Ngày Thế giới phòng, chống lao (24.3)

Sớm chấm dứt bệnh lao trong công nhân, người lao động

Minh Thành |

Dịch tễ lao ở Việt Nam hiện vẫn còn cao, xếp thứ 10 trong 30 nước có gánh nặng bệnh nhân lao cao trên thế giới và xếp thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất trên toàn cầu. Theo thống kê, tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 12.000 ca tử vong liên quan đến bệnh lao. “Đúng! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao” là chủ đề của Ngày Thế giới phòng chống lao năm 2023.

70% người mắc lao ở độ tuổi lao động

Theo số liệu thống kê của Chương trình Chống lao Quốc gia, hàng năm Việt Nam phát hiện và đưa vào điều trị hơn 100.000 người mắc lao. Tuy nhiên, tỉ lệ bệnh nhân được phát hiện và báo cáo mới chỉ đạt 60%, có nghĩa là tới 40% số bệnh nhân lao chưa được phát hiện hoặc được phát hiện nhưng chưa được báo cáo trong cộng đồng.

Trong khi đó, báo cáo Global Tuberculosis Report 2022 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao với 169.000 người mắc bệnh lao và 12.000 người tử vong do lao năm 2021. Trong đó, 63% bệnh nhân lao thường, 98% bệnh nhân lao kháng thuốc và gia đình đối mặt với những chi phí thảm họa - nghĩa là chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao vượt quá 20% thu nhập hàng năm của cả hộ gia đình. 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động.

Đầu tư chấm dứt bệnh lao là đầu tư cho phát triển bền vững

Trên Cổng thông tin Chính phủ, TS.BS Đinh Văn Lượng - Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình chống lao Quốc gia - cho biết: “2 năm diễn ra dịch COVID-19 (năm 2020-2021), công tác phòng chống lao tại nước ta đã phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Năm 2021, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ giảm phát hiện bệnh lao cao nhất toàn cầu do ảnh hưởng của đại dịch”.

Nguyên nhân được cho là người dân không hoặc khó tiếp cận với các dịch vụ y tế, đặc biệt là các dịch vụ chẩn đoán, điều trị lao. Nhiều cơ sở y tế, bệnh viện trong hệ thống phòng, chống lao trên toàn quốc được phân công điều trị bệnh nhân COVID-19. Cũng vì thế, công tác phòng, chống bệnh lao bị đình trệ.

Nhiều tỉnh thành thiếu vật tư và trang thiết bị gây khó khăn cho các bệnh viện hoạt động khám chữa bệnh lao, bệnh phổi. Các hoạt động phát hiện bệnh nhân lao cũng bị ảnh hưởng, không triển khai được do thực hiện giãn cách xã hội.

Giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam chúng ta đang phải đối mặt nguy cơ bệnh lao bùng phát trong cộng đồng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính trong 2 năm 2020-2021, số lượng và tỉ lệ tử vong do lao tăng trở lại so với giai đoạn trước đây. Nếu không được phát hiện và điều trị, tỉ lệ tử vong của bệnh nhân lao rất cao, khoảng 50%.

Các chuyên gia khẳng định, đầu tư cho chấm dứt bệnh lao là đầu tư cho phát triển bền vững.

Tăng cường ngăn chặn lao phổi trong công nhân, người lao động

Chưa có thống kê chính thức về số lượng người mắc lao là lực lượng công nhân lao động (mới chỉ có thống kê 70% người mắc lao trong độ tuổi lao động) nhưng hệ lụy của căn bệnh này nếu không ngăn chặn sớm sẽ tác động đến mỗi người, doanh nghiệp, thậm chí cả nền kinh tế.

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Kim Cương - Phó Giám đốc Phụ trách chuyên môn, Trưởng khoa Lao hô hấp, Bệnh viện Phổi Trung ương - cho hay, hầu hết bệnh nhân lao đều bị ảnh hưởng bởi “chi phí thảm họa”. Khi mắc lao, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn như bị hạn chế trong công việc, giao tiếp, mất thời gian lao động để kiếm sống, gây ảnh hưởng chung tới cuộc sống của người bệnh. Theo ước tính, đến 98% bệnh nhân lao kháng thuốc và gia đình phải đối mặt với chi phí vượt quá 20% thu nhập hàng năm của cả hộ gia đình cho việc chẩn đoán, điều trị bệnh lao.

Đáng chú ý, có 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động và 20.000 người chưa có thẻ bảo hiểm y tế; khoảng 70% bệnh nhân thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Trung bình một người mắc lao sẽ mất ít nhất từ 3 - 4 tháng lao động. Điều này đã đưa người bệnh vào vòng luẩn quẩn của đói nghèo, bệnh tật.

Bởi vậy, sớm chấm dứt bệnh lao cũng chính là bảo vệ nguồn lao động để người lao động có thêm cơ hội đóng góp công sức, trí tuệ vào quá trình phục hồi kinh tế.

Hàng năm, Chương trình chống lao tỉnh Khánh Hòa thu nhận và quản lý từ 1.500 - 1.600 bệnh nhân lao. Việc tổ chức khám sàng lọc phát hiện lao chủ động giúp người lao động kịp thời phát hiện và điều trị bệnh lao; doanh nghiệp có hướng khắc phục những hạn chế về môi trường làm việc, bố trí việc làm phù hợp với thể trạng, sức khỏe của người lao động.

Minh Thành
TIN LIÊN QUAN

Bệnh lao ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người lao động

Thùy Linh |

Bệnh lao do vi khuẩn lao gây nên. Sau khi phơi nhiễm, vi khuẩn lao có thể gây tổn thương ở rất nhiều các bộ phận của cơ thể, tuy vậy phần lớn gặp ở thể lao phổi. Bệnh lao nghề nghiệp là một trong 25 bệnh nghề nghiệp được Nhà nước đền bù hiện nay ở Việt Nam.

Rất nhiều trẻ mắc bệnh lao chưa được phát hiện và điều trị

Thùy Linh |

Theo ước tính, mỗi năm nước ta có khoảng 13.000 trẻ em mắc bệnh lao các thể cần điều trị. Trẻ em đa phần mắc lao ở độ tuổi dưới 5, chiếm khoảng 50% tổng số trẻ mắc bệnh.

Khám sàng lọc phát hiện bệnh lao cho công nhân lao động ở khu công nghiệp

Phương Linh |

Khánh Hòa - Qua khám sàng lọc cho CNLĐ có nguy cơ cao đang làm việc tại Khu công nghiệp Suối Dầu (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã xác định một số trường hợp bất thường về phổi.

Trên 500 can phạm, phạm nhân được khám sàng lọc bệnh lao và HIV

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Việc khám sàng lọc có ý nghĩa thiết thực nhằm đảm bảo thực hiện tốt chế độ chăm sóc y tế, công tác phòng, chống dịch bệnh cho can, phạm phạm nhân, đặc biệt là bệnh lao và bệnh phổi trong điều kiện dịch bệnh COVID -19 hiện nay.

Vẫn chưa thể tiên lượng sức khỏe sản phụ trong vụ cháy xe cứu thương

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Sau gần 10 tiếng, bác sĩ vẫn chưa thể tiên lượng được khả năng phục hồi của sản phụ bị câm điếc bẩm sinh được người chồng lôi ra trong vụ cháy xe cứu thương.

Từ tháng 4, Hải Phòng thí điểm phạt nguội ở 5 nút giao thông

Mai Dung |

Tối 31.3, Văn phòng UBND TP.Hải Phòng phát công văn hoả tốc số 2072/VP-KSTTHC về việc triển khai thí điểm hạ tầng thiết bị ghi hình phục vụ phạt nguội để xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Lào Cai phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

THEO CHINHPHU.VN |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 316/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhà siêu mỏng, siêu méo: Ba thế hệ sinh sống trong ngôi nhà 8m2

Lan Nhi |

Hàng chục năm nay, ba thế hệ trong gia đình bà Vũ Thanh Hải (quận Cầu Giấy, Hà Nội) phải bám víu trong căn nhà có diện tích chưa đầy 8m2, không có nơi tắm giặt, nhà vệ sinh.

Bệnh lao ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người lao động

Thùy Linh |

Bệnh lao do vi khuẩn lao gây nên. Sau khi phơi nhiễm, vi khuẩn lao có thể gây tổn thương ở rất nhiều các bộ phận của cơ thể, tuy vậy phần lớn gặp ở thể lao phổi. Bệnh lao nghề nghiệp là một trong 25 bệnh nghề nghiệp được Nhà nước đền bù hiện nay ở Việt Nam.

Rất nhiều trẻ mắc bệnh lao chưa được phát hiện và điều trị

Thùy Linh |

Theo ước tính, mỗi năm nước ta có khoảng 13.000 trẻ em mắc bệnh lao các thể cần điều trị. Trẻ em đa phần mắc lao ở độ tuổi dưới 5, chiếm khoảng 50% tổng số trẻ mắc bệnh.

Khám sàng lọc phát hiện bệnh lao cho công nhân lao động ở khu công nghiệp

Phương Linh |

Khánh Hòa - Qua khám sàng lọc cho CNLĐ có nguy cơ cao đang làm việc tại Khu công nghiệp Suối Dầu (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã xác định một số trường hợp bất thường về phổi.

Trên 500 can phạm, phạm nhân được khám sàng lọc bệnh lao và HIV

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Việc khám sàng lọc có ý nghĩa thiết thực nhằm đảm bảo thực hiện tốt chế độ chăm sóc y tế, công tác phòng, chống dịch bệnh cho can, phạm phạm nhân, đặc biệt là bệnh lao và bệnh phổi trong điều kiện dịch bệnh COVID -19 hiện nay.