Sớm tiêm vaccine COVID-19 cho lực lượng thuyền viên

Khánh Hoà - Hoàng Hoan |

Để giải cứu hàng nghìn thuyền viên mắc kẹt, bên cạnh việc đề xuất đưa các thuyền viên này vào danh sách ưu tiên trên các chuyến bay cứu trợ, lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam cùng đại diện nhiều doanh nghiệp vận tải biển cũng kiến nghị ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho lực lượng thuyền viên.

Doanh nghiệp sẵn sàng trả chi phí để thuyền viên được tiêm vaccine sớm

Ông Hoàng Văn Dương - Giám đốc Cty CP Hàng hải Liên Minh - một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển nhiều năm - cho biết: Cty ông hiện có gần 700 thuyền viên, cung ứng nhân lực cho đối tác chính là Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc). Từ năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh nên các phương án thay đổi thuyền viên hết hạn hợp đồng và thay bằng thuyền viên mới đã bị ảnh hưởng lớn. Nhiều thuyền viên của công ty hết hạn hợp đồng nhưng không lên được bờ, lên được bờ rồi thì mắc kẹt ở nước ngoài do không có chuyến bay về nước, khiến lao động, thuyền viên rất khổ sở. Cá biệt, có trường hợp, hãng tàu đối tác với Cty đã phải chạy một chuyến tàu không (tàu vốn chở được 3.700 ôtô) chạy từ Chi Lê về Việt Nam chỉ để thay đổi thuyền viên, với chi phí khổng lồ lên đến gần 3 triệu USD (chưa kể các phí dịch vụ khi cập cảng gần 300.000USD nữa).

Theo ông Dương, đất nước ta là nơi có bờ biển dài, Chính phủ cũng hướng tới nền kinh tế phát triển ra biển, thuyền viên là lực lượng lao động đặc thù, đi khắp nơi trên thế giới, nên nguy cơ lấy nhiễm cũng nhiều hơn. Do đó, các thuyền viên làm việc trên biển cần phải đưa vào diện được ưu tiên tiêm sớm hơn. “Doanh nghiệp chúng tôi sẵn sàng trả chi phí để thuyền viên được tiêm vaccine sớm, vì môi trường làm việc trên tàu vốn đã không được chăm sóc y tế đầy đủ, kịp thời” - ông Dương nói.

Cùng quan điểm trên, ông Vũ Văn Phong - Chủ tịch Công đoàn Cty CP Hàng hải Liên Minh - đề nghị cơ quan chức năng tổ chức tiêm sớm cho những thuyền viên chuẩn bị nhập tàu, vì mỗi chuyến đi của họ kéo dài từ 10 tháng tới một năm, để nhằm đảm bảo an toàn cho công dân nước mình khi họ ra khỏi biên giới đất nước. Khi những thuyền viên trên tàu về nước, cũng cần tiêm vaccine sớm, để họ đủ thời gian chuẩn bị cho những chuyến xa nhà, xa đất nước tiếp theo.

Ông Nguyễn Huy Ty - Phó Giám đốc Cty Vận tải biển Sao Phương Đông (Hải Phòng) - đơn vị chuyên cung cấp thuyền viên cho các hãng tàu nước ngoài cho biết: Cty hiện có 1 thuyền viên đang bị mắc kẹt gần 2 tháng ở Philippines, 6 thuyền viên đang mắc kẹt ở Malaysia, 3 thuyền viên mắc kẹt ở Ai Cập. Những thuyền viên này vốn đã phải làm quá thời gian hợp đồng mới được lên bờ, nhưng vào được bờ mà vẫn chưa về Việt Nam được bởi không có chuyến bay. Hằng ngày, những người này chỉ ở trong phòng khách sạn, không được đi đâu nên rất bí bách, khổ sở. “Chúng tôi mong muốn Chính phủ coi thuyền viên là lực lượng lao động đặc thù, quan trọng trong giao thương quốc tế, nên đề nghị được tạo điều kiện trong việc di chuyển (giống như những nước Châu Âu đã có chính sách đặc thù cho lao động trên biển), đồng thời ưu tiên cho lực lượng này được tiêm vaccine sớm để yên tâm công tác trên biển dài ngày.

Đề xuất đưa thuyền viên mắc kẹt vào danh sách ưu tiên trên các chuyến bay cứu trợ

Trao đổi với Báo Lao Động, ông Hoàng Hồng Giang - Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam - cho biết, lao động hàng hải (thuyền viên) là ngành lao động đặc thù với thời gian làm việc trên tàu kéo dài từ 6-12 tháng, công việc nhiều áp lực, thuyền viên phải đối mặt với nhiều nguy hiểm như bão gió, cướp biển, thiên tai. Tuy nhiên việc thay thế thuyền viên hiện nay là rất khó khăn do nhiều quốc gia không cho phép thuyền viên được lên bờ khi tàu cập các cảng biển, không thực hiện các chuyến bay thương mại, hạn chế nhập cảnh, không cấp visa, thuyền viên muốn hồi hương phải hoàn thành cách ly ở nước sở tại, thời gian chờ đợi Đại sứ quán xét duyệt được hồi hương kéo dài, dẫn đến thuyền viên đã hết hạn hợp đồng nhưng khó về nước, bị kẹt lại ở nhiều nước trên thế giới.

Bên cạnh đó, việc đưa thuyền viên từ Việt Nam sang thay thế cũng gặp các khó khăn tương tự, dẫn đến một số lớn thuyền viên đã quá hợp đồng lao động bị kẹt trên tàu.

Để giải quyết vấn đề này, Cục Hàng hải Việt Nam đã hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp, thuyền viên thông qua các giải pháp như: Tự động gia hạn chứng chỉ chuyên môn cho thuyền viên đang làm việc trên tàu bị hết hạn (hoặc gia hạn từ xa theo hình thức trực tuyến); đồng thời đề nghị các cơ quan phối hợp giải quyết đồng bộ nội dung này cho thuyền viên (ngành Y tế đối với Giấy khám sức khỏe thuyền viên, Bộ Bưu chính viễn thông đối với chứng chỉ GOC của thuyền viên).

Cục Hàng hải Việt Nam cũng đã có công văn gửi Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) để đề nghị có biện pháp hỗ trợ thủ tục nhập cảnh cho sĩ quan, thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển hoạt động tuyến quốc tế quá thời hạn hợp đồng lao động được hồi hương; báo cáo Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại các nước xem xét đưa thuyền viên Việt Nam hết hạn hợp đồng đang mắc kẹt ở nước ngoài vào danh sách ưu tiên trên các chuyến bay cứu trợ của Chính phủ Việt Nam.

Cục cũng đã có văn bản gửi Tổng thư ký IMO và sau đó IMO đã ra nghị quyết đề nghị các quốc gia thành viên lưu tâm, ưu tiên tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19 cho thuyền viên.

Khánh Hoà - Hoàng Hoan
TIN LIÊN QUAN

Thuyền viên mắc kẹt vì dịch: ILO cảnh báo nguy cơ tai nạn hàng hải và kêu gọi hỗ trợ

Khánh Hoà |

Trong một báo cáo công bố cuối năm 2020, tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã lên tiếng cảnh báo về vấn đề vi phạm quyền của thuyền viên khi không thể lên bờ và nguy cơ tai nạn hàng hải so sự mệt mỏi và các vấn đề sức khoẻ của thuyền viên khi mắc kẹt vì dịch COVID-19. Cảnh báo này mới đây lại được nhắc lại trong một sáng kiến ​​chung của Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc, Văn phòng Nhân quyền LHQ, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO).

Vướng dịch COVID-19, 1.500 thuyền viên kẹt đường về quê hương

KHÁNH HOÀ - THUỲ LINH |

Hết hợp đồng phải lên bờ mà muốn hồi hương thì phải nằm chờ và không biết chờ đến bao giờ là tình trạng mà anh Lường Ngọc Hợp một trong 1.500 thuyền viên Việt Nam đang phải đối mặt do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Chính sách đóng cửa của nhiều quốc gia cùng quy định siết chặt của một số địa phương khiến đường về nhà của những người lao động đặc thù này trở nên xa quá.

Bộ đội biên phòng Hải Phòng cứu 7 thuyền viên bị đắm tàu giữa đêm

Đặng Luân |

Ngày 16.6, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP.Hải Phòng có báo cáo nhanh số 2 về việc tàu HP 90863 TS gặp nạn trên biển ngày 15.6.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Thuyền viên mắc kẹt vì dịch: ILO cảnh báo nguy cơ tai nạn hàng hải và kêu gọi hỗ trợ

Khánh Hoà |

Trong một báo cáo công bố cuối năm 2020, tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã lên tiếng cảnh báo về vấn đề vi phạm quyền của thuyền viên khi không thể lên bờ và nguy cơ tai nạn hàng hải so sự mệt mỏi và các vấn đề sức khoẻ của thuyền viên khi mắc kẹt vì dịch COVID-19. Cảnh báo này mới đây lại được nhắc lại trong một sáng kiến ​​chung của Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc, Văn phòng Nhân quyền LHQ, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO).

Vướng dịch COVID-19, 1.500 thuyền viên kẹt đường về quê hương

KHÁNH HOÀ - THUỲ LINH |

Hết hợp đồng phải lên bờ mà muốn hồi hương thì phải nằm chờ và không biết chờ đến bao giờ là tình trạng mà anh Lường Ngọc Hợp một trong 1.500 thuyền viên Việt Nam đang phải đối mặt do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Chính sách đóng cửa của nhiều quốc gia cùng quy định siết chặt của một số địa phương khiến đường về nhà của những người lao động đặc thù này trở nên xa quá.

Bộ đội biên phòng Hải Phòng cứu 7 thuyền viên bị đắm tàu giữa đêm

Đặng Luân |

Ngày 16.6, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP.Hải Phòng có báo cáo nhanh số 2 về việc tàu HP 90863 TS gặp nạn trên biển ngày 15.6.