Sau sáp nhập đơn vị hành chính, nhiều trụ sở đang bỏ hoang ở Hải Dương

Hoàng Khôi |

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, nhiều trụ sở xã và các công trình cơ sở tại các xã thuộc diện sáp nhập ở Hải Dương không còn được sử dụng, xuống cấp gây lãng phí.

Nhiều trụ sở, công trình bị bỏ không

Năm 2019, 2 xã Kim Khê và Kim Lương, huyện Kim Thành, Hải Dương thực hiện đề án sáp nhập thành xã Kim Liên, sử dụng trụ sở xã Kim Lương cũ là trụ sở xã Kim Liên. Từ đó đến nay, trụ sở xã Kim Khê cũ rộng hơn 2.000m2 trong tình trạng tiêu điều, bị bỏ hoang.

Một góc sân trụ sở được người dân tận dụng làm sân bóng, góc khác tập kết vật liệu. Bên trong, nhiều hạng mục đã xuống cấp. Cổng sắt han gỉ, vỉa hè trước trụ sở cỏ mọc um tùm.

Theo ông Vũ Ngọc Uông - Chủ tịch UBND xã Kim Liên, trụ sở Kim Khê mới, rộng rãi, khang trang hơn trụ sở Kim Lương, tuy nhiên để thuận tiện cho người dân, địa phương lựa chọn địa điểm tại Kim Lương (mặt đường quốc lộ 5) để làm trụ sở xã. Do vậy, nhiều năm qua, trụ sở tại Kim Khê bị bỏ không, ngày càng xuống cấp. Dù biết lãng phí nhưng xã không sử dụng cũng không thể cho thuê, đành phải thuê một người để trông coi công trình.

“Trước đây mỗi xã không được quá 3 điểm trường mầm non. Sau sáp nhập, xã Kim Liên cũng chỉ được tối đa 3 điểm trường, do vậy, còn 3 điểm trường, 1 trụ sở Trạm Y tế xã bị bỏ không, mới đây mới được tận dụng xây trụ sở Công an xã Kim Liên” - lãnh đạo xã Kim Liên cho biết.

Các xã Thanh Bính, Trường Thành và Hợp Đức (huyện Thanh Hà) sáp nhập thành xã Thanh Quang, sử dụng trụ sở làm việc xã Thanh Bính cũ. Trụ sở các xã Trường Thành và Hợp Đức cũ cũng trong tình trạng bị bỏ không, gây lãng phí, cơ sở vật chất không sử dụng nên nhanh xuống cấp. Hàng tháng, xã Thanh Quang phải thuê người trông coi các trụ sở.

Không chỉ lãng phí về trụ sở công, cũng theo lãnh đạo xã Kim Liên, 2 năm sau sáp nhập, xã vẫn còn hơn 20 cán bộ dôi dư. Đến nay là hơn 4 năm sau sáp nhập, xã vẫn còn 1 cán bộ bảo lưu, 2 cán bộ dôi dư chưa sắp xếp được vị trí.

Cân nhắc đầu tư trụ sở trước sáp nhập

Được biết, giai đoạn 2019-2021, tỉnh Hải Dương sắp xếp 55 đơn vị hành chính cấp xã để thành lập 24 đơn vị mới. Sau khi sắp xếp, toàn tỉnh giảm 30 đơn vị so với trước đây.

Theo Sở Nội vụ, dự kiến giai đoạn 2023-2025, toàn tỉnh có 60 xã, phường, thị trấn thực hiện sắp xếp, giảm 31 đơn vị hành chính cấp xã.

Để hạn chế tình trạng lãng phí trụ sở công, ngày 17.8.2023, Sở Tài chính đã có hướng dẫn công tác quản lý, sử dụng tài sản công khi tiến hành sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, đề nghị các xã dự kiến sáp nhập trong thời gian tới cần cân nhắc việc đầu tư cải tạo, sửa chữa trụ sở trước khi sáp nhập để tránh lãng phí đầu tư công, nếu tiếp tục giữ làm trụ sở xã mới thì mới đầu tư cải tạo, nâng cấp. Các huyện cần tính phương án sắp xếp, xử lý, sử dụng trụ sở, bao gồm trụ sở xã mới và các trụ sở dôi dư sau sáp nhập.

Về bài toán nhân lực, giai đoạn 2023-2025, sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, dự kiến toàn tỉnh dôi dư 719 cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Trong đó, cán bộ cấp xã 278 người, công chức cấp xã 195 người, người hoạt động không chuyên trách cấp xã 246 người.

Vừa qua, HĐND tỉnh Hải Dương đã ban hành Nghị quyết số 25/2023/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc do dôi dư khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, trường hợp nghỉ hưu trước tuổi theo chính sách tinh giản biên chế của Chính phủ được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/tháng nghỉ hưu trước tuổi, tối đa không quá 100 triệu đồng/người; trường hợp thôi việc theo chính sách tinh giản biên chế của Chính phủ được hỗ trợ 500.000 đồng/tháng làm việc có đóng BHXH, tối đa không quá 60 triệu đồng/người. Trường hợp thôi việc theo quy định của pháp luật (không tính chính sách tinh giản biên chế) nhận hỗ trợ 500.000 đồng/tháng làm việc có đóng BHXH, tối đa không quá 150 triệu đồng/người.

Hoàng Khôi
TIN LIÊN QUAN

Nguyên tắc làm việc của Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 10.1, Văn phòng Chính phủ thông tin, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang - Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 ký Quyết định số 5/QĐ-BCĐ ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo này.

Nghiêm túc rà soát, xác định trường hợp phải sắp xếp đơn vị hành chính

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu đối với trường hợp đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp nhưng địa phương đề nghị chưa hoặc không thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025 thì trong đề án cần có giải trình thuyết phục, nêu rõ căn cứ.

Đơn vị hành chính cấp sở đầu tiên phụ trách an toàn thực phẩm

Thanh Chân - Ngọc Lê |

Sau 7 năm thí điểm hoạt động từ Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM, đến nay Ban được nâng cấp thành Sở An toàn thực phẩm TPHCM và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1.1.2024. Đơn vị có cơ sở pháp lý vững vàng hơn, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chống thực phẩm bẩn, xây thực phẩm sạch, nâng cao nhận thức cho cộng đồng và người hành nghề.

Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét việc thành lập, sắp xếp đơn vị hành chính

PHẠM ĐÔNG |

Trong năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới, sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Sắp xếp đơn vị hành chính phải quyết tâm cao, làm khoa học

Phạm Đông |

Các chuyên gia và đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã cần xét đến các yếu tố đặc thù; không cào bằng, mang tính hình thức, định lượng mà ưu tiên sự ổn định, phát triển của kinh tế - xã hội. Do đó, cần phải giải pháp quyết liệt, kịp thời, chủ động, linh hoạt trong việc sáp nhập các đơn vị hành chính.

Những thay đổi về thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính

Vân Hà |

Theo Nghị quyết số 104/2023/QH15 của Quốc hội, từ ngày 1.7.2024 sẽ bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.

Không khí lạnh tăng cường, người lao động cố bám trụ mưu sinh trong giá rét

Hồng Diệp |

Những ngày gần đây, Hà Nội chìm trong cái lạnh, đợt không khí lạnh được coi là rét nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Thế nhưng trên những góc phố, con đường Hà Nội vẫn không hề vắng bóng những người lao động tự do trong cuộc mưu sinh thường nhật.

Mật phục, bắt thành công con khỉ đuôi dài đại náo khu dân cư ở TPHCM

LÝ LINH (Nguồn video: Chi cục Kiểm lâm TPHCM) |

TPHCM - Sau nhiều giờ mật phục, cán bộ kiểm lâm đã dùng súng bắn gây mê thành công con khỉ đực đuôi dài đại náo khu dân cư ở xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TPHCM.

Nguyên tắc làm việc của Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 10.1, Văn phòng Chính phủ thông tin, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang - Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 ký Quyết định số 5/QĐ-BCĐ ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo này.

Nghiêm túc rà soát, xác định trường hợp phải sắp xếp đơn vị hành chính

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu đối với trường hợp đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp nhưng địa phương đề nghị chưa hoặc không thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025 thì trong đề án cần có giải trình thuyết phục, nêu rõ căn cứ.

Đơn vị hành chính cấp sở đầu tiên phụ trách an toàn thực phẩm

Thanh Chân - Ngọc Lê |

Sau 7 năm thí điểm hoạt động từ Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM, đến nay Ban được nâng cấp thành Sở An toàn thực phẩm TPHCM và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1.1.2024. Đơn vị có cơ sở pháp lý vững vàng hơn, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chống thực phẩm bẩn, xây thực phẩm sạch, nâng cao nhận thức cho cộng đồng và người hành nghề.

Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét việc thành lập, sắp xếp đơn vị hành chính

PHẠM ĐÔNG |

Trong năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới, sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Sắp xếp đơn vị hành chính phải quyết tâm cao, làm khoa học

Phạm Đông |

Các chuyên gia và đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã cần xét đến các yếu tố đặc thù; không cào bằng, mang tính hình thức, định lượng mà ưu tiên sự ổn định, phát triển của kinh tế - xã hội. Do đó, cần phải giải pháp quyết liệt, kịp thời, chủ động, linh hoạt trong việc sáp nhập các đơn vị hành chính.

Những thay đổi về thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính

Vân Hà |

Theo Nghị quyết số 104/2023/QH15 của Quốc hội, từ ngày 1.7.2024 sẽ bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.