Sạt núi, vùi lấp nhà cửa, chết người - câu chuyện đã được cảnh báo

Thanh Hải |

Mưa lũ đã cướp đi sinh mạng của hơn 120 người dân miền Trung, làm hàng trăm ngàn người khác đang lâm cảnh màn trời chiếu đất, hàng vạn gia đình trắng tay... Lũ lụt vượt đỉnh lịch sử liên hoàn chồng lên nhau, đang đày đọa người dân miền Trung. Nhưng, khủng khiếp nhất vẫn là những cái chết tập thể do sạt núi, vùi lấp cả chục người cùng lúc... như 17 công nhân ở thủy điện Rào Trăng 3, 13 cán bộ chiến sĩ, công chức ở trạm kiểm lâm 67, Thừa Thiên-Huế và 22 Cán bộ quân nhân Đoàn 337 ở Hướng Hóa, Quảng Trị... Đáng nói là điều tương tự này đã từng xảy ra ở miền Trung. Tuy nhiên cảnh báo lại chưa đúng mức và phòng tránh chưa hiệu quả...

Những vụ sạt núi lịch sử ở miền Trung

Trong trận lũ lụt tháng 11.2017, chỉ riêng tại huyện miền núi Bắc Trà My, của Quảng Nam đã có đến 12 người chết, mất tích. Người dân kể, trời như sập xuống, núi đồi nứt toác ra, ầm ầm tiếng sấm động đất... 5 trong 7 thi thể được tìm thấy san sát nhau trên nhà sinh hoạt thôn Đàn Bộ, thị trấn Trà My năm ấy đã là hình ảnh kinh hoàng, nhưng thông tin hàng trăm người khác vừa thoát nạn trong gang tất vì núi lở, vùi lấp, càng khủng khiếp hơn. Hàng trăm điểm nguy cơ sạt lở núi còn tiềm ẩn ở khắp nơi...

Trà My từng được Viện vật lý địa cầu cảnh báo nằm trên đới đứt gãy bề mặt vỏ trái đất có tên Hưng Nhượng - Tà Vy. Đây là những nghiên cứu, cảnh báo từ khi Quảng Nam cho xây dựng hồ thủy điện Sông Tranh 2. Đới đứt gãy này kéo dài từ phía tây Quảng Ngãi, xuyên Quảng Nam đến Kon Tum...

Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính, gây ra hàng loạt các vụ động đất kích thích ở khu vực này sau khi xây dựng, tích nước hồ thủy điện Sông Tranh 2. Động đất xảy ra liên tục, đôi khi cả chục trận mỗi năm. Với cường độ chỉ trên dưới 5 độ richter, động đất ở Trà My chưa làm sập nhà, chết người hay xảy ra thảm họa. Nhưng ngoài việc đe dọa cuộc sống vốn yên bình của người dân miền núi mấy năm nay, động đất cũng đã làm rung chuyển, nứt núi, rạn vỡ các liên kết bề mặt của đất, núi đồi… Chính vì vậy, khi mưa lớn kéo dài liên tục, ở đây đã xảy ra sụt trượt lớn và nhiều địa điểm đến bất thường.

Ở cuối đới đứt gãy này, phía cực bắc Tây Nguyên cũng đã từng xảy ra sạt núi kinh hoàng trong bão số 9 năm 2009. Lúc ấy, con đường bêtông vắt vẻo qua các sườn đồi, dựng ngược bên dốc Cổng Trời nối giao thông đến trung tâm xã Văn Xuôi, Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum bị bật tung, gãy khúc. Có đoạn, giống như ai đã dời nguyên quả đồi để xóa hết sự có mặt của con người.

Với độ cao trung bình 1.000-1.500 mét so mực nước biển, rừng già ngút ngàn và xanh thẳm ở Tu Mơ Rông quanh năm chỉ chen lẫn trong làn mây trắng. Nhưng sau trận bão lũ lịch sử số 9, núi đồi hoang tàn, khắp nơi loang lổ, đỏ quạch đất bazan lộ thiên vì những dãy núi nứt, sụt từng mảnh lớn. Nhìn từ trên cao, Tu Mơ Rông như vừa trải qua những trận bom tàn khốc.

Huyện Tu Mơ Rông có 30 trên tổng số 50 người chết ở tỉnh Kon Tum trong cơn mưa bão năm ấy. Nửa đêm đang ngủ yên lành trong nhà, bỗng dưng cả quả đồi ập xuống, san bằng cả làng. Như Mô Pành ở Đắk Na, 15 nhà bị cuốn trôi 100% ra suối, đất vùi lấp, sình lầy, gỗ trôi đã đẩy xóa cả làng nhưng người dân đã chạy trốn kịp thời. Các làng Ba Tu 1, với 37 hộ, 199 khẩu, Ba Tu 3, 52 hộ, 224 khẩu, Đắk King 23 hộ, 100 người đều bị núi sạt lấp làng nhưng chỉ 4 người chết.

Bài học quy hoạch, tái bố trí lại dân cư

Trong khi đó, huyện miền núi Tây Giang, Quảng Nam, nơi mà có đến 8/10 xã là giáp vùng biên giới Lào. Dường như năm nào cũng xảy ra lũ ống, sạt lở núi. Riêng mưa bão giữa tháng 9 năm nay đã gây ra hàng trăm vụ sạt lở núi. Giao thông đi các xã ở huyện vùng cao này bị cắt đứt, cô lập hoàn toàn cho đến thời điểm này. Không chỉ hàng chục cây cầu bị sập, hư hỏng, lũ cuốn trôi mà nhiều cung đường cũng bị sạt lở mất dấu tích...

Không thể phủ nhận sự may mắn, phòng bị kỹ của chính quyền và nhân dân, nhưng điều khẳng định là công tác quy hoạch, sắp xếp lại dân cư của Tây Giang đã mang lại kết quả mỹ mãn như vậy. Để tránh thảm họa lũ quét, sạt núi, vùi nhà, làm chết người thường xuyên như trước đây, chính quyền huyện Tây Giang đã có chủ trương sắp xếp lại hoàn toàn 95 bản làng, cụm dân cư từ năm 2009 đến nay.

Tây Giang khảo sát, chọn bố trí tập trung dân cư trên những ngọn đồi bát úp. Đến nay, toàn huyện đã tái định cư được gần đủ 95 làng Cơ Tu. Chính vì xây dựng mặt bằng trên đỉnh một ngọn đồi bát úp mà hơn 10 năm nay, Tây Giang không xảy ra bất cứ trường hợp nào chết người, sập nhà do sạt lở núi, lũ lụt. Làng quần tụ như vậy cũng tiết kiệm đáng kể về ngân sách khi đầu tư hạ tầng giao thông, y tế, trường học. Đồng thời bảo tồn được các giá trị văn hoá, tín ngưỡng riêng có của tộc người Cơ Tu. Giữa mùa mưa bão, sạt lở núi ầm ầm, vùi lấp cả trăm nhà, làm chết hàng chục người ở các huyện Phước Sơn, Nam và Bắc Trà My gần đó, hay sạt núi ở Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị đang xảy ra bây giờ, thì mới thấy sự êm ấm, bình yên của những bản làng Cơ Tu ở Tây Giang giá trị biết chừng nào.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

ĐBQH nói về sạt lở và lũ quét: Đừng vì kinh tế mà để lại hậu quả khó lường

Vương Hà Chung |

Nêu quan điểm sau các vụ sạt lở và lũ quét, Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa, đại biểu đoàn Thừa Thiên - Huế cho rằng, đừng vì mục đích kinh tế mà để lại những hậu quả khó lường.

Quảng Bình: Sạt lở núi kinh hoàng, xô đổ đồn biên phòng và xé toác QL 12A

LÊ PHI LONG |

Ngày 20.10, Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Bình cho biết, một vụ sạt lở núi kinh hoàng đã xảy ra tại xã Dân Hoá, huyện Minh Hoá (Quảng Bình), vùi lấp Đồn Biên phòng Quốc tế Cha Lo và xé toạc QL 12A, rất may không có thiệt hại về người.

Xuất hiện nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng ở các huyện phía Tây Nghệ An

QUANG ĐẠI - TRẦN TUYÊN |

Mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày qua đã khiến sạt lở núi nghiêm trọng tại các huyện miền núi phía tây Nghệ An.

Mưa lũ miền Trung: Nhiều xe khách gặp khó khi nước ngập sâu, đất đá sạt lở

Phạm Đông - Lan Nhi |

Do nước lũ dâng cao, xảy ra tình trạng sạt lở, đất đá bất ngờ đổ ập xuống đường đã gây ra nhiều khó khăn cho các xe khách khi di chuyển ở các tỉnh miền Trung.

Khánh Hòa di dời dân tại những khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất

Nhiệt Băng |

Khánh Hòa kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm, nhất là những khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất.

Ninh Bình: Khẩn trương di dời dân ra khỏi khu vực nguy cơ sạt lở đá

NGUYỄN TRƯỜNG |

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7, trong những ngày qua trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có mưa lớn đã gây nên tình trạng sạt lở đá tại núi Vườn Già (thuộc thôn Đông, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ dân sống gần khu vực chân núi.

Mưa lũ tại Quảng Trị: 30 người chết do sạt lở đất, 20 người bị thương

QUANG ĐẠI - TRẦN TUẤN |

Đến chiều 19.10, con số người chết do mưa lũ ở Quảng Trị tăng lên 49 người, trong đó có 30 người chết do sạt lở đất.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

ĐBQH nói về sạt lở và lũ quét: Đừng vì kinh tế mà để lại hậu quả khó lường

Vương Hà Chung |

Nêu quan điểm sau các vụ sạt lở và lũ quét, Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa, đại biểu đoàn Thừa Thiên - Huế cho rằng, đừng vì mục đích kinh tế mà để lại những hậu quả khó lường.

Quảng Bình: Sạt lở núi kinh hoàng, xô đổ đồn biên phòng và xé toác QL 12A

LÊ PHI LONG |

Ngày 20.10, Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Bình cho biết, một vụ sạt lở núi kinh hoàng đã xảy ra tại xã Dân Hoá, huyện Minh Hoá (Quảng Bình), vùi lấp Đồn Biên phòng Quốc tế Cha Lo và xé toạc QL 12A, rất may không có thiệt hại về người.

Xuất hiện nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng ở các huyện phía Tây Nghệ An

QUANG ĐẠI - TRẦN TUYÊN |

Mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày qua đã khiến sạt lở núi nghiêm trọng tại các huyện miền núi phía tây Nghệ An.

Mưa lũ miền Trung: Nhiều xe khách gặp khó khi nước ngập sâu, đất đá sạt lở

Phạm Đông - Lan Nhi |

Do nước lũ dâng cao, xảy ra tình trạng sạt lở, đất đá bất ngờ đổ ập xuống đường đã gây ra nhiều khó khăn cho các xe khách khi di chuyển ở các tỉnh miền Trung.

Khánh Hòa di dời dân tại những khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất

Nhiệt Băng |

Khánh Hòa kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm, nhất là những khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất.

Ninh Bình: Khẩn trương di dời dân ra khỏi khu vực nguy cơ sạt lở đá

NGUYỄN TRƯỜNG |

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7, trong những ngày qua trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có mưa lớn đã gây nên tình trạng sạt lở đá tại núi Vườn Già (thuộc thôn Đông, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ dân sống gần khu vực chân núi.

Mưa lũ tại Quảng Trị: 30 người chết do sạt lở đất, 20 người bị thương

QUANG ĐẠI - TRẦN TUẤN |

Đến chiều 19.10, con số người chết do mưa lũ ở Quảng Trị tăng lên 49 người, trong đó có 30 người chết do sạt lở đất.