Sau chuỗi ngày thất nghiệp vì COVID-19: Chỉ mong có đồng lương tạm đủ sống

NHÓM PV |

Không có chuyên môn và kinh nghiệm, khi đi xin những việc làm phổ thông với mức thu nhập khoảng 6 triệu đồng/tháng, để trang trải cuộc sống tại TP.Hồ Chí Minh sau những ngày dài thất nghiệp vì COVID-19, thật không hề dễ dàng.

Lao động “đỏ mắt” tìm việc làm phổ thông

Vừa qua, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình cảnh khó khăn phải tạm dừng sản xuất, cắt giảm lao động, thậm chí phá sản, kéo theo đó là hàng loạt người lao động (NLĐ) cũng rơi vào hoàn cảnh chới với vì mất kế sinh nhai. Với mong muốn tìm hiểu về những khó nhọc mà những người đi tìm việc gặp phải, phóng viên đã vào vai NLĐ phổ thông đi xin việc để phần nào thấy được sự vất vả, trăn trở của họ trên con đường đi tìm một công việc mới sau chuỗi ngày thất nghiệp, để cố trụ lại ở TPHCM vào những tháng cuối năm.

Một ngày cuối tháng 11, chúng tôi bắt đầu tìm đến Trung tâm Dịch vụ Việc làm trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh), thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM, với mong muốn được giới thiệu một công việc lao động phổ thông toàn thời gian, có bao ăn ở thì càng tốt. Trước cổng trung tâm, rất nhiều công việc phổ thông từ giúp việc nhà, phụ quán, đến việc yêu cầu bằng cấp như nhân viên tư vấn bất động sản, nhân viên bán hàng, kinh doanh được dán đầy trên bảng thông báo. Sau một hồi đọc tới đọc lui các thông tin, chúng tôi quyết định vào văn phòng để gặp nhân viên xin tư vấn.

Chị D - tư vấn viên - đưa phiếu thông tin tìm việc và hướng dẫn chúng tôi điền nội dung cơ bản. Sau khi nhìn phiếu điền, chị D trầm ngâm: “Em làm nhân viên kinh doanh được không?”. Tôi trả lời rằng mình chưa làm bao giờ và không có đủ bằng cấp. Người phụ nữ ngần ngại, cố tìm thêm vài công việc phù hợp trên máy tính của mình, nhưng vẫn không có việc mà chúng tôi cần.

Chỉ về bảng tuyển dụng phía trước, chị D dặn thêm: “Em xem thấy việc nào phù hợp thì gọi điện trực tiếp cho người ta nhé, chứ chị tìm mà không có việc như em mong muốn thì hơi khó”.

Theo ghi nhận của chúng tôi, công việc được dán phía trước đều yêu cầu người có trình độ, tối thiểu là trung cấp trở lên. Còn công việc như giúp việc nhà, trông trẻ với mức lương 6 triệu đồng/tháng, bao ăn ở lại yêu cầu người lớn tuổi, có kinh nghiệm. Còn việc bán hàng, bưng bê chỉ tuyển bán thời gian, ưu tiên sinh viên làm thêm.

Đang “đỏ mắt” nhìn từng dòng thông tin tuyển dụng, chúng tôi gặp chị P.T.N cũng đang tìm việc. Chị N trạc 40 tuổi, nhà ở quận 4, là thợ cắt tóc, làm móng dạo nhiều năm nay, chồng làm “thợ đụng”, ai thuê gì sẽ làm nấy. Thu nhập của cả hai đã bấp bênh, nay càng chật vật vì COVID-19.

“Tôi mong muốn tìm việc bán thời gian làm tại nhà để thêm tiền đóng học phí cho hai con” - chị N buồn bã nói. Đọc đi đọc lại các thông tin nhưng không thấy công việc nào phù hợp với mình, chị N lặng lẽ ra về.

Tiếp tục hành trình tìm việc, chúng tôi đến một Trung tâm Hỗ trợ Việc làm dành cho sinh viên trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1). Vào trực tiếp văn phòng, chúng tôi được một nam tư vấn viên tiếp chuyện. Người này không hỏi thông tin nhiều mà chỉ đưa một tờ giấy có mã QR Code và hướng dẫn quét Zalo để tìm việc làm phù hợp. Sau khi quét xong, khoảng 20 công việc được đăng tải sẵn xuất hiện màn hình, tìm đọc một hồi thì chỉ có duy nhất công việc phụ bán ở một quán cà phê tại quận Bình Thạnh là không cần bằng cấp.

Chúng tôi gọi điện cho chị chủ quán tên Anh thì được giới thiệu công việc có mức lương 16.000 đồng/giờ, nếu làm toàn thời gian sẽ bao ăn trưa nhưng không bao ở. Tính ra, làm cả tháng chỉ nhận chưa đến 4 triệu đồng. Với số thu nhập này, rất khó để chi trả các chi phí cơ bản khi sinh sống tại TPHCM…

Có bằng cấp cũng… chịu thua

Được nghe nhiều câu chuyện của người đi xin việc, chúng tôi nhận ra rằng, dịch COVID-19 đã làm mọi thứ đảo lộn. Rất nhiều người vốn đầu tắt mặt tối với công việc nay lại chuyển sang thất nghiệp triền miên, cho dù họ có bằng cấp và kinh nghiệm.

Đến một trung tâm giới thiệu việc làm ở quận Gò Vấp, chúng tôi gặp anh Phạm Hoàng Minh Tuấn (trọ ở huyện Hóc Môn, TPHCM) đang chuẩn bị nộp hồ sơ tìm việc. Anh Tuấn cho biết, anh làm hướng dẫn viên du lịch trong nước tại một công ty du lịch lữ hành. Sau đó, anh Tuấn sang Thái Lan để làm hướng dẫn viên cho khách Việt ở xứ sở chùa Vàng. Dịch bệnh COVID-19 bùng phát, ngành Du lịch ở Thái Lan đóng băng nên anh Tuấn phải về Việt Nam. Từ đó đến nay, anh đi quay phim, làm clip TVC quảng cáo theo hình thức bán thời gian và nộp hồ sơ xin việc khắp nơi. Nhưng chờ đợi mòn mỏi gần 1 năm, anh Tuấn cũng chỉ còn biết cầu may chờ đơn vị tuyển dụng gọi phỏng vấn.

Những tháng cuối năm, dịch dần được kiểm soát. Những tưởng thị trường việc làm khởi sắc để cuộc sống của NLĐ có thể quay trở lại như trước, song thực tế, bức tranh việc làm vẫn chưa thể sáng sủa hơn khiến nhiều người chỉ còn biết cầm cự và hy vọng những tín hiệu vui vào đầu năm sau.

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM, đến đầu tháng 9.2020, toàn thành phố có hơn 328.000 lao động bị mất việc, ngừng việc, làm việc luân phiên. Cũng trong 9 tháng đầu năm, có đến 159.000 người lao động nộp hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Xếp hàng từ sáng sớm đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp do COVID-19

NHÓM PV |

COVID-19 đã khiến nhiều người lao động rơi vào cảnh trắng tay. Chính sách hỗ trợ người mất việc từ Nhà nước như một chiếc phao cứu sinh giúp họ chi trả được những chi phí sinh hoạt tối thiểu. Tại TPHCM, từ sáng sớm đã có hàng chục lượt người đến bốc số để làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Số khác cũng chen chân nhận trợ cấp thất nghiệp định kỳ hằng tháng. Họ hầu hết là những người bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 vừa qua.

Giải đáp thời gian người lao động nhận hỗ trợ Bảo hiểm thất nghiệp

ANH THƯ |

Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải đáp thắc của người lao động về thời gian nhận tiền hỗ trợ Bảo hiểm thất nghiệp.

Bình Dương: NLĐ thất nghiệp tăng nhưng nhiều DN vẫn gặp khó khi tuyển dụng

ĐÌNH TRỌNG |

Mặc dù số người lao động đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng nhưng một số doanh nghiệp vẫn than khó tuyển lao động và phải kéo dài thời gian tuyển dụng.

Chưa nhận được trợ cấp thất nghiệp, phải làm sao?

nam dương |

Bạn đọc có email hienmtl@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi nghỉ việc vào tháng 5 năm nay, đến ngày 28.6, tôi đến Trung tâm dịch vụ việc làm Sở LĐTBXH tỉnh Thanh Hóa để làm trợ cấp thất nghiệp và nhận được giấy hẹn ngày 22.7 tới nhận quyết định chi trả trợ cấp thất nghiệp. Ngày 22.7, tôi đến nhận quyết định theo lịch nhưng đến nay vẫn chưa nhận được tiền trợ cấp. Tôi phải làm sao?

COVID-19 trở lại, cần có điều kiện nào để hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

Minh Hương |

"Tôi đang làm việc theo hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm thất nghiệp. Dịch COVID-19 quay trở lại, nếu lại thất nghiệp, như thế nào tôi mới đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp" - bạn đọc Phạm Văn Đức (Hà Nội) đặt câu hỏi.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Xếp hàng từ sáng sớm đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp do COVID-19

NHÓM PV |

COVID-19 đã khiến nhiều người lao động rơi vào cảnh trắng tay. Chính sách hỗ trợ người mất việc từ Nhà nước như một chiếc phao cứu sinh giúp họ chi trả được những chi phí sinh hoạt tối thiểu. Tại TPHCM, từ sáng sớm đã có hàng chục lượt người đến bốc số để làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Số khác cũng chen chân nhận trợ cấp thất nghiệp định kỳ hằng tháng. Họ hầu hết là những người bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 vừa qua.

Giải đáp thời gian người lao động nhận hỗ trợ Bảo hiểm thất nghiệp

ANH THƯ |

Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải đáp thắc của người lao động về thời gian nhận tiền hỗ trợ Bảo hiểm thất nghiệp.

Bình Dương: NLĐ thất nghiệp tăng nhưng nhiều DN vẫn gặp khó khi tuyển dụng

ĐÌNH TRỌNG |

Mặc dù số người lao động đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng nhưng một số doanh nghiệp vẫn than khó tuyển lao động và phải kéo dài thời gian tuyển dụng.

Chưa nhận được trợ cấp thất nghiệp, phải làm sao?

nam dương |

Bạn đọc có email hienmtl@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi nghỉ việc vào tháng 5 năm nay, đến ngày 28.6, tôi đến Trung tâm dịch vụ việc làm Sở LĐTBXH tỉnh Thanh Hóa để làm trợ cấp thất nghiệp và nhận được giấy hẹn ngày 22.7 tới nhận quyết định chi trả trợ cấp thất nghiệp. Ngày 22.7, tôi đến nhận quyết định theo lịch nhưng đến nay vẫn chưa nhận được tiền trợ cấp. Tôi phải làm sao?

COVID-19 trở lại, cần có điều kiện nào để hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

Minh Hương |

"Tôi đang làm việc theo hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm thất nghiệp. Dịch COVID-19 quay trở lại, nếu lại thất nghiệp, như thế nào tôi mới đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp" - bạn đọc Phạm Văn Đức (Hà Nội) đặt câu hỏi.