“Sóng và máy tính cho em”: Ước mơ không còn xa xỉ với học sinh khó khăn

Phạm Đông |

"Máy tính cho em", "Sóng và máy tính cho em" là những cụm từ bắt đầu trở nên quen thuộc trong tháng đầu bước vào năm học mới. Việc kêu gọi toàn xã hội chung tay sẽ góp phần hỗ trợ các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thiếu phương tiện và điều kiện học tập trực tuyến.

Chắp cánh ước mơ học tập

Sự lan tỏa mạnh mẽ của chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trực tiếp phát động vào tối 12.9 thực sự đã chạm đến trái tim của cả triệu người dân, chắp cánh ước mơ cho nhiều học trò nghèo trên cả nước.

Câu chuyện em Nguyễn Thị Thanh Loan (lớp 6C Trường THCS Hòa Long, TP.Bắc Ninh) cùng mẹ quét rác thuê, kiếm được 250.000 đồng/tháng mong ước có được thiết bị để học trực tuyến khi năm học mới đã đến khiến mọi người cảm động. Sau khi sự việc được lan toả, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh đã đến tận nhà hai em Nguyễn Thị Thanh Loan và em Nguyễn Tuấn Anh (lớp 3A2, Trường Tiểu học Hòa Long) để trao 2 chiếc máy tính để bàn, mỗi chiếc trị giá 10 triệu đồng.

Đây chỉ là một trong khoảng 1,5 triệu học sinh nghèo cần hỗ trợ máy tính để học trực tuyến. Những chiếc máy tính này sẽ giúp các em đáp ứng tốt nhu cầu học tập trên môi trường internet. Bởi ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phát động chương trình, đã có rất nhiều địa phương, tổ chức, đơn vị, cá nhân tiên phong hưởng ứng, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trước thế hệ tương lai của đất nước.

Nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Loan mồ côi cha, gia cảnh khó khăn. Ảnh: Liễu Thị
Nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Loan mồ côi cha, gia cảnh khó khăn. Ảnh: Liễu Thị

Mục tiêu của “Sóng và máy tính cho em” đặt ra, hết năm 2021, sóng internet sẽ phủ kín toàn quốc, 1 triệu học sinh, sinh viên khó khăn sẽ được trang cấp máy tính bảng. Sang giai đoạn 2 từ năm 2022 – 2023, phấn đấu không còn học sinh, sinh viên nào thiếu thiết bị để học trực tuyến.

Toàn xã hội chung tay vào "sự nghiệp trồng người"

Trao đổi với Lao Động, bà Lê Thu Thảo - giáo viên Trường THCS Hoàng Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) cho rằng, chưa bao giờ giáo dục được quan tâm, đầu tư mạnh mẽ như hiện nay. Chương trình không chỉ kêu gọi sự chung tay, góp sức của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm mua máy tính mới tặng học sinh nghèo vùng dịch hay ở vùng sâu, vùng xa mà còn mong muốn tất cả xã hội chung tay vào "sự nghiệp trồng người" trong năm học đặc biệt này.

Theo bà Thảo, khi sự đồng lòng, chung sức lan tỏa nhiều hơn và kéo được sự hưởng ứng của nhiều cấp, ngành, đặc biệt là có các doanh nghiệp vào cuộc, khó khăn chắc chắn sẽ được giải quyết. Sự chung sức từ người dân đến doanh nghiệp vào "sự nghiệp trồng người" cũng cho thấy chúng ta rất cần có cơ chế rõ ràng, thuyết phục hơn để khích lệ doanh nghiệp tham gia các chương trình vì cộng đồng.

Tiếp thêm động lực cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Phạm Đông
Tiếp thêm động lực cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Phạm Đông

Nhấn mạnh chương trình có ý nghĩa mang lại cơ hội học tập bình đẳng trong dịch COVID-19, bà Thảo cho biết trở ngại lớn nhất của giáo dục vùng cao là cơ sở vật chất. Do đó bà tin tưởng những chương trình, dự án ưu tiên cho địa bàn khó khăn, nhất là trong kỷ nguyên 4.0 đã rút ngắn rất nhiều khoảng cách giữa các vùng miền, giúp vùng cao không còn thiệt thòi. Chỉ có như vậy mới giúp việc học trực tuyến không còn là một thứ gì đó rất xa xỉ.

"Trong bối cảnh dịch COVID-19, vừa lo an sinh xã hội nhưng việc chống nguy cơ của “giặc dốt” cũng là một nhiệm vụ vô cùng cấp bách. Như vậy cho thấy ý nghĩa của việc triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em” sẽ có giá trị vô cùng to lớn" - bà Thảo thông tin.

Còn ông Nguyễn Khắc Tuấn - giáo viên dạy Toán Trường liên cấp THCS - Tiểu học Vietschool Pandora (Hà Nội) cho biết, để thực hiện chương trình này, cũng sẽ gặp không ít khó khăn. Hiện tại rất cần sự chung tay của toàn xã hội, ngoài đóng góp kinh phí mua máy tính, các doanh nghiệp có thể trao tặng thiết bị, hỗ trợ giá, phần mềm, gói cước data... Còn người dân có thể quyên góp đồ cũ để ban tổ chức sửa chữa trao tặng học sinh nghèo.

Tuy nhiên, các tổ chức, doanh nghiệp cần phối hợp với địa phương quan tâm đến từng trường hợp nhằm kịp thời nắm bắt, có sự hỗ trợ đúng lúc, đúng thứ các em cần. Sự đồng hành với các em không chỉ dừng ở thời điểm bước vào năm học mới, mà công cuộc này cần thực hiện thường xuyên, liên tục để học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhận được nguồn hỗ trợ ổn định, lâu dài cho chặng đường phía trước.

Ông Tuấn cũng đề xuất nước ta cần có chính sách để doanh nghiệp đưa chính sách xã hội vào chiến lược trung tâm. Cần các quy định cụ thể về ưu đãi cho doanh nghiệp trong đầu tư để họ không chỉ xem hoạt động vì cộng đồng là việc "từ thiện" mà còn vì lợi ích, thương hiệu của mình.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Sóng và máy tính cho em: Truyền đi năng lượng tích cực, ý nghĩa nhân văn

. |

Tối 12.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”, kêu gọi toàn xã hội chung tay hỗ trợ các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thiếu phương tiện và điều kiện học tập trực tuyến, nhất là các khu vực đang thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại lễ phát động.

Phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”: Sẽ hỗ trợ cho 1,5 triệu học sinh

Phạm Đông - Bích Hà |

Tối 12.9, chương trình “Sóng và máy tính cho em” được tổ chức trực tuyến giữa Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố và 1 điểm cầu ở Bộ GDĐT. Tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Bộ GDĐT, Bộ TTTT và một số doanh nghiệp. Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Bộ TTTT khẩn trương xây dựng và triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em”.

"Sóng và máy tính cho em": Gieo những hạt mầm lan toả thành xã hội số

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Phát biểu tại Lễ phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Mỗi máy tính, mỗi khu vực có sóng trong điều kiện giải quyết tình thế góp phần gieo những hạt mầm để những hạt mầm đó lớn lên và tiếp tục lan toả tạo thành xã hội số, kinh tế số, tạo thành tình yêu thương trên mọi miền của đất nước ta".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Sóng và máy tính cho em: Truyền đi năng lượng tích cực, ý nghĩa nhân văn

. |

Tối 12.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”, kêu gọi toàn xã hội chung tay hỗ trợ các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thiếu phương tiện và điều kiện học tập trực tuyến, nhất là các khu vực đang thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại lễ phát động.

Phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”: Sẽ hỗ trợ cho 1,5 triệu học sinh

Phạm Đông - Bích Hà |

Tối 12.9, chương trình “Sóng và máy tính cho em” được tổ chức trực tuyến giữa Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố và 1 điểm cầu ở Bộ GDĐT. Tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Bộ GDĐT, Bộ TTTT và một số doanh nghiệp. Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Bộ TTTT khẩn trương xây dựng và triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em”.

"Sóng và máy tính cho em": Gieo những hạt mầm lan toả thành xã hội số

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Phát biểu tại Lễ phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Mỗi máy tính, mỗi khu vực có sóng trong điều kiện giải quyết tình thế góp phần gieo những hạt mầm để những hạt mầm đó lớn lên và tiếp tục lan toả tạo thành xã hội số, kinh tế số, tạo thành tình yêu thương trên mọi miền của đất nước ta".