Sau hơn 2 năm, 87 hồ Hà Nội dùng chế phẩm Redoxy-3C làm sạch, giờ ra sao?

Anh Tuấn |

Môi trường nước của 87 hồ trong số hơn 120 hồ ở Hà Nội sử dụng chế phẩm Redoxy-3C đã có sự cải thiện với chỉ số oxy tăng cao. Tuy nhiên, nếu lượng nước thải sinh hoạt đổ ra hồ mỗi ngày, thì không thể làm sạch được.

Ngày 22.5, Cty Thoát nước Hà Nội cùng một số nhà khoa học đã khảo sát chất lượng nước hồ trong nội thành sau hơn 2 năm xử lý ô nhiễm bằng chế phẩm Redoxy-3C.

Bà Trần Lương Hiền, phụ trách Trung tâm kiểm nghiệm môi trường nước cho biết, chế phẩm Redoxy-3C do một Cty của Đức sản xuất, cung cấp oxy cho nước hồ và trong 24h có thể đo được hiệu quả, chất lượng nước thay đổi. Sau đó, từ 3-9 tháng, tùy từng loại hồ, mới phải dùng chế phẩm này xử lý lại nước hồ.

Nhân viên Công ty Thoát nước dùng chế phẩm Redoxy-3C để làm sạch hồ Ba Mẫu ở Hà Nội vào sáng 22.5
Nhân viên Cty Thoát nước dùng chế phẩm Redoxy-3C để làm sạch hồ Ba Mẫu ở Hà Nội vào sáng 22.5

“Sau hai năm sử dụng chế phẩm Redoxy-3C, Hà Nội đã xử lý được 87 hồ trong nội thành, kết quả cho thấy các hồ từ chỗ bị ô nhiễm, đến nay chỉ tiêu oxy hòa tan tăng trung bình từ 2-3mg/l lên 8-9mg/l. Các chỉ tiêu PH, vi sinh vật, chất thải rắn lơ lửng trong nước đã giảm và đạt chuẩn cho phép”, bà Hiền nói.

Khi được hỏi về chi phí mua hóa chất của Đức để xử lý 87 hồ ô nhiễm, đơn vị nào được phép phân phối chế phẩm độc quyền, đại diện Cty Thoát nước từ chối trả lời.

Liên quan việc sử dụng chế phẩm Redoxy-3C để xử lý nước hồ, PV Lao Động đặt câu hỏi liệu có thể nhân rộng ở tất cả hồ trên địa bàn TP Hà Nội không? GS.TS Mai Đình Yên, Phó Chủ tịch Hội sinh thái học Việt Nam cho rằng, việc làm này phải thận trọng bởi, các giám định hóa chất xử lý nước không thể làm sơ sài được.

GS Mai Đình Yên.
GS Mai Đình Yên.

“Hiện nay, các chuyên gia mới chỉ thử nghiệm về chất lượng nước, trầm tích, nhưng để nhân rộng ra các hồ phải thử nghiệm nhiều yếu tố khác, phải làm thật kỹ”, GS Mai Đình Yên cho hay.

Mới đây, Tiến sĩ Tadashi Yamamura, chuyên gia Liên hợp quốc về môi trường, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại-Môi trường Nhật Bản cho rằng, khi sử dụng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản có thể làm sạch sông Tô Lịch, dù hàng ngày có gần 300 cống lớn nhỏ, với 150.000m3 nước thải sinh hoạt qua các cống này đổ trực tiếp xuống dòng sông. Việc sử dụng chế phẩm Redoxy-3C có làm được như vậy?

GS Mai Đình Yên cho hay, về cơ bản nguyên lý hóa học hoạt động của loại chế phẩm này không khác nhiều so với các loại ở Việt Nam, nhưng họ đã tìm ra một loại chất dẫn kích thích oxy tăng nhanh khi hòa tan trong nước.

“Nước thải sinh hoạt thải ra hồ ít hơn thì được, còn lượng nước thải nhiều, khiến hồ như sọt rác thì không thể làm được”, GS nói.

Hơn ba năm trước, Chủ tịch UBND TP Hà Nội - Nguyễn Đức Chung đã mời một Cty ở Đức đến Hà Nội nghiên cứu, sản xuất chế phẩm xử lý làm sạch nước hồ tại Thủ đô.

Chế phẩm Redoxy-3C dạng bột hột để rắc hoặc phun xuống hồ ô nhiễm. Loại chế phẩm này sẽ khiến các chỉ số pH kiềm, nồng độ TSS, BOD, COD... và mật độ coliform trong các hồ giảm, thông số thủy lý hóa không vượt ngưỡng, các loài sinh vật, thủy sinh sinh trưởng và phát triển tốt.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia Nhật phản pháo về hoài nghi công nghệ làm sạch sông Tô Lịch

Hà Phương - Tô Thế |

Mới đây, hệ thống máy lọc công nghệ Nano - Bioreactor được đặt xuống lòng sông Tô Lịch và một góc hồ Tây để giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Nhiều chuyên gia Việt nghi ngờ hiệu quả của công nghệ này, tuy nhiên tiến sĩ Tadashi Yamamura (chuyên gia Liên Hợp Quốc về môi trường) đã có những chia sẻ thẳng thắn về công nghệ mới này.

Làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật: Quan trọng vẫn là ý thức!

Tuyết Anh |

Nhiều người tỏ ra vui mừng trước thông tin sông Tô Lịch sẽ được làm sạch và giảm mùi hôi nhờ áp dụng công nghệ Nhật Bản. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng dù làm sạch nhưng ý thức của con người vẫn là điều quan trọng nhất. 

Sau 3 ngày làm sạch bằng công nghệ Nhật Bản, nước sông Tô Lịch như thế nào?

Tô Thế - Hà Phương |

3 ngày sau khi triển khai Dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản, người dân sống quanh khu vực thí điểm cho biết mùi hôi thối đã giảm đáng kể.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Chuyên gia Nhật phản pháo về hoài nghi công nghệ làm sạch sông Tô Lịch

Hà Phương - Tô Thế |

Mới đây, hệ thống máy lọc công nghệ Nano - Bioreactor được đặt xuống lòng sông Tô Lịch và một góc hồ Tây để giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Nhiều chuyên gia Việt nghi ngờ hiệu quả của công nghệ này, tuy nhiên tiến sĩ Tadashi Yamamura (chuyên gia Liên Hợp Quốc về môi trường) đã có những chia sẻ thẳng thắn về công nghệ mới này.

Làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật: Quan trọng vẫn là ý thức!

Tuyết Anh |

Nhiều người tỏ ra vui mừng trước thông tin sông Tô Lịch sẽ được làm sạch và giảm mùi hôi nhờ áp dụng công nghệ Nhật Bản. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng dù làm sạch nhưng ý thức của con người vẫn là điều quan trọng nhất. 

Sau 3 ngày làm sạch bằng công nghệ Nhật Bản, nước sông Tô Lịch như thế nào?

Tô Thế - Hà Phương |

3 ngày sau khi triển khai Dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản, người dân sống quanh khu vực thí điểm cho biết mùi hôi thối đã giảm đáng kể.