Sông Mekong đang thoi thóp trước thế “nội công - ngoại kích”

Thanh Mai |

Ngày 20.3, tại TP Cần Thơ, diễn đàn “Bảo vệ con người và hệ sinh thái sông Mekong, trong bối cảnh nhiều biến động” do Tổ chức Sông ngòi quốc tế (International Rivers – IR) phối hợp cùng Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Liên minh cứu sông Mekong (Save the Mekong coliation – StM) và Diễn đàn Môi trường Mekong (MEF) thực hiện. 

Tại diễn đàn, các nhà khoa học, các chuyên gia trong nước và quốc tế, cùng các ngành chức năng nhiều địa phương vùng ĐBSCL đã cảnh báo về thực trạng thoi thóp của sông Mekong trước thế “nội công – ngoại kích”.

Theo IR, Mekong là một trong những dòng sông lớn và có đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Dòng sông này đã tạo nên một vùng sản xuất lúa gạo lớn, nguồn cá tự nhiên cao nhất nhì thế giới. Đặc biệt, ở hạ lưu - nơi sinh sống của trên 60 triệu người, đa số sống bằng nghề canh tác lúa nước, trồng cây sử dụng nước và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất cho thấy, Mekong là một trong những khu vực trên thế giới bị tác động mạnh mẽ nhất bởi biến đổi khí hậu toàn cầu. Dễ thấy nhất là những thay đổi về đa dạng sinh học, làm ảnh hưởng đến sinh kế của người dân. Nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng sự phát triển bền vững trên lĩnh vực nông nghiệp - xương sống của nhiều quốc gia trong lưu vực.

Thế nhưng, tác động ấy như càng được thúc đẩy nhanh hơn, nghiêm trọng hơn khi có sự xuất hiện của những đập thủy điện trên thượng nguồn sông. Hiện, ngoài 7 công trình đập trên dòng chính đã hoàn thành ở Trung Quốc thì 11 con đập đang và sẽ xây dựng trên sông đoạn chảy qua Lào và Campuchia được đánh giá sẽ gây ra những tổn thất nghiêm trọng đối với nguồn phù sa, nguồn thủy sản, chất lượng nước, đa dạng sinh học…

Quang cảnh diễn đàn.
Quang cảnh diễn đàn.

Tại diễn đàn, các chuyên gia đưa ra thí dụ cụ thể. Mùa khô năm 2016, tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra dữ dội ở các tỉnh ĐBSCL; lượng nước đổ về ĐBSCL thấp kỷ lục, gây nên hạn mặn gay gắt nhất trong gần 100 năm qua; từ đó dẫn đến những thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.

Trong khi đó, đáng lo hơn là nhiều quốc gia lại chưa có chiến lược ứng phó bền vững nhưng lại làm vấn đề nghiêm trọng hơn. Đó là việc tiếp tục canh tác lúa với mật độ cao: 2 vụ, 3 vụ, thậm chí 7 vụ/2 năm… đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nhu cầu nước tưới nhiều nhất trong lưu vực.

Điều này được xem như tự đưa mình vào tình thế khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh nước đang dần hiếm. Vì vậy, theo các diễn giả, bên cạnh việc tiếp tục kiên quyết đấu tranh với thủy điện đầu nguồn, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu..., chúng ta cần thay đổi ngay chính mình.

Thanh Mai
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam tham gia tích cực vào hợp tác Mekong - Lan Thương

KHÁNH MINH (Theo TTXVN) |

Ngày 10.1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ hai tại Phnom Penh (Campuchia) theo lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Đề xuất một Phó Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban sông Mekong

LƯU XUÂN |

Ngày 8.12, tại TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang), Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban sông Mekong Việt Nam đã chủ trì hội nghị đánh giá nhiệm vụ năm 2017 của Ủy ban. Tham dự hội nghị còn có đại diện các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo UBND 13 tỉnh ĐBSCL và 4 tỉnh Tây Nguyên.

Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về lúa mùa nổi

Lục Tùng |

Sáng 6.11, tại Trường ĐH An Giang đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế về lúa mùa nổi. Với chủ đề: “Hướng đến Nông nghiệp bền vững và An ninh lương thực vùng sông MeKong: Bảo tồn hệ thống canh tác nông nghiệp sinh thái trên nền lúa mùa nổi tại ĐBSCL, Việt Nam”, hội thảo đã thu hút gần 200 đại biểu là nông dân, nhà quản lý và nhà nghiên cứu khoa học đến từ nhiều trường ĐH trong nước và quốc tế.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Việt Nam tham gia tích cực vào hợp tác Mekong - Lan Thương

KHÁNH MINH (Theo TTXVN) |

Ngày 10.1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ hai tại Phnom Penh (Campuchia) theo lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Đề xuất một Phó Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban sông Mekong

LƯU XUÂN |

Ngày 8.12, tại TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang), Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban sông Mekong Việt Nam đã chủ trì hội nghị đánh giá nhiệm vụ năm 2017 của Ủy ban. Tham dự hội nghị còn có đại diện các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo UBND 13 tỉnh ĐBSCL và 4 tỉnh Tây Nguyên.

Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về lúa mùa nổi

Lục Tùng |

Sáng 6.11, tại Trường ĐH An Giang đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế về lúa mùa nổi. Với chủ đề: “Hướng đến Nông nghiệp bền vững và An ninh lương thực vùng sông MeKong: Bảo tồn hệ thống canh tác nông nghiệp sinh thái trên nền lúa mùa nổi tại ĐBSCL, Việt Nam”, hội thảo đã thu hút gần 200 đại biểu là nông dân, nhà quản lý và nhà nghiên cứu khoa học đến từ nhiều trường ĐH trong nước và quốc tế.