Sau công bố khẩn cấp, Cà Mau đề nghị hướng dẫn công bố thiên tai

NHẬT HỒ |

Tình trạng khô hạn, mặn xâm nhập, sụp lún đất tại Cà Mau diễn biến bất thường. Tỉnh này cũng chính thức công bố tình trạng khẩn cấp cấp độ 2 tại vùng ngọt để ứng phó. Tuy nhiên việc công bố thiên tai vẫn đang vướng những quy định chung. Cà Mau chính thức đề nghị hướng dẫn cụ thể để tỉnh này công bố thiên tai.

Ngày 4.3, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau xác nhận, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã gửi văn bản đến Bộ NNPTNT, Tổng cục Phòng chống thiên tai đề nghị công bố tình huống thiên tai và xử lý sạt lở, sụp lún đất.

Theo kiến nghị của tỉnh Cà Mau, thời gian qua, thời tiết, thủy văn trên địa bàn tỉnh Cà Mau đang diễn biến ngày càng phức tạp. Mực nước trên hệ thống kênh, mương trong vùng ngọt hóa bị khô cạn rất nhanh; một số kênh trục, kênh cấp I nước còn khoảng 0,3m - 0,5m; kênh cấp II, III đã khô cạn.

Hạn hán làm cho nguồn nước bị khô cạn; thiếu nước đã làm hơn 18.000ha lúa, rau màu bị thiệt hại; gần 43.000ha rừng đang trong tình trạng báo động cháy cao; một số cống ngăn mặn đã bị soi mọi, rò rỉ đáy; có hơn 900 vị trí công trình ven kênh, rạch và đường giao thông ven kênh rạch đã bị sụp lún, sạt lở, với chiều dài gần 22km…

Tất cả các dòng kênh vùng ngọt Cà Mau đều kiệt nước (ảnh Nhật Hồ)
Tất cả các dòng kênh vùng ngọt Cà Mau đều kiệt nước. Ảnh Nhật Hồ.

Trước tình hình trên, tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều biện pháp ứng phó để giảm thiểu thiệt hại. Song, cần phải công bố tình huống thiên tai để triển khai kịp thời, có hiệu quả các biện pháp ứng phó, phòng, chống và khắc phục hậu quả do hạn hán gây ra.

Tuy nhiên, tại hội nghị bàn giải pháp khắc phục thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt hóa tỉnh Cà Mau vào ngày 24.2, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai Nguyễn Trường Sơn đề nghị xem xét, cân nhắc kỹ việc công bố tình huống thiên tai do hạn hán.

Theo ông Sơn, tại Điều 12, Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ, quy định: “Cấp độ rủi ro thiên tai do sạt lở đất, sụp lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy” (nghĩa là Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg chỉ quy định sạt lở đất, sụp lún đất do mưa lũ, do dòng chảy; chưa xác định sạt lở đất, sụp lún đất do hán hán).

Tại Hội nghị này, nhiều nhà khoa học cho rằng quy định trên chưa cập nhật đầy đủ nguyên nhân dẫn đến sạt lở đất, sụp lún đất (như động đất, sóng thần, thiếu nước do hạn hán,...); song cũng có một số ý kiến cho rằng việc công bố tình huống thiên tai do hạn hán phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật.

Báo động đỏ tình trạnh cháy rừng U MInh Hạ (ảnh Nhật Hồ)
Báo động đỏ tình trạng cháy rừng U Minh Hạ. Ảnh Nhật Hồ.

Trên cơ sở quyết định công bố tình huống thiên tai do hạn hán sẽ được công bố, UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cho ý kiến thống nhất để tỉnh Cà Mau được phép xử lý tình trạng sạt lở đất, sụp lún đất do hạn hán gây ra hoặc hướng dẫn cụ thể để tỉnh Cà Mau thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống và khắc phục tình trạng sạt lở, sụp lún đất do hạn hán gây ra phù hợp với thẩm quyền và quy định của pháp luật hiện hành.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Infographic: Toàn cảnh quá trình sụp lún bất thường chưa hồi kết ở Cà Mau

NHẬT HỒ - HỒNG CƯỜNG |

Khô hạn, mặn xâm nhập khiến nhiều tuyến đường giao thông tại Cà Mau bị sụp lún nghiêm trọng. Có trên 1.000 điểm sụp lún khiến tỉnh này đề xuất đưa nước biển vào vùng ngọt để giảm áp lực sụp lún. Đề xuất này bị phản ứng và Cà Mau không thực hiện.

Cà Mau công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp độ 2

NHẬT HỒ |

Ngày 3.3, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký quyết định công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp độ 2 tại vùng ngọt hóa thuộc địa bàn huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời.

Cà Mau: Chưa công bố tình trạng thiên tai do hạn mặn và sụt lún

NHẬT HỒ |

Trước áp lực hạn hán, xâm nhập mặn và tình trạng sụt lún bất thường diễn ra ngày càng khốc liệt, tỉnh Cà Mau đã “cầu cứu” nhiều cơ quan chuyên môn cùng tìm giải pháp. Hàng loạt các giải pháp được đưa ra cho vùng đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt hạn mặn năm này. Trong khi đó, mặc dù đang chịu thiệt hại nghiêm trọng, nhưng tỉnh này vẫn không thể công bố tình trạng thiên tai…

Bị thiệt hại nặng do hạn mặn: Vì sao Cà Mau không thể công bố thiên tai?

NHẬT HỒ |

Trước tình trạng nắng nóng, khô hạn, mặn xâm nhập, sụt lở đất diễn ra khắp nơi, Cà Mau đề nghị công bố thiên tai, tuy nhiên, trong luật lại không có khái niệm này, khiến Cà Mau loay hoay không biết xử lý ra sao.

Cà Mau: Đề xuất đưa nước biển vào vùng ngọt để giảm sụp lở đất

NHẬT HỒ |

Trước tình hình thiệt hại nghiêm trọng do khô hạn, sụp lở đất diễn ra khắp nơi, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch Cà Mau đề nghị xem xét đưa nước mặn vào vùng ngọt để giảm áp lực sụp lở đất.

Hạn mặn khốc liệt, sạt lở đất bất thường ở Cà Mau

nhật hồ |

Trên 18.000ha lúa bị thiệt hại, 42.000ha rừng khô kiệt, 21km đường tự nhiên sụt xuống… đó là những con số thiệt hại do hạn mặn đầu tiên tại Cà Mau được xác nhận. Trong khi đó, nắng nóng, khô hạn, mặn xâm nhập có khả năng kéo dài cho đến hết tháng 5. Tình hình này khiến Cà Mau căng mình phòng chống.    

Ông Putin: Đánh bại Nga trên chiến trường là điều không thể

Thanh Hà |

Nga trở nên mạnh mẽ hơn sau khi sáp nhập Donbass, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh khi đọc thông điệp liên bang năm 2023.

Ông Trump tiết lộ cách chấm dứt xung đột Nga - Ukraina trong vài giờ

Ngọc Vân |

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột Nga - Ukraina trong vòng vài giờ nếu tái đắc cử tổng thống năm 2024.

Infographic: Toàn cảnh quá trình sụp lún bất thường chưa hồi kết ở Cà Mau

NHẬT HỒ - HỒNG CƯỜNG |

Khô hạn, mặn xâm nhập khiến nhiều tuyến đường giao thông tại Cà Mau bị sụp lún nghiêm trọng. Có trên 1.000 điểm sụp lún khiến tỉnh này đề xuất đưa nước biển vào vùng ngọt để giảm áp lực sụp lún. Đề xuất này bị phản ứng và Cà Mau không thực hiện.

Cà Mau công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp độ 2

NHẬT HỒ |

Ngày 3.3, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký quyết định công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp độ 2 tại vùng ngọt hóa thuộc địa bàn huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời.

Cà Mau: Chưa công bố tình trạng thiên tai do hạn mặn và sụt lún

NHẬT HỒ |

Trước áp lực hạn hán, xâm nhập mặn và tình trạng sụt lún bất thường diễn ra ngày càng khốc liệt, tỉnh Cà Mau đã “cầu cứu” nhiều cơ quan chuyên môn cùng tìm giải pháp. Hàng loạt các giải pháp được đưa ra cho vùng đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt hạn mặn năm này. Trong khi đó, mặc dù đang chịu thiệt hại nghiêm trọng, nhưng tỉnh này vẫn không thể công bố tình trạng thiên tai…

Bị thiệt hại nặng do hạn mặn: Vì sao Cà Mau không thể công bố thiên tai?

NHẬT HỒ |

Trước tình trạng nắng nóng, khô hạn, mặn xâm nhập, sụt lở đất diễn ra khắp nơi, Cà Mau đề nghị công bố thiên tai, tuy nhiên, trong luật lại không có khái niệm này, khiến Cà Mau loay hoay không biết xử lý ra sao.

Cà Mau: Đề xuất đưa nước biển vào vùng ngọt để giảm sụp lở đất

NHẬT HỒ |

Trước tình hình thiệt hại nghiêm trọng do khô hạn, sụp lở đất diễn ra khắp nơi, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch Cà Mau đề nghị xem xét đưa nước mặn vào vùng ngọt để giảm áp lực sụp lở đất.

Hạn mặn khốc liệt, sạt lở đất bất thường ở Cà Mau

nhật hồ |

Trên 18.000ha lúa bị thiệt hại, 42.000ha rừng khô kiệt, 21km đường tự nhiên sụt xuống… đó là những con số thiệt hại do hạn mặn đầu tiên tại Cà Mau được xác nhận. Trong khi đó, nắng nóng, khô hạn, mặn xâm nhập có khả năng kéo dài cho đến hết tháng 5. Tình hình này khiến Cà Mau căng mình phòng chống.