Sông Sài Gòn bị "xẻ thịt": Nhiều cơ quan, sở ngành cùng vào cuộc kiểm tra

Huân Cao |

Sau khi Báo Lao Động đăng loạt bài "Sông Sài Gòn bị xẻ thịt, chiếm đoạt", UBND quận 2, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh thành lập đoàn kiểm tra những thông tin báo phản ánh và xử lý theo quy định.

Nhiều đại gia, doanh nghiệp đang đua nhau xây độc chiếm bờ sông Sài Gòn
Nhiều đại gia, doanh nghiệp đang đua nhau xây độc chiếm bờ sông Sài Gòn.

Liên quan đến loạt bài điều tra của Báo Lao Động về việc hai bên bờ sông Sài Gòn bị nhiều đại gia, doanh nghiệp đua nhau xẻ thịt, chiếm đoạt, sáng 11.11 trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Phước Hưng - Chủ tịch UBND quận 2 cho biết UBND quận đã lập đoàn kiểm tra những thông tin báo nêu.

Theo ông Hưng, sau khi Báo Lao Động phản ánh, ông đã trực tiếp chỉ đạo lập đoàn kiểm tra bao gồm Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài Nguyên Môi trường và các phường thuộc quận 2 vào cuộc xác minh những thông tin báo phản ánh. Hiện công tác kiểm tra vẫn đang được tiến hành đến từng doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, sau khi có kết quả sẽ phản hồi đến báo.

Trước đó, Báo Lao Động đã đăng loạt bài "Sông Sài Gòn bị xẻ thịt, chiếm đoạt", nội dung phản ánh thực trạng hai bên bờ sông Sài Gòn đã bị nhiều đại gia, doanh nghiệp lấn chiếm làm của riêng. Không chỉ lấn chiếm bờ sông, nhiều đại gia còn chiếm đoạt cả những con hẻm nối ra sông Sài Gòn làm lối đi riêng. Phần lớn những thông tin báo phản ánh đều nằm trên địa bàn quận 2, nơi được xem là có vị trí giáp trung tâm quận 1 và giá đất luôn tăng cao từng ngày, nhất là đất ven sông.

Một trong những công trình xây dựng lấn chiếm bờ sông Sài Gòn đang thách thức pháp luật
Một trong những công trình xây dựng lấn chiếm bờ sông Sài Gòn đang thách thức pháp luật.

Cũng trong sáng 11.11, trao đổi với phóng viên, ông Trần Nguyên Hiền - Chi Cục trưởng Chi Cục Bảo vệ Môi trường cho biết, lãnh đạo Sở Tài nguyên Môi trường đã chỉ đạo Chi cục vào cuộc kiểm tra, đánh giá tác động môi trường của những công trình xây dựng ven sông mà bài báo phản ánh.

"Khi nhận được chỉ đạo của lãnh đạo Sở Tài Nguyên và Môi trường, chúng tôi đã lập đoàn kiểm tra. Tuy nhiên, vụ việc có liên quan đến nhiều doanh nghiệp và tổ chức nên cần có thời gian để kiểm tra và đánh giá tác động môi trường các đơn vị báo phản ánh. Khi có kết quả xử lý, Chi cục sẽ báo cáo đến lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, đồng thời sẽ thông tin đến báo" - ông Hiền nói.

Trước đó, Giám đốc Sở Xây dựng và Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc cũng đã lập đoàn kiểm tra những thông tin báo nêu.

Huân Cao
TIN LIÊN QUAN

Sông Sài Gòn bị "xẻ thịt", đại gia chiếm hẻm: TP.HCM sẽ xử lý dứt điểm

HUÂN CAO - TRẦN KHANH |

Sau khi Báo Lao Động vừa có loạt bài điều tra về tình trạng sông Sài Gòn bị “xẻ thịt”, nhiều “đại gia” chiếm đường hẻm công cộng, lập trạm gác khiến người dân không thể đi lại, ngày 24.10, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan cho biết, đã giao cho Sở Xây dựng vào cuộc xử lý dứt điểm.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Sẽ kiểm tra việc lấn chiếm bờ sông Sài Gòn

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết sẽ chỉ đạo kiểm tra, làm rõ thông tin Báo Lao Động phản ánh về việc bờ sông Sài Gòn đã và đang bị "xẻ thịt", một số “đại gia” chiếm đường làm lối đi riêng cho mình.

Dân nhường đất mở hẻm, “đại gia” chiếm đường đi riêng

CAO HUÂN |

Tại TPHCM, nhiều người dân sẵn sàng nhường phần diện tích đất vàng của mình để mở rộng lối đi chung, trong khi không ít “đại gia” lại đang chiếm đường, lập trạm gác để người dân không thể đi lại. Nhiều con hẻm dẫn ra sông Sài Gòn đang bị “tư hữu” hóa theo cách này.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Sông Sài Gòn bị "xẻ thịt", đại gia chiếm hẻm: TP.HCM sẽ xử lý dứt điểm

HUÂN CAO - TRẦN KHANH |

Sau khi Báo Lao Động vừa có loạt bài điều tra về tình trạng sông Sài Gòn bị “xẻ thịt”, nhiều “đại gia” chiếm đường hẻm công cộng, lập trạm gác khiến người dân không thể đi lại, ngày 24.10, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan cho biết, đã giao cho Sở Xây dựng vào cuộc xử lý dứt điểm.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Sẽ kiểm tra việc lấn chiếm bờ sông Sài Gòn

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết sẽ chỉ đạo kiểm tra, làm rõ thông tin Báo Lao Động phản ánh về việc bờ sông Sài Gòn đã và đang bị "xẻ thịt", một số “đại gia” chiếm đường làm lối đi riêng cho mình.

Dân nhường đất mở hẻm, “đại gia” chiếm đường đi riêng

CAO HUÂN |

Tại TPHCM, nhiều người dân sẵn sàng nhường phần diện tích đất vàng của mình để mở rộng lối đi chung, trong khi không ít “đại gia” lại đang chiếm đường, lập trạm gác để người dân không thể đi lại. Nhiều con hẻm dẫn ra sông Sài Gòn đang bị “tư hữu” hóa theo cách này.