Sau 2 vụ cô giáo “quyền lực”: Cần dạy trẻ kỹ năng ứng phó tình huống "bạo lực học đường"

Khánh Hạ - Hà Phương |

Những hành vi bạo lực không phải những hành vi được dự kiến trước, mà đều xảy ra bất ngờ với cả thầy và trò. Vì vậy, không thể để xảy ra những sự việc đáng tiếc mới tìm cách ứng phó!

Mối quan hệ giữa thầy và trò trong quan niệm của người Việt Nam là mối quan hệ có tính chất phân tầng, thầy cô là những người có quyền lực. Tình trạng bạo lực học đường không chỉ mới xảy ra gần đây mà đã có từ khi hình thành mối quan hệ giữa hai nhân tố này. Chia sẻ với PV Lao Động, chuyên gia Tâm lý PGS.TS Trần Thu Hương có quan điểm nên để trẻ được bày tỏ ý kiến của mình.

PGS.TS Trần Thu Hương - Giảng viên Khoa Tâm lý học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
PGS.TS Trần Thu Hương - Giảng viên Khoa Tâm lý học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Theo bà, bản chất hành vi của 2 cô giáo "quyền lực" là cô giáo Trần Thị Minh Châu và cô Nguyễn Thị Minh Hương là gì?

- Đây đều là những hành vi bạo lực học đường. Tuy nhiên, trong hệ thống luật pháp Việt Nam chưa quy định những hành vi như: Không giảng bài, bắt học sinh uống nước vắt giẻ lau bảng, dọa nạt học sinh,… là bạo lực học đường.

Vậy để bảo vệ các em khỏi những hành vi như vậy, chúng ta cần làm gì?

- Đầu tiên, Luật Giáo dục cần chặt chẽ trong việc quy định những hành vi như thế nào gọi là bạo lực học đường và các hình thức xử phạt.

Thứ hai, cần dạy cho trẻ kĩ năng đối phó với những tình huống bất ngờ, ứng phó với những tình huống có bạo lực và kĩ năng pháp lý cần thiết để tự bảo vệ bản thân.

Chúng ta cần chỉ ra sự chưa đúng ở cả các thầy cô và học trò thì mới tạo ra được sự bình đẳng trong giáo dục. Học sinh phải hiểu rằng mình cũng có quyền được nói, được thể hiện ý kiến. Không nên để cho các em nghĩ rằng, cách tốt nhất của sự đối phó sẽ là né tránh, chịu đựng âm thầm.

Tại sao trẻ em lại thường sợ không dám lên tiếng khi mình gặp phải những tình huống có bạo lực?

- Hiện nay, cha mẹ và thầy cô vẫn luôn sử dụng quyền lực của mình để phủ định ý kiến của đứa trẻ, cho dù ý kiến ấy là đúng. Chính vì vậy, bản thân cha mẹ cần được đào tạo kỹ năng làm cha mẹ. Họ cần thay đổi và biết chấp nhận những ý tưởng của con cũng như những lời nói của đứa trẻ và không sử dụng các quyền lực của mình để phủ định ý kiến đó.

Môi trường giáo dục đang bị ô nhiễm từ chính những người được gọi là thầy cô. Bà nghĩ sao về quan điểm này?

- Đây chỉ là những "con sâu bỏ rầu nồi canh", còn trên thực tế thì vẫn còn rất nhiều các thầy cô nhân ái và thương học trò. Trong xã hội hiện đại ngày nay, những trường hợp cá biệt như hai cô giáo trên càng ngày càng nhiều, và đây có thể là hệ quả của sự căng thẳng với những áp lực của cuộc sống. Nhưng không thể vì thế mà biện minh cho những hành vi sai trái, thiếu đạo đức.

Xin cảm ơn bà!

Khánh Hạ - Hà Phương
TIN LIÊN QUAN

Cần “cách li” vĩnh viễn cô giáo phạt học sinh súc miệng bằng nước vắt giẻ lau bảng khỏi ngành giáo dục?

HUYÊN NGUYỄN |

Hành vi phạt học sinh lớp 3 uống nước vắt giẻ lau bảng của cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương xảy ra tại Trường Tiểu học An Đồng (huyện An Dương, TP.Hải Phòng) đã gây lên những phẫn nộ dư luận, nhiều bày tỏ sự bất bình. Nhiều chuyên gia cho rằng cần “cách li" vĩnh viễn cô giáo Hương khỏi ngành giáo dục.

Chấp nhận “thất bại” để “giải cứu” em Phạm Song Toàn

Thẩm Hồng Thụy |

Một cuộc họp lên đến cấp UBND TPHCM để xem xét vụ em Phạm Song Toàn tiết lộ việc cô giáo dạy toán tại Trường THPT Long Thới (huyện Nhà Bè) không giảng bài suốt hơn 3 tháng, trong đó vấn đề tâm điểm là giải quyết việc phụ huynh em Toàn xin chuyển trường cho con.

Vụ học sinh súc miệng nước giặt giẻ lau bảng: Điều gì đang xảy ra trong ngành giáo dục?

Anh Đào |

Chỉ trong 1 tháng, Bộ Giáo dục ít nhất 6 lần có công văn “đề nghị xử lý nghiêm”. Trong khi đó, ngay cả Giám đốc một Sở Giáo dục cũng bị kỷ luật vì những sai phạm không thể chấp nhận nổi. Và chỉ trong một ngày, hôm qua 5.4, ở Hải Phòng xảy sự cô giáo buộc nữ sinh “súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng”, còn tại Quảng Bình, một nam sinh đâm thủng gan thầy giáo sau khi bị nhắc nhở về một hình xăm.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Cần “cách li” vĩnh viễn cô giáo phạt học sinh súc miệng bằng nước vắt giẻ lau bảng khỏi ngành giáo dục?

HUYÊN NGUYỄN |

Hành vi phạt học sinh lớp 3 uống nước vắt giẻ lau bảng của cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương xảy ra tại Trường Tiểu học An Đồng (huyện An Dương, TP.Hải Phòng) đã gây lên những phẫn nộ dư luận, nhiều bày tỏ sự bất bình. Nhiều chuyên gia cho rằng cần “cách li" vĩnh viễn cô giáo Hương khỏi ngành giáo dục.

Chấp nhận “thất bại” để “giải cứu” em Phạm Song Toàn

Thẩm Hồng Thụy |

Một cuộc họp lên đến cấp UBND TPHCM để xem xét vụ em Phạm Song Toàn tiết lộ việc cô giáo dạy toán tại Trường THPT Long Thới (huyện Nhà Bè) không giảng bài suốt hơn 3 tháng, trong đó vấn đề tâm điểm là giải quyết việc phụ huynh em Toàn xin chuyển trường cho con.

Vụ học sinh súc miệng nước giặt giẻ lau bảng: Điều gì đang xảy ra trong ngành giáo dục?

Anh Đào |

Chỉ trong 1 tháng, Bộ Giáo dục ít nhất 6 lần có công văn “đề nghị xử lý nghiêm”. Trong khi đó, ngay cả Giám đốc một Sở Giáo dục cũng bị kỷ luật vì những sai phạm không thể chấp nhận nổi. Và chỉ trong một ngày, hôm qua 5.4, ở Hải Phòng xảy sự cô giáo buộc nữ sinh “súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng”, còn tại Quảng Bình, một nam sinh đâm thủng gan thầy giáo sau khi bị nhắc nhở về một hình xăm.