Sạt lở rình rập, 43 hộ dân sống bất an dưới chân Núi Sọ, Đà Nẵng

Nguyễn Linh |

Chỉ còn vài tháng nữa là bước vào mùa mưa, nhưng người dân sống tại khu vực Núi Sọ (thôn An Ngãi Tây 1, xã Hoà Sơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) vẫn chưa được di dời, phải thấp thỏm lo sợ sạt lở đất.

Thấp thỏm mỗi khi mùa mưa đến

Hơn 50 năm sống dưới chân Núi Sọ, bà Nguyễn Thị Thanh (thôn An Ngãi Tây 1, xã Hoà Sơn, TP Đà Nẵng) đã quá quen với những trận mưa lớn, nước từ trên núi đổ về nhấn chìm cả một khu dân cư. Căn nhà cấp 4 được xây dựng tạm bợ mà bà Nguyễn Thị Thanh đang ở cũng là nơi cư trú của cả ba thế hệ nhà bà. Cạnh đó là những ngôi nhà tạm bợ của hơn 43 hộ dân trong diện giải tỏa khỏi vùng sạt lở.

“Những hộ dân nằm dưới chân Núi Sọ như chúng tôi cứ mỗi khi mùa mưa tới là thấp thỏm lo sợ, nước ở núi chảy về rất dữ dội” - bà Nguyễn Thị Thanh lo lắng.

Bà Cường (trú thôn An Ngãi Tây 1, xã Hoà Sơn, Đà Nẵng) năm nay đã ngoài 60 tuổi, gia đình bà có 6 người thuộc ba thế hệ hiện đang ở trong căn nhà cũ kỹ đã nhiều năm không được sửa chữa.

“Mỗi khi có mùa mưa tới là lại dìu nhau đi trú nhờ nhà người bà con đến khi mưa bão tan thì mới dám về. Chỉ mong nhanh chóng được tái định cư để di dời, rồi yên tâm làm ăn” - bà Cường chia sẻ.

43 hộ dân nằm dưới chân Núi Sọ (thôn An Ngãi Tây 1, xã Hoà Sơn, TP Đà Nẵng) vẫn chưa quên được trận lũ lịch sử tháng 10.2022

“Sau lưng là núi sạt, trước mặt nước chảy xiết là cảnh quá quen với người dân ở đây mỗi khi mùa mưa tới. Năm ngoái, chúng tôi bị một phen hết hồn, vừa lo chống lụt bão, vừa lo chống sạt” - một người dân nói.

Trước tình hình sạt lở tại đây, nhiều lần chính quyền địa phương đã làm việc với người dân về phương án chống sạt vào mùa mưa lũ, thế nhưng đến nay người dân vẫn chưa được di dời.

Theo người dân ở đây, mỗi khi có mưa xuống là địa phương có cho người xuống vận động người dân đi di tản. Những hộ dân dưới chân Núi Sọ thì được hỗ trợ số tiền 1.800.000 đồng để thuê nhà ở, tránh sạt lở nhưng số tiền đó vẫn không thấm vào đâu.

Chi 81 tỉ đồng để di dời người dân khỏi vùng sạt lở

Theo Nghị quyết vừa được thông qua ngày 19.7 của HĐND, TP Đà Nẵng thống nhất chủ trương đầu tư hơn 81 tỉ đồng được thực hiện bằng vốn ngân sách TP cho dự án di dời, sắp xếp dân cư ra khỏi khu vực sạt lở núi nguy hiểm ở huyện Hòa Vang.

Để bảo đảm an toàn cho người dân trước mùa mưa bão sắp đến, trước mắt chính quyền huyện Hòa Vang sẽ di dời 43 hộ dân (137 nhân khẩu) khu vực nguy cơ sạt lở Núi Sọ, xã Hòa Sơn để sắp xếp, tái định cư về khu tái định cư số 6 đường ĐT 602 tại xã Hòa Sơn.

Di dời 20 hộ dân (68 nhân khẩu) tại các thôn Phò Nam, Nam Yên, Tà Lang của xã Hòa Bắc có nguy cơ sạt lở đất về các khu tái định cư trên địa bàn xã.

Cụ thể, 9 hộ thôn Phò Nam về khu tái định cư trung tâm xã Hòa Bắc, 7 hộ thôn Tà Lang về khu tái định cư Tà Lang, Giàn Bí mở rộng, 4 hộ thôn Nam Yên về khu tái định cư Nam Yên.
Tổng kinh phí thực hiện dự án này hơn 81 tỉ đồng, bao gồm đền bù giải tỏa, đầu tư mở rộng khu tái định cư Tà Lang - Giàn Bí với quy mô 1,9ha.

Đặc biệt, dự án sẽ đầu tư san nền, giao thông, thoát nước mưa, thoát nước thải, cấp nước, công viên và cây xanh, đường ống thông tin liên lạc, điện chiếu sáng... khớp nối hạ tầng kỹ thuật hiện trạng.

“Về phương án bố trí tái định cư đối với xã Hòa Bắc số hộ di dời dự kiến 20 hộ (thôn Phò Nam 9 hộ, Tà Lang 7 hộ, Nam Yên 4 hộ). Sau khi phê duyệt chủ trương, dự án dự kiến sẽ triển khai đầu tư thực hiện vào năm 2023-2026 sau khi dự án được bố trí kế hoạch vốn” - UBND huyện Hòa Vang cho biết.

Nguyễn Linh
TIN LIÊN QUAN

Các huyện miền núi Quảng Ngãi chủ động ứng phó nguy cơ gây sạt lở đất

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi đề nghị 5 huyện miền núi chủ động ứng phó với nguy cơ gây sạt lở đất, lũ quét

Giải pháp hữu hiệu nhất cần lưu ý để phòng chống sạt lở đất

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Các chuyên gia địa chất cho rằng, để khắc phục hậu quả sau sạt lở đất, đưa hạ tầng về điều kiện ban đầu sẽ vô cùng tốn kém, vì vậy, cơ quan chức năng cần điều tra, khảo sát để tìm ra giải pháp phù hợp nhất.

Nguy cơ bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm tại vùng bị lũ quét, sạt lở đất

Hương Giang |

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trước, trong và sau mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất như: Tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cúm, sốt xuất huyết, các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa.

Trạm dừng nghỉ không phép 5 năm án ngữ cửa ngõ Sa Pa

Nhóm PV |

Lào Cai - Nằm ven Quốc lộ 4D, trạm dừng nghỉ Minh Đức xây dựng, hoạt động trái phép nhiều năm nay trên diện tích vốn là đất rừng rộng hàng nghìn mét vuông.

Lưu ý làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tránh ''thiệt đơn, thiệt kép''

MINH HÀ - LƯƠNG HẠNH |

Bà Vũ Thị Thanh Liễu - Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho rằng, người lao động hết sức chú ý có việc làm lập tức phải thông báo ngay cho Trung tâm Dịch vụ việc làm tại địa phương nơi mình đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp biết để tránh tình trạng trùng đóng, trùng hưởng - có việc làm mà vẫn hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Khách du lịch ngán ngẩm cảnh chờ cả tiếng để qua phà Bình Khánh

Hữu Chánh |

Du khách đến huyện đảo Cần Giờ (TPHCM) vào mỗi dịp cuối tuần hay lễ Tết, cản trở lớn nhất chính là nỗi ám ảnh mang tên chờ phà Bình Khánh.

Đề xuất đầu tư băng tải dài 10km đưa đất đá thải mỏ đi san lấp mặt bằng

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Quảng Ninh đang thực hiện chủ trương sử dụng đất đá thải mỏ để san lấp mặt bằng các dự án, công trình bởi nguyên vật để san lấp mặt bằng tiếp tục khan hiếm, trong khi lượng đất đá thải mỏ tại các mỏ than ở Quảng Ninh lại cực lớn. Tuy nhiên, việc vận chuyển đất đá thải từ các mỏ than ra đường, đến công trường đang là một trong những thách thức lớn trong thực hiện chủ trương trên.

Bản tin công đoàn: Kiểm tra chấp hành pháp luật ở các doanh nghiệp nợ BHXH

NHÓM PV |

Bản tin công đoàn: Kiểm tra việc chấp hành pháp luật ở nhiều doanh nghiệp nợ BHXH; Không chỉ trợ cấp tiền, cần đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp; Trao 150 phần quà cho học sinh là con em công nhân lao động Bình Dương;...

Các huyện miền núi Quảng Ngãi chủ động ứng phó nguy cơ gây sạt lở đất

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi đề nghị 5 huyện miền núi chủ động ứng phó với nguy cơ gây sạt lở đất, lũ quét

Giải pháp hữu hiệu nhất cần lưu ý để phòng chống sạt lở đất

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Các chuyên gia địa chất cho rằng, để khắc phục hậu quả sau sạt lở đất, đưa hạ tầng về điều kiện ban đầu sẽ vô cùng tốn kém, vì vậy, cơ quan chức năng cần điều tra, khảo sát để tìm ra giải pháp phù hợp nhất.

Nguy cơ bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm tại vùng bị lũ quét, sạt lở đất

Hương Giang |

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trước, trong và sau mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất như: Tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cúm, sốt xuất huyết, các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa.