi vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên. Ngoài ra không loại trừ những tình nguyện viên đã tiêm thêm các mũi vaccine khác khiến kết quả lâm sàng thiếu khách quan.

Quá “sốt ruột” với vaccine made in Việt Nam

Bộ Y tế nhiều lần nhấn mạnh về chủ trương hết sức ủng hộ và mong mỏi sớm có vaccine sản xuất trong nước để Việt Nam có thể tự chủ vaccine. Mục tiêu cố gắng cuối năm 2021, đầu năm 2022, Việt Nam có vaccine nghiên cứu, sản xuất trong nước và chuyển giao công nghệ.

Mới đây, tại các cuộc thảo luận tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội XV, nhiều đại biểu Quốc hội đã tỏ ra rất “sốt ruột” về tiến độ triển khai vaccine nội. Đại biểu Bố Thị Xuân Linh (Đoàn Bình Thuận) đề nghị Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine trong nước. Đồng thời, chỉ đạo triển khai hiệu quả chiến lược, chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống COVID-19 để đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả và phân bổ vaccine hợp lý.

Còn đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn  Đồng Nai) cũng nêu thực tế hiện nay, trong khi lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ phải đi vận động vaccine để đưa về nước thì vấn đề phát triển vaccine nội địa, trong đó có vaccine Nanocovax của Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen, đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức. “Chúng ta rất cần có vaccine made in Vietnam như nhiều đại biểu trăn trở. Tôi mong muốn Bộ Y tế sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển vaccine COVID-19 nội địa của chúng ta” - đại biểu Trịnh Xuân An nhấn mạnh.

Báo cáo từ Quốc hội cho thấy tiến độ sản xuất vaccine “made in Vietnam” mới đang dừng ở việc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vaccine Nanocovax, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 vaccine COVIVAC. Nếu các nhà sản xuất vaccine nội không đẩy nhanh và chuyển hướng sang việc nghiên cứu hiệu quả của vaccine Việt Nam ở liều tiêm bổ sung và thử nghiệm hiệu quả phòng bệnh ở trẻ em, thì rất có thể sẽ tiếp tục bị chậm nhịp trong thời gian tới.

Đối với vaccine Nanocovax- vaccine nội tiên phong hiện nay thì ý kiến kết luận của Hội đồng về đề xuất cấp giấy phép đăng ký lưu hành cấp bách có điều kiện: “Hội đồng thống nhất về việc sử dụng các kết quả nghiên cứu lâm sàng tính đến thời điểm đánh giá kết quả giữa kỳ giai đoạn 3 để nhà tài trợ gửi cho Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký thuốc và nguyên liệu làm thuốc”.

Rõ ràng, việc cấp phép cho Nanocovax đang gặp điểm nghẽn, cần tháo gỡ ngay theo đúng tinh thần của Chính phủ với vaccine made in Việt Nam.

Không chỉ các đại biểu Quốc hội sốt ruột, mà người dân cũng đang chờ từng ngày để được tiếp cận vaccine nội. Còn đối với đơn vị sản xuất, họ đã bỏ ra tới 1.500 tỉ đầu tư cho dự án với trang thiết bị, sơ sở vật chất, nguyên vật liệu, lâm sàng và quan trọng nữa là tinh thần, động lực nghiên cứu xuống thấp khi sản phẩm của họ vẫn chưa biết ngày nào sẽ được cấp phép và đi vào cuộc sống trong bối cảnh nguồn vaccine đang thiếu và người dân đang cần.

Bao giờ có vaccine sản xuất trong nước? Đó là câu hỏi cần được Hội đồng cấp phép và Bộ Y tế phải sớm trả lời.

Linh Anh
TIN LIÊN QUAN

Thông tin mới về số người tử vong sau tiêm vaccine COVID-19 ở Thanh Hoá

Xuân Hùng |

THANH HOÁ - Số người tử vong sau khi tiêm vaccine COVID-19 tại một công ty ở Thanh Hoá không còn dừng ở 2 người như thông tin ban đầu.

WHO cảnh báo người tiêm vaccine không rơi vào "cảm giác an toàn sai lầm"

Song Minh |

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới WHO cảnh báo những người được tiêm chủng vẫn phải thận trọng nếu mắc COVID-19 và không rơi vào “cảm giác an toàn sai lầm”.

Argentina tài trợ Việt Nam 500.000 liều vaccine AstraZeneca

Ngọc Vân |

500.000 liều vaccine AstraZeneca Argentina tài trợ Việt Nam đã về đến sân bay Nội Bài chiều 24.11.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông tin mới về số người tử vong sau tiêm vaccine COVID-19 ở Thanh Hoá

Xuân Hùng |

THANH HOÁ - Số người tử vong sau khi tiêm vaccine COVID-19 tại một công ty ở Thanh Hoá không còn dừng ở 2 người như thông tin ban đầu.

WHO cảnh báo người tiêm vaccine không rơi vào "cảm giác an toàn sai lầm"

Song Minh |

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới WHO cảnh báo những người được tiêm chủng vẫn phải thận trọng nếu mắc COVID-19 và không rơi vào “cảm giác an toàn sai lầm”.

Argentina tài trợ Việt Nam 500.000 liều vaccine AstraZeneca

Ngọc Vân |

500.000 liều vaccine AstraZeneca Argentina tài trợ Việt Nam đã về đến sân bay Nội Bài chiều 24.11.