Sinh viên lo phí khám sức khỏe đầu năm - mỗi trường mỗi kiểu

Tường Vân |

Trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều cơ sở giáo dục đại học chủ động đưa ra các mức giảm học phí, giảm các khoản thu đầu năm, giãn thời gian thu phí nhập học… thì cũng có trường đưa ra các khoản chi phí như phí khám sức khỏe, đoàn phí, thẻ sinh viên, thư viện điện tử, học liệu… dù sinh viên bắt đầu năm học mới theo hình thức trực tuyến.

Nhiều loại giá khám sức khỏe đầu năm

Thu chi phí khám sức khỏe đầu năm của nhiều trường đại học không lạ với sinh viên và các bậc phụ huynh. Nhưng, cùng một đầu mục phí khám sức khỏe, mỗi cơ sở lại có mức giá khác nhau. Có trường thu phí chỉ trên 140.000 đồng như Trường Đại học Giao thông Vận tải, Trường Đại học Mở (160.000 đồng) thì cá biệt có những trường thu phí lên tới trên 300.000 đồng. Cụ thể, theo thông báo, sinh viên năm nhất Trường đại học Lao động và Xã hội sẽ đóng 337.300 đồng cho phí khám sức khỏe đầu năm hay Trường Đại học Mỏ địa chất có mức thu là 320.000 đồng.

Lý giải về việc thu khoản phí khám sức khỏe trong khi sinh viên chưa quay trở lại trường, các trường học cho biết, sẽ tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên sau khi dịch bệnh ổn định, học sinh được quay lại trường học.

Tuy nhiên, sự chênh lệch bất thường trong lệ phí khám sức khỏe đầu năm khiến không ít phụ huynh thắc mắc vì sao cùng 1 khoản thu mà xảy ra tình trạng “loạn giá” tại các cơ sở giáo dục đại học như vậy.

Liên quan đến vấn đề này, PGS-TS Nguyễn Thanh Chương - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Giao thông Vận tải - khẳng định, mức giá khám sức khỏe tại mỗi cơ sở giáo dục đại học không thể như nhau. Mức giá này tùy thuộc vào đơn vị mà nhà trường liên kết tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên.

“Tại Trường Đại học Giao thông Vận tải, hằng năm, chúng tôi ký kết hợp đồng với Bệnh viện Đại học Giao thông Vận tải vì đơn vị này gần trường, việc tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên sẽ thuận tiện hơn. Mức giá đưa ra hoàn toàn dựa trên các khoản phí mà bệnh viện kê khai. Nhà trường chỉ đóng vai trò đứng ra ký kết hợp đồng với bệnh viện. Mọi khâu chuẩn bị cơ sở vật chất, khám cho các em sẽ do bệnh viện phụ trách” - lãnh đạo Trường Đại học Giao thông Vận tải thông tin.

Khám sức khỏe tại trường liệu có cần thiết?

Quan ngại về mức giá chi phí khám sức khỏe là một chuyện, nhiều sinh viên, phụ huynh cho rằng, việc khám sức khỏe ở các trường đại học thường được tổ chức qua loa, hình thức vì số lượng sinh viên quá đông và việc tổ chức khám chữa bệnh tại địa điểm “lưu động” không thể nào đảm bảo bằng việc trực tiếp đến các cơ sở, bệnh viện.

“Tôi đánh giá việc khám sức khỏe tại một số trường đại học không hiệu quả vì số lượng sinh viên rất đông, thời gian khám chữa bị giới hạn. Đa số các trường đều liên kết với bệnh viện, tổ chức khám tại trường và chắc chắn cơ sở vật chất, trang thiết bị không thể tốt như trực tiếp đến bệnh viện khám.

Chưa kể năm nay, trong tình hình dịch bệnh, dù học sinh được quay trở lại trường thì vẫn phải đảm bảo giãn cách nên việc tập trung sinh viên khám sức khỏe tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ” - vị phụ huynh bày tỏ quan điểm.

Cùng chung quan điểm như trên, em Hoàng Cúc Phương - sinh viên năm nhất một trường học ở Hà Nội - cho rằng, các trường đại học không nên tổ chức khám sức khỏe tập trung cho sinh viên. Thay vào đó, có thể cho sinh viên khám sức khỏe tại địa phương và gửi phiếu khám sức khỏe về nhà trường khi quay trở lại học trực tiếp.

Trước quan ngại của phụ huynh, sinh viên chất lượng khám sức khỏe tại trường và ý kiến về việc các trường đại học nên tạo điều kiện để sinh viên khám sức khỏe tại địa phương, hoặc giãn cách khoản phí đầu năm học, PGS-TS Nguyễn Thanh Chương - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông Vận tải - khẳng định: “Chúng tôi rất chú trọng trong công tác khám sức khỏe cho sinh viên năm nhất. Thực tế, nhiều năm trước, qua buổi khám sức khỏe, nhà trường đã phát hiện ra nhiều trường hợp sinh viên có một số vấn đề liên quan đến sức khỏe và đã có phương án cho các em tham gia chữa trị kịp thời. Nếu để sinh viên tự khám bên ngoài, tôi e là có tình trạng đối phó và không kiểm soát được chất lượng”.

Vị Phó Hiệu trưởng này chia sẻ thêm, những năm trước, việc khám sức khỏe và nhập học sẽ được tiến hành gói gọn trong 1 ngày. Nhưng năm nay, do dịch bệnh nên nhà trường đã tiến hành cho sinh viên nhập học và tổ chức khám sức khỏe sau khi sinh viên quay lại trường.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Học online, sinh viên vẫn phải "gánh" đủ loại phí

Tường Vân-Bích Hà |

Nhiều trường đại học bắt đầu cho sinh viên nhập học, bước vào năm học mới. Dù học tập theo hình thức trực tuyến, nhưng sinh viên vẫn phải đóng nhiều loại phí khác nhau. GS-TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam - cho rằng, trong bối cảnh người học và gia đình gặp khó khăn bởi dịch bệnh, ngoài việc không nên tăng học phí, các trường nên giãn các khoản thu để chia sẻ gánh nặng với gia đình người học.

Các trường đại học chưa có kế hoạch đón sinh viên trở lại học tập trung

Trang Hà |

Hiện nay, các trường đại học vẫn chưa vội đón sinh viên đi học trở lại do tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại địa phương.

Dồi dào chính sách hỗ trợ, "gỡ rối" cho sinh viên trong mùa dịch bệnh

Tường Vân |

Nhằm hỗ trợ tối đa sinh viên trong mùa dịch, hàng loạt trường đại học, cao đẳng đưa ra các chính sách miễn, giảm học phí, học bổng, trả chậm học phí từ 1-6 tháng, vay lãi suất 0%... để chia sẻ khó khăn về kinh tế do dịch COVID-19.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Học online, sinh viên vẫn phải "gánh" đủ loại phí

Tường Vân-Bích Hà |

Nhiều trường đại học bắt đầu cho sinh viên nhập học, bước vào năm học mới. Dù học tập theo hình thức trực tuyến, nhưng sinh viên vẫn phải đóng nhiều loại phí khác nhau. GS-TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam - cho rằng, trong bối cảnh người học và gia đình gặp khó khăn bởi dịch bệnh, ngoài việc không nên tăng học phí, các trường nên giãn các khoản thu để chia sẻ gánh nặng với gia đình người học.

Các trường đại học chưa có kế hoạch đón sinh viên trở lại học tập trung

Trang Hà |

Hiện nay, các trường đại học vẫn chưa vội đón sinh viên đi học trở lại do tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại địa phương.

Dồi dào chính sách hỗ trợ, "gỡ rối" cho sinh viên trong mùa dịch bệnh

Tường Vân |

Nhằm hỗ trợ tối đa sinh viên trong mùa dịch, hàng loạt trường đại học, cao đẳng đưa ra các chính sách miễn, giảm học phí, học bổng, trả chậm học phí từ 1-6 tháng, vay lãi suất 0%... để chia sẻ khó khăn về kinh tế do dịch COVID-19.