Sau ngập lụt dài ngày, dân Chương Mỹ đối mặt “đói gạo” 3 tháng

Hà Anh |

Nước lũ ở Chương Mỹ đã rút nhưng hoa màu, vật nuôi bị dòng nước lũ cuốn trôi không còn đường về. Người dân canh cánh nỗi lo “tết này thiếu gạo”.

Hai năm liên tiếp ngập lụt đã triệt tiêu đến kiệt quệ nguồn lực kinh tế của người dân xã Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Đến bây giờ, khi không còn những đêm thức trắng hộ đê, không còn lội nước ngang ngực, không còn cảnh sống trong đêm đen vì mất điện, thế nhưng hoa màu, vật nuôi bị dòng nước lũ cuốn trôi thì không còn đường về.

Người dân Chương Mỹ sinh hoạt vất vả trong đợt mưa lũ kéo dài từ trung tuần tháng 7 đến đầu tháng 8 (Ảnh; Tuấn Minh)
Người dân Chương Mỹ sinh hoạt vất vả trong đợt mưa lũ kéo dài từ trung tuần tháng 7 đến đầu tháng 8 (Ảnh: Tuấn Minh)

Người dân nơi đây vừa thở phào khi “địa ngục nước” rút lui, nay lại canh cánh nỗi lo mùa màng mất trắng, có thể “đói gạo” hàng tháng trời. Lượng thóc dự trữ chỉ đủ sử dụng trong thời gian ngắn.  

Mưu sinh chủ yếu bằng nghề nông, nhiều gia đình chỉ trông chờ vào “hạt ngọc trời” vừa làm kế sinh nhai vừa phục vụ cuộc sống. Bà Nguyễn Thị Hậu sốt ruột: “Sau đợt mưa lũ này, nhà tôi mất hết 1 mẫu lúa. Biết làm sao bây giờ? Gạo làm sao đủ ăn?”.

Nhà nhà hăm hở nhận gạo cứu trợ từ chính quyền trong những ngày mưa lũ (Ảnh: Văn Thắng)
Nhà nhà hăm hở nhận gạo cứu trợ từ chính quyền trong những ngày mưa lũ (Ảnh: Văn Thắng)

Cùng chung hoàn cảnh, bà Nguyễn Thị An (55 tuổi) trò chuyện: "Cũng còn may, đưa được ít lợn gà đi sơ tán, để nhờ ở mấy chỗ đất cao hơn. Nhưng, lợn gà còn chạy được, lúa thì chạy đi đâu.  Đồng ruộng ngập trắng cả. Tránh sao nổi, nhà ai cũng thế mà. Bây giờ, chỉ mong sao chính quyền hỗ trợ, giúp đỡ tái sản xuất để còn mưu sinh".

Giải thích cặn kẽ về câu chuyện “đói gạo”, anh Lê Văn Ơn – Trưởng thôn Nhân Lý (xã Nam Phương Tiến) cho hay: “Những cánh đồng lúa mất trắng trong cơn bão vừa rồi vốn đang ở giai đoạn bón thúc, trổ đòng. Dự trù mỗi năm phải cấy hai vụ mới đủ được lượng gạo để ăn. Trong nông nghiệp, vụ mùa tháng 5 gieo cấy, tháng 10 thu hoạch mới có đủ gạo ăn đến tháng 5 năm sau. Nhưng giờ vụ mùa này đã mất trắng.

Thiếu hụt lương thực từ đấy mà ra. Vụ này thu hoạch để phục vụ từ giờ đến ra tết. Tết này có khi còn thiếu gạo. Đến tháng 10 mới lại gieo cấy vụ chiêm xuân. Đến tháng 5.2019 mới có gạo mới để ăn và dự trữ. Thế nên, việc dân thiếu gạo là đương nhiên. Tình trạng này có thể tiếp diễn trong vòng từ 3 – 5 tháng, tùy từng gia đình”.

Người dân chắt chiu từng chút gạo khan hiếm mùa lũ (Ảnh: Văn Thắng)
Người dân chắt chiu từng chút gạo khan hiếm mùa lũ (Ảnh: Văn Thắng)

Trao đổi về thực trạng đáng ngại này, ông Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến cho hay: “Tính đến thời điểm hiện tại, nước lũ đã rút hết. Cơn bão số 3 gây ảnh hưởng lớn đến bà con, trong đó, toàn xã mất 235ha lúa, tương ứng với 1.400 – 1.500 tấn thóc của vụ mùa.

Thời gian trước mắt, người dân vẫn còn lương thực dự trữ nhưng đến thời gian giáp hạt năm 2019, dự kiến chúng tôi sẽ thiếu gạo ăn từ 2 – 3 tháng”.

Hà Anh
TIN LIÊN QUAN

Sau ngập lụt, người dân Chương Mỹ được khám bệnh miễn phí

LH - H.Phương |

Hơn 3 tuần liên tiếp bị ngập lụt nặng nề khiến cuộc sống hàng ngàn người dân huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đảo lộn. Thời điểm hiện tại, mực nước sông Bùi đã rút, địa phương xuất hiện một số bệnh.

Bão số 4 tăng tốc, nguy cơ Chương Mỹ (Hà Nội) lại chìm trong biển nước

Kh.V |

Theo thông tin tại cuộc họp khẩn ứng phó với bão số 4 do BCĐ Trung ương về Phòng, chống thiên tai tổ chức chiều 15.8, bão số 4 di chuyển phức tạp, sáng mai (16.7) sẽ đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ; mưa lớn sẽ gây ngập úng, đặc biệt tại Chương Mỹ (Hà Nội)

Bão số 4 đổ bộ, Chương Mỹ có nguy cơ tiếp tục biến thành "ốc đảo"

Thảo Anh |

Bão số 4 đổ bộ có thể khiến sông Bùi lặp lại trận lũ, tái diễn ngập úng Chương Mỹ (Hà Nội), gây sạt lở nghiêm trọng ở các tỉnh vùng núi như Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình...

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2023 có mưa kèm rét đậm hay không?

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng cho biết Tết Nguyên đán 2023 ở miền Bắc khả năng mưa nhỏ mưa phùn vài nơi, sáng sớm có sương mù. Trời phổ biến trạng thái rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

“Người vận chuyển” những chuyến xe miễn phí đón công nhân về quê ăn Tết

Trần Tuấn |

Để việc đón công nhân về quê ăn Tết diễn ra thuận tiện nhất, lái xe của các doanh nghiệp vận tải đã đưa xe đến khu công nghiệp Thăng Long từ tối hôm trước và ngủ qua đêm chờ công nhân tới.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Sau ngập lụt, người dân Chương Mỹ được khám bệnh miễn phí

LH - H.Phương |

Hơn 3 tuần liên tiếp bị ngập lụt nặng nề khiến cuộc sống hàng ngàn người dân huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đảo lộn. Thời điểm hiện tại, mực nước sông Bùi đã rút, địa phương xuất hiện một số bệnh.

Bão số 4 tăng tốc, nguy cơ Chương Mỹ (Hà Nội) lại chìm trong biển nước

Kh.V |

Theo thông tin tại cuộc họp khẩn ứng phó với bão số 4 do BCĐ Trung ương về Phòng, chống thiên tai tổ chức chiều 15.8, bão số 4 di chuyển phức tạp, sáng mai (16.7) sẽ đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ; mưa lớn sẽ gây ngập úng, đặc biệt tại Chương Mỹ (Hà Nội)

Bão số 4 đổ bộ, Chương Mỹ có nguy cơ tiếp tục biến thành "ốc đảo"

Thảo Anh |

Bão số 4 đổ bộ có thể khiến sông Bùi lặp lại trận lũ, tái diễn ngập úng Chương Mỹ (Hà Nội), gây sạt lở nghiêm trọng ở các tỉnh vùng núi như Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình...