Sợ lạm thu, nhiều trường quy định mức tối đa cho quỹ lớp

DUY THIÊN |

“Trị nạn lạm thu” đang được ngành giáo dục Thành phố Hà Nội quán triệt tới từng cơ sở giáo dục.

Siết chặt các khoản thu

Trong một phát biểu chỉ đạo hồi đầu năm học, ông Lê Ngọc Quang - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP.Hà Nội - đã khẳng định, ngành giáo dục thành phố sẽ sẽ tập trung quản lý tốt vấn đề thu chi. Năm nay, Sở GDĐT sẽ xử lý mạnh tay với những đơn vị để xảy lạm thu. Ngoài việc xử nghiêm người đứng đầu các đơn vị giáo dục nếu lạm thu, lãnh đạo Sở GDĐT Hà Nội cũng cho biết, các trường còn phải hoàn trả lại số tiền đã thu sai, thu vượt của phụ huynh học sinh.

Để chấn chỉnh tình trạng lạm thu, mặc dù quy định đã được nêu trong các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT Hà Nội vẫn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về 7 khoản thu không được thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh. Cụ thể là: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông xe của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm thiết bị cho trường, lớp hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Nhà trường “nảy” nhiều sáng kiến

Năm học 2019-2020 này, để tránh nguy cơ các khoản thu đổ dồn vào đầu năm, nhiều trường còn có “sáng kiến” quy định mức tối đa cho Quỹ Ban cha mẹ học sinh.

Tại trường Tiểu học N.T (Cầu Giấy), nhiều phụ huynh cho hay, khoản quỹ Ban cha mẹ học sinh năm nay giảm đáng kể, chỉ bằng ½ so với mọi năm. Chị N.T.H.V - một phụ huynh có con học lớp 5 trường N.T - cho biết: “Mấy năm qua, năm thấp nhất cũng thu 700.000 đồng/cháu/học kỳ, có năm thu 1.000.000 đồng/cháu/học kỳ. Song các khoản chi cho các hoạt động chỉ chiếm tỉ lệ tương đối, còn lại phần không nhỏ để ủng hộ, chúc mừng, thăm hỏi giáo viên và lãnh đạo nhà trường. Năm nay, đi họp phụ huynh, cô giáo nói trường yêu cầu đóng quỹ lớp không quá 450.000 đồng, 50.000 đồng quỹ trường, tôi cho rằng như thế là hợp lý”.

Ở một trường khác - Tiểu học D.V (Cầu Giấy) - cũng quy định mức tối đa với quỹ lớp khoảng 500.000 đồng/học sinh/kỳ song lại nhận được phản ứng thiếu đồng tình của một số phụ huynh. Anh V.M.Q - phụ huynh của 2 con đang học tại trường này - nói rằng: “Việc nhà trường quy định mức tối đa cho quỹ Ban cha mẹ học sinh là không nên vì như vậy là nhà trường đã “lấn sân” vào khoản thu thỏa thuận của các phụ huynh. Mức thu 500.000 đồng/kỳ/học sinh chắc chắn không đủ, khi đó sẽ lại phải thu thêm. Việc này sẽ gây thêm tâm lý thiếu thống nhất trong phụ huynh”. Anh V.M.Q cũng cho biết thêm, dù nhà trường yêu cầu thu 500.000 đồng tiền quỹ nhưng các phụ huynh lớp con anh vẫn quyết định thu 700.000 đồng/học sinh/kỳ để đảm bảo chi tiêu.

Theo chị N.T.L có con học tại trường Tiểu học G.T (Gia Lâm), cô giáo chủ nhiệm đề nghị năm nay Ban đại diện cha mẹ học sinh chọn 1 trong 2 phương án. Thứ nhất dựa trên hoạt động của các con và từ chi thực tế sẽ thu theo từng hoạt động. Thứ hai, phụ huynh tự nguyện đóng góp dựa trên điều kiện của gia đình, bỏ vào phong bì và chi hoạt động cho các con theo số tiền đóng góp.

DUY THIÊN
TIN LIÊN QUAN

Tự chủ đại học: Làm sao để kiểm soát việc tăng học phí, lạm thu?

HUYÊN NGUYỄN |

Sau khi được tự chủ, không ít trường đại học sẽ quyết định tăng học phí. Tuy nhiên, về lâu dài, chúng ta cần có những giải pháp căn bản hơn về vấn đề tài chính chứ không thể dựa vào học phí. Đó là thông tin được đưa ra tại Toạ đàm "Tự chủ đại học: Nâng cao chất lượng đào tạo" ngày 9.9.

Giáo viên chua xót nói về lạm thu, bạo lực học đường, gian lận thi cử

HUYÊN NGUYỄN - ANH NHÀN |

“Là giáo viên tôi thấy buồn, thấy chua xót khi phải nhắc đến lạm thu, đến các vụ bạo lực học đường, đạo đức xuống cấp… nhưng nếu muốn đổi mới thành công thì chúng ta phải nhìn thẳng và làm thật” – ông Trần Mạnh Tùng – giáo viên Trường Trung học Phổ thông Lương Thế Vinh (Hà Nội) bày tỏ tâm tư trước thềm năm học mới.

Đối phó “nạn” lạm thu: Nhà trường tự tiết kiệm trước khi nghĩ tới tăng thu

Đức Thành |

Đã từng có nhiều ý kiến từ các nhà chuyên môn, nhà quản lý và cả phụ huynh học sinh đóng góp, hiến kế ngăn chặn lạm thu như ban hành các văn bản chỉ đạo, đề nghị kỷ luật cách chức hiệu trưởng… Dưới góc nhìn của một nhà kinh tế, TS Bùi Đức Thụ - thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách - Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, nguyên Phó trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng:

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Tự chủ đại học: Làm sao để kiểm soát việc tăng học phí, lạm thu?

HUYÊN NGUYỄN |

Sau khi được tự chủ, không ít trường đại học sẽ quyết định tăng học phí. Tuy nhiên, về lâu dài, chúng ta cần có những giải pháp căn bản hơn về vấn đề tài chính chứ không thể dựa vào học phí. Đó là thông tin được đưa ra tại Toạ đàm "Tự chủ đại học: Nâng cao chất lượng đào tạo" ngày 9.9.

Giáo viên chua xót nói về lạm thu, bạo lực học đường, gian lận thi cử

HUYÊN NGUYỄN - ANH NHÀN |

“Là giáo viên tôi thấy buồn, thấy chua xót khi phải nhắc đến lạm thu, đến các vụ bạo lực học đường, đạo đức xuống cấp… nhưng nếu muốn đổi mới thành công thì chúng ta phải nhìn thẳng và làm thật” – ông Trần Mạnh Tùng – giáo viên Trường Trung học Phổ thông Lương Thế Vinh (Hà Nội) bày tỏ tâm tư trước thềm năm học mới.

Đối phó “nạn” lạm thu: Nhà trường tự tiết kiệm trước khi nghĩ tới tăng thu

Đức Thành |

Đã từng có nhiều ý kiến từ các nhà chuyên môn, nhà quản lý và cả phụ huynh học sinh đóng góp, hiến kế ngăn chặn lạm thu như ban hành các văn bản chỉ đạo, đề nghị kỷ luật cách chức hiệu trưởng… Dưới góc nhìn của một nhà kinh tế, TS Bùi Đức Thụ - thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách - Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, nguyên Phó trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng: