Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 120/CP: ĐBSCL từng bước chuyển mình

Nhật Hồ |

Vào cuối tuần này, tại Cần Thơ, Chính phủ tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17.11.2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu”. Những kết quả đạt được từ sau khi thực hiện NQ 120 vùng đất ĐBSCL đã dần phát triển đi lên.

Thuận thiên để phát triển bền vững

Kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết về phát triển bền vững đã giúp kinh tế khu vực ĐBSCL có sự kết nối vùng chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương, các vùng kinh tế trọng điểm khác của cả nước.

Nghị quyết 120 về phát triển bền vững ĐBSCL, thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở kế thừa của Nghị quyết 24 của Đảng. Đây được xem là Nghị quyết có tính lịch sử đối với vùng đất ĐBSCL.

NQ 120 ra đời, thật sự thổi vào một luồng gió mới cho ĐBSCL trong việc chuyển đổi sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu. Lần đầu tiên, cụm từ “nước mặn cũng là tài nguyên” được xuất hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Thực tế, tại tỉnh ven biển ĐBSCL như: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang diện tích chuyển đổi luân canh tôm lúa bền vững lên đến gần 200.000ha, tăng gần 3 lần so với năm 2000. Trục nông nghiệp xoay chuyển, từ ưu tiên số 1 là lúa gạo đã chuyển sang ưu tiên thủy sản, trái cây.

Nông nghiệp ĐBSCL 3 năm qua đã có sự đầu tư bài bản về hạ tầng, kết hợp các yếu tố kỹ thuật để hạ giá thành, tăng năng suất, chất lượng.

Tại Bạc Liêu, Sóc Trăng xuất hiện các mô hình “Lúa thơm - tôm sạch” trên cánh đồng chuyển đổi tôm - lúa. Cây lúa được chọn giống kỹ lưỡng, gạo ngon nhất thế giới, gạo thơm có giá trị xuất khẩu cao. Con tôm dưới chân cây lúa cũng được nuôi theo mô hình tôm sạch, có chỉ dẫn địa lý…

Tại Đồng Tháp, hơn 100 mô hình “hội quán” ra đời giúp bà con tổ chức lại sản xuất, quy hoạch lại ngành hàng phù hợp với mỗi vùng sinh thái đặc trưng.

Từ khi có Nghị quyết 120, Hội đồng điều phối vùng được thành lập. Lần đầu tiên ĐBSCL có bản quy hoạch tích hợp giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó điểm nhấn là thuận thiên để phát triển.

ĐBSCL trong 3 năm qua cũng đã đón nhận nhiều dự án hạ tầng lớn, có tính lan tỏa, kết nối nội vùng và liên vùng, ứng phó biến đổi khí hậu như Cái Lớn - Cái Bé, cống Ninh Quới, khánh thành 51km Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, các công trình ngọt hóa Bến Tre, đường Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ…

Bên cạnh tăng vốn đầu tư của Chính phủ thì riêng nguồn lực từ hợp tác quốc tế cho phát triển ĐBSCL đã lên tới gần 2,5 tỉ USD. Tỉ lệ vốn đầu tư cho ĐBSCL trong tổng vốn đầu tư cả nước đã tăng từ 12% trong giai đoạn trước lên gần 17% trong 5 năm vừa qua.

Vẫn còn nhiều thách thức cần tháo gỡ

Thách thức hàng đầu tại ĐBSCL là đang đối mặt với những tác động do biến đổi khí hậu gây ra như triều cường, hạn mặn, sạt lở.

Các hoạt động phát triển thủy điện, khai thác tài nguyên với cường độ cao ở thượng nguồn sông Mêkông khiến ĐBSCL sẽ tiếp tục là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tốc độ sạt lở bờ biển, bờ sông, cửa biển, cửa sông trong 3 năm qua diễn biến phức tạp, khó lường.

Riêng Cà Mau mỗi năm mất đến 500 tỉ đồng để thực hiện mỗi việc phòng chống sạt lở, sụp lún đất, gia cố đê điều.

ĐBSCL thu hút đầu tư lớn, nhưng nội tại ĐBSCL lại không có nhiều doanh nghiệp đủ lớn để cùng với chính quyền đầu, xây dựng những dự án lớn, tầm cỡ.

Bên cạnh những giải pháp thích ứng thì giai đoạn 5 năm tới, việc đầu tư những công trình kiểm soát mặn ngọt, công trình chuyển nước ngọt cho những vùng quá khó khăn như Cà Mau, Bến Tre sẽ được ưu tiên hàng đầu.

Hiện Chính phủ cũng đã xem xét thông qua Chương trình hỗ trợ ngân sách có mục tiêu phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu với số vốn hơn 1 tỉ USD. Đây cũng là cơ sở quan trọng để tạo ra những thay đổi bền vững cho khu vực.

Có quy hoạch đồng bộ cũng là cơ sở để các địa phương tiếp tục triển khai có hiệu quả 3 đề án: Đề án chuyển đổi thuận thiên, kiến tạo, phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu; Đề án chống sạt lở bờ sông, bờ biển và Đề án hiện đại hóa hệ thống giao thông, thủy lợi ĐBSCL.

Chính phủ tổng kết 3 năm thực hiện NQ 120, người dân hy vọng sẽ có nhiều quyết sách để vùng đất “Chín rồng” vươn lên phát triển.

Tầm nhìn, mục tiêu của Nghị quyết 120/NQ-CP

a) Tầm nhìn đến năm 2100

Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng, trên cơ sở phát triển phù hợp nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, kết hợp với dịch vụ, du lịch sinh thái, công nghiệp, trọng tâm là công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp; hệ thống cơ sở hạ tầng được quy hoạch, phát triển đồng bộ, hiện đại theo hướng chủ động, thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn trước thiên tai; tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lý; đa dạng sinh học và truyền thống văn hóa lịch sử được duy trì và tôn tạo, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.

b) Mục tiêu đến năm 2050

- Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng có trình độ phát triển khá so với cả nước, có trình độ tổ chức xã hội tiên tiến; thu nhập bình quân đầu người đạt cao hơn trung bình cả nước, sinh kế của người dân được bảo đảm; tỷ trọng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm hơn 80%, độ che phủ rừng đạt hơn 9% (so với 4,3% hiện nay), các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng được bảo tồn và phát triển.

- Mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được xây dựng đồng bộ, hiện đại. Hệ thống đô thị hiện đại được xây dựng và phân bố hợp lý tại các tiểu vùng. Hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy được phát triển đồng bộ, kết nối trong vùng, liên vùng và phải bảo đảm kết hợp hài hòa, thống nhất, bổ trợ và không xung đột với hệ thống thủy lợi, đê điều. Hạ tầng thủy lợi được xây dựng đồng bộ phù hợp với mô hình chuyển đổi sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tại các tiểu vùng sinh thái, đồng thời phải có biện pháp hiệu quả phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho dân sinh và nền kinh tế khi có thiên tai xảy ra. Hạ tầng thông tin và truyền thông, mạng lưới cấp điện, cấp nước, thoát nước được xây dựng đồng bộ. Hệ thống các cơ sở văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, thể dục, thể thao ở mức cao so với cả nước; kinh tế phát triển năng động và hiệu quả với cơ cấu kinh tế phù hợp. Nhật Hồ (ghi)

Nhật Hồ
TIN LIÊN QUAN

ĐBSCL: Thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững

NHẬT HỒ |

Ngày 13.3 tới, tại thành phố Cần Thơ, Chính phủ sẽ tổ chức tổng kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17.11.2017 của Chính phủ về “Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu”. Đây được xem là Nghị quyết “vàng” cho vùng ĐBSCL. 3 năm thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ, ĐBSCL đã đạt được nhiều thành quả quan trọng nhưng cũng còn nhiều thách thức phải vượt qua.

Nghị quyết "Thuận thiên": Hóa giải thách thức, phát triển bền vững ĐBSCL

Nguyễn Hà |

Sau 3 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết số 120/NQ-CP (hay còn gọi Nghị quyết thuận thiên) đã từng bước phát huy hiệu quả, tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức, tư duy và hành động của các cấp, ngành, địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), được người dân và doanh nghiệp tích cực tham gia hưởng ứng, đồng thời huy động được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển.

Sơ kết Nghị quyết 120 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

Ái Vân |

Thủ tướng Chính phủ vừa giao các bộ, ngành có liên quan và địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị "Hội nghị của Chính phủ sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17.11.2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu".

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

ĐBSCL: Thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững

NHẬT HỒ |

Ngày 13.3 tới, tại thành phố Cần Thơ, Chính phủ sẽ tổ chức tổng kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17.11.2017 của Chính phủ về “Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu”. Đây được xem là Nghị quyết “vàng” cho vùng ĐBSCL. 3 năm thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ, ĐBSCL đã đạt được nhiều thành quả quan trọng nhưng cũng còn nhiều thách thức phải vượt qua.

Nghị quyết "Thuận thiên": Hóa giải thách thức, phát triển bền vững ĐBSCL

Nguyễn Hà |

Sau 3 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết số 120/NQ-CP (hay còn gọi Nghị quyết thuận thiên) đã từng bước phát huy hiệu quả, tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức, tư duy và hành động của các cấp, ngành, địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), được người dân và doanh nghiệp tích cực tham gia hưởng ứng, đồng thời huy động được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển.

Sơ kết Nghị quyết 120 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

Ái Vân |

Thủ tướng Chính phủ vừa giao các bộ, ngành có liên quan và địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị "Hội nghị của Chính phủ sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17.11.2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu".