Số người mắc bệnh hô hấp tử vong vì ô nhiễm không khí nhiều mức nào?

An AN |

Tổ chức Y tế thế giới WHO gọi ô nhiễm không khí là "kẻ giết người" thầm lặng bởi những tác động nguy hại đến sức khoẻ mà bụi mịn gây ra.

Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh những ngày gần đây đang chìm trong lớp “sương mù” do ô nhiễm không khí và bụi mịn khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, lo lắng. Chỉ số chất lượng không khí và nồng độ bụi mịn ở mức nguy hại cho sức khoẻ con người.

Ô nhiễm không khí - "sát thủ" thầm lặng

PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp - Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo ô nhiễm không khí sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân nói chung, đặc biệt đối với những người dễ bị cảm thụ, trong đó có người già, phụ nữ có thai, trẻ em và những người có bệnh lý về hô hấp, tim mạch...

"Các hạt bụi siêu mịn, kích thước dưới 2,5 micromet thì chúng ta sẽ không cảm nhận được rõ ràng, khi hít vào phổi, chúng sẽ đi theo đường máu đến các cơ quan trong cơ thể và gây ra phản ứng viêm và có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau" - bác sĩ Giáp cảnh báo.

Ảnh: bachmai.gov.vn.
Ảnh: bachmai.gov.vn.

Bác sĩ Giáp cho hay theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, ô nhiễm không khí được coi là kẻ giết người thầm lặng. Ước tính có khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Tương tự như vậy, tỷ lệ đột quỵ não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm khoảng 25%. Riêng đối với bệnh lý hô hấp, các đối tượng bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn rất nhiều, ước tính khoảng 43% các trường hợp tử vong do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Làm gì khi ô nhiễm không khí?

Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam khuyến cáo khi chất lượng không khí kém, khói bụi trong môi trường nhiều thì người ảnh hưởng đầu tiên và rõ rệt nhất là những bệnh nhân có sẵn bệnh lý về hô hấp.

Người bệnh sẽ thấy khó thở nhiều hơn, ho nhiều hơn, kèm theo tức nặng ngực và các dấu hiệu của đợt cấp sẽ xuất hiện.

"Các nghiên cứu cho thấy ở những thời điểm thời tiết khắc nghiệt hoặc có ô nhiễm không khí cao thì tần suất bệnh nhân nhâp viện do các căn nguyên về hô hấp và tim mạch tăng cao hơn. Do vậy chúng tôi khuyến cáo những người đã mắc bệnh về hô hấp không nên ra ngoài khi không có việc thật sự cần thiết trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng" - bác sĩ Giáp nhấn mạnh.

Với bệnh nhân hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần phải tuân thủ và duy trì thuốc hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Khi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng khó chịu, khó thở cần phải tăng liều thuốc giãn phế quản theo hướng dẫn của bác sĩ.

Người dân mắc các bệnh hô hấp khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang để tránh khói từ các phương tiện giao thông, bụi từ các công trình xây dựng hoặc các mùi hắc khó chịu. Lưu ý phải chọn lựa khẩu trang có thể lọc được bụi mịn (khẩu trang y tế thông thường thì không thể cản được hạt bụi siêu mịn).

"Điều quan trọng là phải làm thế nào để giữ cho môi trường trong sạch. Mỗi người góp một việc nhỏ thì sẽ chung tay bảo vệ môi trường sống của chúng ta trong lành. Ví dụ hạn chế việc đốt vàng mã, đốt nhang. Đặc biệt khu ngoại thành Hà Nội, mấy ngày gần đây vào vụ thu hoạch người dân lại đốt rơm rạ khiến bầu không khí của thủ đô thêm ngột ngạt, ô nhiễm nặng nề hơn" - bác sĩ Giáp phân tích.

An AN
TIN LIÊN QUAN

Đâu là thành phố có chỉ số ô nhiễm không khí an toàn nhất Việt Nam?

Hải Ngọc (T/H) |

Xem qua bảng chỉ số không khí, nhiều người chỉ mong được đặt chân đến Đà Lạt để có thể tận hưởng trọn vẹn bầu không khí trong lành.

Nơi nào ở Hà Nội ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất sáng đầu tuần?

Thảo Anh |

Sáng nay (30.9), nhiều khu vực ở Hà Nội có mức chỉ số chất lượng không khí AQI chuyển sang màu tím và nâu - mức nguy hại cho sức khoẻ con người.

Đâu là thời điểm chỉ số ô nhiễm không khí lên cao nhất tại Hà Nội?

Thế Anh - Thùy Linh |

Trong những ngày gần đây, chất lượng không khí ở Hà Nội đều cho những kết quả trong ngưỡng kém và xấu ở cả “10/10” điểm quan trắc. Các chuyên gia cho rằng, lượng lớn khí thải, bụi thoát ra từ hoạt động sản xuất, giao thông và xây dựng khiến Hà Nội bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Đâu là thành phố có chỉ số ô nhiễm không khí an toàn nhất Việt Nam?

Hải Ngọc (T/H) |

Xem qua bảng chỉ số không khí, nhiều người chỉ mong được đặt chân đến Đà Lạt để có thể tận hưởng trọn vẹn bầu không khí trong lành.

Nơi nào ở Hà Nội ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất sáng đầu tuần?

Thảo Anh |

Sáng nay (30.9), nhiều khu vực ở Hà Nội có mức chỉ số chất lượng không khí AQI chuyển sang màu tím và nâu - mức nguy hại cho sức khoẻ con người.

Đâu là thời điểm chỉ số ô nhiễm không khí lên cao nhất tại Hà Nội?

Thế Anh - Thùy Linh |

Trong những ngày gần đây, chất lượng không khí ở Hà Nội đều cho những kết quả trong ngưỡng kém và xấu ở cả “10/10” điểm quan trắc. Các chuyên gia cho rằng, lượng lớn khí thải, bụi thoát ra từ hoạt động sản xuất, giao thông và xây dựng khiến Hà Nội bị ô nhiễm nghiêm trọng.