Sóc Trăng quyết liệt thực hiện các biện pháp chống khai thác IUU

PHƯƠNG ANH |

Cùng nhiều địa phương trong cả nước, tỉnh Sóc Trăng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) với quyết tâm gỡ thẻ vàng cho thủy sản Việt Nam.

Quyết tâm chống khai thác IUU

Trong những tháng đầu năm nay, do thời tiết bất lợi, nhất là sóng to, gió lớn nên việc đánh bắt thủy hải sản của ngư dân Sóc Trăng cũng bị ảnh hưởng. Sản lượng khai thác thủy sản 7 tháng đầu năm ước đạt 6.975 tấn. Trong đó, tại Cảng cá Trần Đề (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) có 2.573 lượt tàu cá cập cảng, sản lượng hải sản bốc xếp lên cảng hơn 16.046 tấn.

Khai thác thủy sản chiếm vị trí quan trọng trong kinh tế biển của tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Phương Anh
Khai thác thủy sản chiếm vị trí quan trọng trong kinh tế biển của tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Phương Anh

Mặc dù khai thác trên biển gặp khó khăn, nhưng ngư dân Sóc Trăng luôn thực hiện nghiêm các quy định về chống khai thác IUU.

Ông Nguyễn Hoàng Tánh (ở ấp Cảng, thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) có 3 tàu tàu khai thác xa bờ cho biết: “Mặc dù năm nay do ảnh hưởng của thời tiết, sản lượng khai thác giảm từ 3 - 5% so với cùng kỳ năm 2022 nhưng các tàu đều tuân thủ việc đánh bắt đúng vùng biển quy định. Mỗi chuyến ra khơi đều ghi đầy đủ nhật ký hành trình, khi về đều báo cáo với bộ phận điều hành tại cảng cá”.

Để bà con ngư dân ý thức được việc chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu (EC), thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của ngư dân; quản lý chặt chẽ tàu thuyền khai thác xa bờ và theo dõi, giám sát tàu cá; đôn đốc các chủ tàu thuyền, ngư dân vùng ven biển thực hiện nghiêm Luật Thủy sản 2017 và Kế hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Đến nay, 100% tàu cá đánh bắt xa bờ đều được gắn thiết bị giám hành trình. Đặc biệt, những năm qua, Sóc Trăng không có tàu nào của tỉnh vi phạm vùng biển nước ngoài.

Ông Phạm Văn Hứa - Giám đốc Ban Quản lý Cảng cá Trần Đề - cho biết: “Thời gian qua, chúng tôi luôn quan tâm thực hiện công tác tuyên truyền đến với ngư dân, các tài công, thuyền trưởng tại thực địa về chống khai thác IUU. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát, theo dõi tàu cá cập - rời cảng; hướng dẫn cho thuyền trưởng tàu cá ghi chép nhật ký. Nhờ vậy, ý thức của ngư dân, các chủ phương tiện được nâng lên, các tàu của những tỉnh khác khi cập cảng cũng dần tuân thủ các quy định”.

"3 chiếc tàu của mình đều được gắn thiết bị giám sát hành trình. Khi ra khơi luôn bật thiết bị để kết nối trực tiếp đến Chi cục Thuỷ sản giám sát quản lý. Bên cạnh đó, bản thân còn vận động tuyên truyền cho các chủ phương tiện khai thác tuân thủ quy định chống khai thác IUU. Mình và bà con ngư dân quyết tâm thực hiện, hy vọng sớm gỡ được thẻ vàng cho thủy sản Việt Nam” - ông Nguyễn Hoàng Tánh, ngư dân ở ấp Cảng, thị trấn Trần Đề, cho hay.

Vẫn còn tàu mất kết nối

Mặc dù có sự triển khai quyết liệt của các biện pháp chống khai thác IUU, thế nhưng hiện nay, nhiều tàu cá còn vi phạm như khai thác tại vùng lộng, vùng ven bờ. Tình trạng tàu cá mất tín hiệu kết nối ngoài khơi hoặc tắt thiết bị giám sát hành trình khi hoạt động trên biển vẫn còn.

Nhiều chủ phương tiện ghi nhận ký chỉ mang tính chất đối phó, không đúng quy định làm ảnh hưởng đến việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Việc thống kê, khai báo sản lượng thuỷ sản còn nhiều khó khăn, vướng mắc như khai báo không trúng hay đúng số lượng khai thác.

Lực lượng Biên phòng, Cảng cá thường xuyên tuyên truyền chống khai thác IUU đến bà con ngư dân. Ảnh: Phương Anh.
Lực lượng biên phòng, cảng cá thường xuyên tuyên truyền chống khai thác IUU đến bà con ngư dân. Ảnh: Phương Anh

“Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp chống khai thác IUU. Đồng thời, kiểm tra, giám sát, duy trì kết nối thiết bị trên tàu cá cũng như rà soát lập danh sách tàu mất kết nối. Kiểm soát toàn bộ tàu cá xuất, nhập cảng; thu nộp nhật ký, báo cáo khai thác, báo cáo thu mua, giám sát sản lượng thủy sản qua cảng cá. Bổ sung hoàn thiện hồ sơ thủ tục để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 4 dự kiến vào tháng 10/2023” - ông Phạm Văn Hứa, Giám đốc Ban Quản lý Cảng cá Trần Đề, cho biết thêm.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, toàn tỉnh hiện có 1.002 tàu đánh bắt với tổng công suất hơn 200.000 CV. Trong đó, tàu đánh bắt xa bờ là 341 tàu. Hàng năm, khai thác biển của tỉnh đạt sản lượng từ 65.000 - 70.000 tấn hải sản các loại. Nghề khai thác thủy sản phát triển đã giải quyết việc làm cho 307.695 lao động, trong đó có 8.626 lao động khai thác trực tiếp trên biển.

PHƯƠNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Biến lá bồ đề thành tranh, 9X Sóc Trăng giải quyết việc làm cho hàng chục lao động

PHƯƠNG ANH |

Từ những chiếc lá bồ đề bình thường, sau khi qua các công đoạn xử lý, Đặng Duy Khánh (28 tuổi, ngụ xã Vĩnh Hiệp, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) đã biến thành những bức tranh sinh động và tinh xảo mang đậm nét Phật giáo.

Loại cây che bóng mát bất ngờ có giá trị kinh tế cao ở Sóc Trăng

Phương Anh |

Xã Phú Tân, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) được biết đến như thủ phủ của những cây hồng nhung. Từ một loại cây thường được trồng trong khuôn viên các chùa hay trước nhà dân để lấy bóng mát, vài năm gần đây, hồng nhung trở thành cây mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân ở địa phương này.

Giá lúa tăng, nông dân Sóc Trăng thu lợi nhuận cao

Phương Anh |

Tại Sóc Trăng, nông dân ở một số địa phương đang vào vụ thu hoạch diện tích lúa Hè thu năm 2023. Vụ lúa năm nay tuy ảnh hưởng của mưa giông nhưng nhìn chung đều mang lợi nhuận cho nông dân vì giá lúa năm nay cao hơn so với trung bình nhiều năm.

Cảng biển Trần Đề và kỳ vọng xoá điểm nghẽn logistics cho Đồng bằng sông Cửu Long

Phương Anh |

Cảng biển Trần Đề (Sóc Trăng) được Chính phủ quy hoạch trở thành cảng biển đặc biệt, đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBCSL). Đây không chỉ là kỳ vọng của tỉnh Sóc Trăng nói riêng mà cho cả vùng ĐBCSL nói chung trong việc khơi thông điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, gỡ nút thắt trong hoạt động vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu.

Liên kết, đa dạng sản phẩm để vực dậy làng nghề trăm năm ở Sóc Trăng

Phương Anh |

Làng nghề đan đát Phú Tân, huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) có khoảng trăm năm. Trước đây, bà con phải vận chuyển ra trung tâm thành phố Sóc Trăng hay đi bán dạo ở các địa phương lân cận nên đôi khi thu nhập bấp bênh. 2 năm trở lại đây, người làm nghề ai cũng phấn khởi, vui mừng vì sản phẩm được bao tiêu và còn được xuất khẩu.

Xây dựng Cảng biển Trần Đề thành cửa ngõ của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Phương Anh |

Sóc Trăng - Sáng ngày 7.8, UBND tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải tổ chức Hội thảo về đầu tư Cảng biển Trần Đề.

Hàng loạt cán bộ, đảng viên tại Thanh Hóa bị kỷ luật

Trần Lâm |

Thanh Hóa - Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP Thanh Hóa vừa có thông báo kỷ luật đối với bà Lê Thị Thu Thủy - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Vệ 2 và một số cán bộ, đảng viên vi phạm các quy định của Đảng.

Người dân ở Gia Lai khốn đốn vì nhà máy sản xuất phân gây ô nhiễm

THANH TUẤN |

Ngày 18.8, ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch UBND thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát, xử lý nhà máy sản xuất phân bón gây ô nhiễm trên địa bàn.

Biến lá bồ đề thành tranh, 9X Sóc Trăng giải quyết việc làm cho hàng chục lao động

PHƯƠNG ANH |

Từ những chiếc lá bồ đề bình thường, sau khi qua các công đoạn xử lý, Đặng Duy Khánh (28 tuổi, ngụ xã Vĩnh Hiệp, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) đã biến thành những bức tranh sinh động và tinh xảo mang đậm nét Phật giáo.

Loại cây che bóng mát bất ngờ có giá trị kinh tế cao ở Sóc Trăng

Phương Anh |

Xã Phú Tân, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) được biết đến như thủ phủ của những cây hồng nhung. Từ một loại cây thường được trồng trong khuôn viên các chùa hay trước nhà dân để lấy bóng mát, vài năm gần đây, hồng nhung trở thành cây mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân ở địa phương này.

Giá lúa tăng, nông dân Sóc Trăng thu lợi nhuận cao

Phương Anh |

Tại Sóc Trăng, nông dân ở một số địa phương đang vào vụ thu hoạch diện tích lúa Hè thu năm 2023. Vụ lúa năm nay tuy ảnh hưởng của mưa giông nhưng nhìn chung đều mang lợi nhuận cho nông dân vì giá lúa năm nay cao hơn so với trung bình nhiều năm.

Cảng biển Trần Đề và kỳ vọng xoá điểm nghẽn logistics cho Đồng bằng sông Cửu Long

Phương Anh |

Cảng biển Trần Đề (Sóc Trăng) được Chính phủ quy hoạch trở thành cảng biển đặc biệt, đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBCSL). Đây không chỉ là kỳ vọng của tỉnh Sóc Trăng nói riêng mà cho cả vùng ĐBCSL nói chung trong việc khơi thông điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, gỡ nút thắt trong hoạt động vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu.

Liên kết, đa dạng sản phẩm để vực dậy làng nghề trăm năm ở Sóc Trăng

Phương Anh |

Làng nghề đan đát Phú Tân, huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) có khoảng trăm năm. Trước đây, bà con phải vận chuyển ra trung tâm thành phố Sóc Trăng hay đi bán dạo ở các địa phương lân cận nên đôi khi thu nhập bấp bênh. 2 năm trở lại đây, người làm nghề ai cũng phấn khởi, vui mừng vì sản phẩm được bao tiêu và còn được xuất khẩu.

Xây dựng Cảng biển Trần Đề thành cửa ngõ của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Phương Anh |

Sóc Trăng - Sáng ngày 7.8, UBND tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải tổ chức Hội thảo về đầu tư Cảng biển Trần Đề.