Sơn La đặt mục tiêu đến năm 2030 GRDP bình quân đạt 8-10 triệu đồng/tháng

Khánh Linh |

GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 8 - 10 triệu đồng/người/tháng (100 - 120 triệu đồng/người/năm); Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 8.000 tỉ đồng là những mục tiêu trong Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Sáng 19.1, tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tỉnh Sơn La là trung tâm tiểu vùng Tây Bắc, có vai trò chính trị đặc biệt của vùng Bắc Lào, Trung du và miền núi phía Bắc và là điểm hội tụ của kết cấu hạ tầng kinh tế, đô thị, giao thông đường bộ của tiểu vùng Tây Bắc.

Đây cũng là một trong các trung tâm du lịch, điểm đến an toàn hấp dẫn vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với các sản phẩm du lịch độc đáo. Đồng thời, là tỉnh có diện tích tự nhiên đứng thứ 3/63 cả nước.

Tỉnh này phấn đấu đến năm 2030 trở thành một trong những tỉnh phát triển khá của vùng trung du và miền núi phía Bắc, là trung tâm của tiểu vùng Tây Bắc; trọng điểm du lịch của vùng biên giới Việt Nam – Lào và vùng trung du miền núi phía Bắc; trung tâm chế biến sản phẩm nông nghiệp của vùng trung du miền núi phía Bắc...

Đồng thời, phát triển Sơn La tiếp tục trở thành tỉnh phát triển đa ngành, đa lĩnh vực, bao gồm công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, đô thị và nông thôn.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, về kinh tế có 7 chỉ tiêu, trong đó: Tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2021-2030 đạt trên 8%; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 100 -120 triệu đồng/người/năm; Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 8.000 tỉ đồng.

Về văn hóa - xã hội có 10 chỉ tiêu, về môi trường có 7 chỉ tiêu, về quốc phòng, an ninh có 2 chỉ tiêu.

Tỉnh này cũng phấn đấu đến năm 2050, Sơn La là một cực phát triển quan trọng của vùng Tây Bắc; có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ và hiện đại; nền tảng kinh tế có đủ sức cạnh tranh với các tỉnh khác trong khu vực và cả nước.

Tại hội nghị Công bố quy hoạch, tỉnh cũng xác định 3 nội dung đột phá.

Theo đó, tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với công nghiệp chế biến. Đẩy mạnh phát triển du lịch với nhiều loại hình, sản phẩm dịch vụ với trọng tâm là du lịch sinh thái, nông nghiệp; du lịch văn hóa, lịch sử; du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch cộng đồng; tập trung phát triển hạ tầng Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.

Phát triển kinh tế đô thị - công nghiệp - dịch vụ dựa trên tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu vực trọng điểm.

Bên cạnh đó, phát triển các chuỗi sản phẩm chủ lực của tỉnh trong liên kết vùng như: Chuỗi giá trị ngành hàng nông, lâm nghiệp, thủy sản chủ lực gắn với công nghiệp chế biến; Chuỗi giá trị năng lượng tái tạo; Chuỗi giá trị ngành hàng khai khoáng.

Ngoài ra, tập trung phát triển 2 trung tâm đô thị gồm vùng đô thị trung tâm tỉnh (thành phố Sơn La - Hát Lót) và trung tâm đô thị phía Đông Nam (Mộc Châu - Vân Hồ). Phát triển 3 hành lang kinh tế động lực chủ đạo gồm hành lang Quốc lộ 6 và cao tốc Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên; hành lang Quốc lộ 279D - quốc lộ 4G và hành lang Quốc lộ 43.

Cũng tại hội nghị, UBND tỉnh Sơn La đã trao quyết định chấp thuận đầu tư cho các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Quy hoạch Gia Lai hướng tới trở thành trung tâm Bắc Tây Nguyên

THANH TUẤN |

Đến năm 2050, quy hoạch tỉnh Gia Lai là “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”, là vùng đất xanh, giàu bản sắc văn hóa, phát triển kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ số phát triển kinh tế sinh thái, kinh tế tuần hoàn.

Quy hoạch tỉnh Kon Tum tương ứng với các vùng trọng tâm phát triển

Lê Nguyên |

Chiều 16.1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham dự Hội nghị công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2023, tầm nhìn 2050.

Nhiều dự án bố trí tái định cư cho người dân ở Đắk Nông vướng quy hoạch

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Từ năm 2006 đến nay, UBND huyện Đắk R’lấp phê duyệt chế độ tái định cư cho 497 hộ với 608 lô đất tái định cư. Thế nhưng, hiện nay, địa phương đang còn nợ 328 hộ, với 420 lô đất. Nguyên nhân phần lớn do nhiều khu đất được bố trí xây dựng khu tái định cư đang vướng phải quy hoạch khai thác bô xít chưa được tháo gỡ.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Quy hoạch Gia Lai hướng tới trở thành trung tâm Bắc Tây Nguyên

THANH TUẤN |

Đến năm 2050, quy hoạch tỉnh Gia Lai là “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”, là vùng đất xanh, giàu bản sắc văn hóa, phát triển kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ số phát triển kinh tế sinh thái, kinh tế tuần hoàn.

Quy hoạch tỉnh Kon Tum tương ứng với các vùng trọng tâm phát triển

Lê Nguyên |

Chiều 16.1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham dự Hội nghị công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2023, tầm nhìn 2050.

Nhiều dự án bố trí tái định cư cho người dân ở Đắk Nông vướng quy hoạch

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Từ năm 2006 đến nay, UBND huyện Đắk R’lấp phê duyệt chế độ tái định cư cho 497 hộ với 608 lô đất tái định cư. Thế nhưng, hiện nay, địa phương đang còn nợ 328 hộ, với 420 lô đất. Nguyên nhân phần lớn do nhiều khu đất được bố trí xây dựng khu tái định cư đang vướng phải quy hoạch khai thác bô xít chưa được tháo gỡ.