Sợ trường sập, nhà trường “treo” biển cấm!

Hoài Thu |

Với mức đầu tư gần 2 tỉ đồng, nhưng chỉ ít năm đưa vào sử dụng, Trường tiểu học Hợp Lý, xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) đã xuất hiện nhiều vết nứt, có dấu hiệu nghiêng ra sau… Sợ sập, nhà trường đã phải treo biển “cấm”.

Bước chân vào cổng trường, đập vào mắt chúng tôi là dòng chữ “Khu vực nguy hiểm, cấm vào”, cùng với những sợi dây chằng chịt quanh dãy nhà 2 tầng.

Thấy được những băn khoăn đó, bà Vũ Thị Hồng – Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Hợp Lý, trần tình: “Ngôi trường này gồm 2 tầng, có 8 phòng học, được đưa vào sử dụng năm 2011. Nhưng đến năm 2013, trường bắt đầu có hiện tượng lún nền, các vết nứt cũng xuất hiện.

Đặc biệt, sau đó, lại xuất hiện nhiều vết nứt cắt ngang từ tầng 1 với tầng 2, thậm chí có dấu hiệu nghiêng ra sau… Sợ không an toàn tính mạng của hơn 400 học sinh đang học ở đây, trường đã cho học sinh di chuyển tới khu nhà cấp 4 để học”, bà Hồng nói.

 
 
Sợ sập, nhà trường phải đặt biển “cấm“. Ảnh: HT
Sợ sập, nhà trường phải đặt biển “cấm" khắp nơi. Ảnh: HT
Theo bà Hồng, các cháu hiện phải học 2 ca nên khá vất vả, nhất là học sinh lớp 1. Năm học tới, số lượng lớp sẽ tăng, nếu không khắc phục sẽ không đủ phòng cho các cháu.

Anh Nguyễn Văn Đông – Chi hội trưởng Hội cha mẹ học sinh, cho hay: “Khoảng 1 tháng trước, vết nứt xuất hiện ngày càng nghiêm trọng. Vì sự an toàn của các con nên phụ huynh chúng tôi đành yêu cầu nhà trường, cũng như chính quyền địa phương di chuyển các cháu xuống khu nhà cấp 4 gần 50 năm tuổi để học.

Nguyên nhân là do chất lượng thi công không đảm bảo, cộng với thời gian gần đây Tập đoàn Miền Trung đang thi công tuyến đường 514, nhiều xe tải trọng lượng lớn, máy lu, lèn... qua lại với tần suất lớn nên mới xảy ra tình trạng đáng tiếc này”, anh Đông chia sẻ.

Theo quan sát của PV, cả khu nhà 2 tầng xuất hiện rất nhiều vết nứt, có những vết kéo dài 3 – 4m đã được trám lại bằng xi măng. Cả dãy nhà nghiêng hẳn về phía sau… có thể sập, đổ lúc nào không biết. Nhất là về mùa mưa.

Vết nứt xuất hiện khắp khu nhà, có những vết dài khoảng 3 - 4m. Ảnh: HT
Vết nứt xuất hiện khắp khu nhà, có những vết dài khoảng 3 - 4m. Ảnh: HT
Vết nứt xuất hiện khắp khu nhà, có những vết dài khoảng 3 - 4m. Ảnh: HT
Vết nứt xuất hiện khắp khu nhà, có những vết dài khoảng 3 - 4m. Ảnh: HT

Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Văn Mười – Chủ tịch xã Hợp Lý, nói: Dãy nhà 2 tầng với 8 phòng học này được khởi công xây dựng vào tháng 6.2010, bàn giao sử dụng vào tháng 5.2011 với tổng kinh phí gần 2 tỉ đồng do Công ty Xây dựng Hoàng Lan đóng trên địa bàn huyện, thi công xây dựng.

Sau sự cố cơn bão số 6 năm 2013, dãy nhà này bắt đầu xuất hiện nhiều vết nứt… Thời gian gần đây, các vết nứt ngày càng nhiều và trầm trọng hơn nên chúng tôi cũng đã cho học sinh xuống khu nhà cấp 4 để học, đồng thời có công văn báo cáo huyện.

 
 
Theo ông Lê Quang Hùng – Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn, hiện huyện đã chỉ đạo giao cho phòng kinh tế hạ tầng ra văn bản yêu cầu Tập đoàn Miền Trung phối hợp khắc phục. Nếu cần, sẽ nhờ các chuyên gia bên Sở Xây dựng kiểm tra, đánh giá để có hướng xử lý.
Hoài Thu
TIN LIÊN QUAN

Vụ sập trần Trường Trần Nhân Tông: Để học sinh bị thương mới di dời là quá chậm trễ

Đặng Chung |

PGS-TS Bùi Thị An – Đại biểu Quốc hội khoá XIII – cho rằng, các cơ quan chức năng đã quá chậm trễ trong việc di dời học sinh của Trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) đến nơi an toàn, dù nhiều tháng nay đã biết cơ sở vật chất của trường bị xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy hiểm đến tính mạng học sinh.

Sập trần Trường THPT Trần Nhân Tông: Trách nhiệm thuộc về ai?

Đặng Chung |

Đã nhiều lần những mảng vôi vữa ở Trường THPT Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) bất ngờ rơi xuống lớp học. Đã nhiều lần lãnh đạo nhà trường đề nghị cơ quan chức năng có phương án đảm bảo an toàn cho tính mạng học sinh và giáo viên trong trường. Nhưng đến nay học sinh vẫn bị đánh cược mạng sống, phải học trong ngôi trường "chờ sập".

Từ vụ sập sàn phòng học: Kiên quyết không sử dụng các công trình trường học hết niên hạn

HUYÊN NGUYỄN |

Đây là nội dung được Bộ GDĐT kiến nghị gửi tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về cải tạo và bảo trì cơ sở vật chất trường học, đảm bảo an toàn cho học sinh.

Du hành ở xa lộ Hẻo lánh: Cung đường vắng vẻ nhất thế giới

Thanh Hà |

Trải dài 2.700km từ Laverton ở Tây Australia đến Winton ở Queensland xa xôi, Outback Way (hay Xa lộ Hẻo lánh) là "lối tắt" tuyệt vời giúp tiết kiệm nhiều tuần di chuyển ở Australia. 

Xe dịch vụ nhận khách không xuể dịp Tết

Anh Thư |

Những ngày Tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại, thăm thân của người dân tăng cao. Đáp ứng nhu cầu của người dân, nhiều lái xe dịch vụ đã chạy xuyên Tết.

Khách nước ngoài xuống phố, mê mẩn không khí Tết Việt Nam

Nhóm PV |

Nhiều du khách nước ngoài đã chọn ở lại Việt Nam trong mùa Tết để tận hưởng trọn vẹn không khí Xuân những ngày đầu năm Quý Mão 2023.

Vắng lặng quán ăn, nhộn nhịp hàng cà phê dịp Tết

Hiếu Anh |

Những ngày đầu năm mới Tết Quý Mão 2023, hầu như các quán ăn chưa mở cửa. Thế nhưng, các quán cà phê lại nhộn nhịp khách.

Hàng ngàn người đổ về Thảo Cầm Viên du xuân, trốn nắng ngày mùng 2 Tết

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Mùng 2 Tết, hàng nghìn người dân TPHCM đã đổ về các khu vui chơi để thư giãn, nghỉ mát. Trong số các điểm đến vui chơi hấp dẫn, Thảo Cầm Viên (quận 1) là một trong những nơi luôn thu hút nhiều người. Để trốn nắng gắt nhiều gia đình khi đi chơi còn mang võng, trải bạt giữa Thảo Cầm Viên để nghỉ trưa.

Vụ sập trần Trường Trần Nhân Tông: Để học sinh bị thương mới di dời là quá chậm trễ

Đặng Chung |

PGS-TS Bùi Thị An – Đại biểu Quốc hội khoá XIII – cho rằng, các cơ quan chức năng đã quá chậm trễ trong việc di dời học sinh của Trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) đến nơi an toàn, dù nhiều tháng nay đã biết cơ sở vật chất của trường bị xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy hiểm đến tính mạng học sinh.

Sập trần Trường THPT Trần Nhân Tông: Trách nhiệm thuộc về ai?

Đặng Chung |

Đã nhiều lần những mảng vôi vữa ở Trường THPT Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) bất ngờ rơi xuống lớp học. Đã nhiều lần lãnh đạo nhà trường đề nghị cơ quan chức năng có phương án đảm bảo an toàn cho tính mạng học sinh và giáo viên trong trường. Nhưng đến nay học sinh vẫn bị đánh cược mạng sống, phải học trong ngôi trường "chờ sập".

Từ vụ sập sàn phòng học: Kiên quyết không sử dụng các công trình trường học hết niên hạn

HUYÊN NGUYỄN |

Đây là nội dung được Bộ GDĐT kiến nghị gửi tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về cải tạo và bảo trì cơ sở vật chất trường học, đảm bảo an toàn cho học sinh.