Sẽ thu hồi quyết định cho thuê đất xây thủy điện Đắk Di 2 ở Quảng Nam

Thanh Hải |

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh vừa chỉ đạo thu hồi quyết định cho Công ty cổ phần Tư vấn và Phát triển điện Cửu Long thuê đất để xây dựng Thủy điện Đắk Di 2 tại "điểm nóng sạt lở núi" huyện Nam Trà My.

Như Lao Động đã thông tin, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Hồ Quang Bửu vừa ký Quyết định về việc cho Công ty cổ phần Tư vấn và Phát triển điện Cửu Long thuê đất để xây dựng Thủy điện Đắk Di 2 tại xã Trà Don và Trà Nam của huyện Nam Trà My hôm 20.11.

Ngay lập tức, quyết định gặp phải sự phản ứng dữ dội của cộng đồng, người dân khi hàng trăm vụ sạt lở núi nghiêm trọng vừa liên tiếp xảy ra ở các huyện miền núi Quảng Nam. Đặc biệt riêng huyện Nam Trà My- nơi cấp phép xây thủy điện Đắk Di2 đã có đến 2 vụ sạt núi, vùi lấp hàng chục hộ dân, có 32 người chết và mất tích - hiện vẫn chưa tìm được thi thể 13 người...

Trao đổi với Báo Lao Động hôm qua - 25.11, ông Hồ Quang Bửu có giải thích việc cho phép thủy điện Đắk Di 2 triển khai, xây dựng là vì không ảnh hưởng đến rừng phòng hộ, rừng tự nhiên. Thủy điện Đắk di 2 chỉ có công suất 20MW, chiếm tổng cộng 10,53ha và quá trình xây dựng không phải di dời dân.

Tuy vậy, việc ký quyết định triển khai xây dựng thủy điện trong lúc "nước sôi lửa bỏng" về thảm họa sạt núi đang xảy ra, hàng ngàn hộ dân miền núi Quảng Nam vẫn còn trong tình trạng bị cô lập, mất nhà, mất đất sản xuất, tan hoang cơ sở hạ tầng, giao thông chia cắt, trường học sập đổ và thậm chí hàng chục người dân bị vùi lấp, chưa tìm được thi thể... đang gây phản ứng từ cộng đồng.

Dù cho rằng thủy điện Đắk Di 2 không ảnh hưởng đến rừng phòng hộ, rừng tự nhiên như cách giải thích của ông Hồ Quảng Bửu, nhưng thực tế Nam Trà My đã là huyện miền núi cao, vốn nằm giữa rừng ở điểm cực đông nam của Quảng Nam, là thượng nguồn của hệ thống sông Tranh - Thu Bồn. "Không ảnh hưởng đến rừng tự nhiên", nhưng Nam Trà My vẫn là vùng núi cao, là đất rừng nhưng không còn gỗ, việc xây thêm thủy điện ở khu vực sạt núi liên tục như thảm họa là cần phải xem xét lại.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cũng cho biết, trước đó - 11.11.2020, tại cuộc họp giao ban chính quyền, đã có chỉ đạo rõ: "Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở NNPTNT, các ngành, địa phương liên quan rà soát, báo cáo về tình hình quy hoạch, đầu tư xây dựng các dự án thủy điện và vận hành khai thác các công trình thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh, việc ảnh hưởng đến diện tích đất rừng và rừng để tham mưu UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, chỉ đạo. Đề nghị đồng chí Hồ Quang Bửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo nội dung này". Tuy vậy, để xảy ra việc ký quyết định cho thuê đất xây thủy điện Đắk Di2 ở ở thời điểm này là không phù hợp.

Quảng Nam là một trong những địa phương có nhiều thủy điện bậc thang, trong đó 10 thủy điện lớn trên thượng nguồn sông Thu Bồn và Vu Gia đã xây dựng, đưa vào hoạt động, với công xuất gần 1.200MW. Ngoài ra, tỉnh còn có 36 thủy điện vừa và nhỏ, cơ bản có một nửa đi vào hoạt động, nửa còn lại đang trong quá trình triển khai cũng sẽ đưa vào vận hành trong thời gian tới với công suất phát điện 560MW.

Trước đó, 20.11, ông Bửu đã ký quyết định (số 3272/QĐ-UBND), cho phép Cty Công ty cổ phần Tư vấn và Phát triển điện Cửu Long thuê 31.524,2 m2 đất (đợt 2) tại 2 xã Trà Don và Trà Nam, huyện miền núi Nam Trà My để đầu tư xây dựng Nhà máy thủy điện Đắk Di 2. Trong đó, diện tích hạng mục xây dựng nhà máy 2.770,2m2, diện tích hạng mục xây dựng đập và lòng hồ 20.914,4m2, diện tích hạng mục thi công đường công vụ và tháp điều áp 7.839,4m2.

Về hình thức thuê đất được xác định là nhà nước cho thuê trả tiền hằng năm đến ngày 28.8.2059. Đơn vị thuê đất nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa vào ngân sách nhà nước theo quy định với số tiền trên 21,6 tỉ đồng.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Thủy điện tích nước trái phép, nông dân khốn đốn

THANH TUẤN |

Dù chưa giải tỏa, đề bù cho dân di dời, chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý, song thủy điện Plei Kần ở tỉnh Kon Tum (do Công ty Cổ phần Tấn Phát làm chủ đầu tư) lại tích nước trái phép khiến hơn 300ha nông sản của người dân chìm trong nước bạc. Mặc dù người dân đã nhiều lần làm đơn thư cầu cứu nhưng cơ quan chức năng vẫn chỉ đang xem xét kiểm tra, yêu cầu công ty thủy điện khắc phục thiệt hại.

Tìm thấy thêm một thi thể ở thủy điện Rào Trăng 3

PHÚC ĐẠT |

Chiều tối 22.11, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, lực lượng chức năng vừa tìm thấy thêm 1 thi thể công nhân bị vùi lấp tại thủy điện Rào Trăng 3. Đây là thi thể thứ 6 trong số 17 công nhân mất tích được tìm thấy.

Thẳng tay như ông Phan Ngọc Thọ mới trị được thủy điện Thượng Nhật

Lê Thanh Phong |

Một nhà máy thủy điện mà coi thường lệnh của chính quyền, cho nên suốt tuần qua báo chí tốn quá nhiều giấy mực về cái tên Thượng Nhật. Nhưng Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ lại rất cứng rắn, không để cho doanh nghiệp đã vi phạm quy định lại có thái độ khinh nhờn chính quyền.

Đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động thủy điện Thượng Nhật

PHÚC ĐẠT |

Lực lượng chức năng đã lập biên bản hai vi phạm để đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; đồng thời, đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động của thủy điện Thượng Nhật.

Thủy điện Thượng Nhật ngang ngược, coi thường chính quyền

Lê Thanh Phong |

Thủy điện Thượng Nhật tích nước trái phép, các cơ quan từ địa phương đến Trung ương lên tiếng, ra văn bản yêu cầu chấp hành quy định về tích nước, nhưng ban giám đốc nhà máy thủy điện này bỏ ngoài tai.

Thủy điện Thượng Nhật tiếp tục tích nước trái phép

PHÚC ĐẠT |

Dù UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chưa cho phép tích nước nhưng thủy điện Thượng Nhật (xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông) vẫn cố tình vi phạm, tiếp tục tích nước trái phép.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Thủy điện tích nước trái phép, nông dân khốn đốn

THANH TUẤN |

Dù chưa giải tỏa, đề bù cho dân di dời, chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý, song thủy điện Plei Kần ở tỉnh Kon Tum (do Công ty Cổ phần Tấn Phát làm chủ đầu tư) lại tích nước trái phép khiến hơn 300ha nông sản của người dân chìm trong nước bạc. Mặc dù người dân đã nhiều lần làm đơn thư cầu cứu nhưng cơ quan chức năng vẫn chỉ đang xem xét kiểm tra, yêu cầu công ty thủy điện khắc phục thiệt hại.

Tìm thấy thêm một thi thể ở thủy điện Rào Trăng 3

PHÚC ĐẠT |

Chiều tối 22.11, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, lực lượng chức năng vừa tìm thấy thêm 1 thi thể công nhân bị vùi lấp tại thủy điện Rào Trăng 3. Đây là thi thể thứ 6 trong số 17 công nhân mất tích được tìm thấy.

Thẳng tay như ông Phan Ngọc Thọ mới trị được thủy điện Thượng Nhật

Lê Thanh Phong |

Một nhà máy thủy điện mà coi thường lệnh của chính quyền, cho nên suốt tuần qua báo chí tốn quá nhiều giấy mực về cái tên Thượng Nhật. Nhưng Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ lại rất cứng rắn, không để cho doanh nghiệp đã vi phạm quy định lại có thái độ khinh nhờn chính quyền.

Đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động thủy điện Thượng Nhật

PHÚC ĐẠT |

Lực lượng chức năng đã lập biên bản hai vi phạm để đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; đồng thời, đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động của thủy điện Thượng Nhật.

Thủy điện Thượng Nhật ngang ngược, coi thường chính quyền

Lê Thanh Phong |

Thủy điện Thượng Nhật tích nước trái phép, các cơ quan từ địa phương đến Trung ương lên tiếng, ra văn bản yêu cầu chấp hành quy định về tích nước, nhưng ban giám đốc nhà máy thủy điện này bỏ ngoài tai.

Thủy điện Thượng Nhật tiếp tục tích nước trái phép

PHÚC ĐẠT |

Dù UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chưa cho phép tích nước nhưng thủy điện Thượng Nhật (xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông) vẫn cố tình vi phạm, tiếp tục tích nước trái phép.