Sạt lở bủa vây, Bạc Liêu và Cà Mau xin hỗ trợ khắc phục

NHẬT HỒ |

Tỉnh Bạc Liêu cần 19.300 tỉ đồng. Trong khi đó, tỉnh Cà Mau cần đến hàng chục nghìn tỉ mới đảm bảo người dân hết âu lo mỗi khi mùa mưa đến bởi tỉnh này mất đến 5.200 ha đất trong vòng 10 năm do sạt lở, hàng chục nghìn hộ dân cần được di dời vào nơi an toàn.

Phập phồng đê biển Tây ở Cà Mau

Tỉnh Cà Mau có chiều dài bờ biển hơn 254 km. Trong 10 năm trở lại đây, sạt lở đã mất hơn 5.200 ha đất rừng. Tình hình sạt lở phức tạp ở cả bờ biển Đông và Tây.

Tuy nhiên, tình trạng sạt lở bờ biển Tây của Cà Mau khẩn cấp hơn vì có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ngọt hóa và nhiều cụm dân cư tập trung đông.

Một đoạn đê biển Tây tỉnh Cà Mau sạt lở đang gia cố. Ảnh: Nhật Hồ
Một đoạn đê biển Tây tỉnh Cà Mau sạt lở đang gia cố. Ảnh: Nhật Hồ

Bờ biển Tây Cà Mau dài 147 km, trong đó, 107 km đã có đê biển. Trên tuyến này có nhiều vị trí sạt lở đặc biệt nghiêm trọng đã được đầu tư hơn 58 km kè bên ngoài để giảm tác động sóng và gây bồi, tạo bãi trồng rừng.

Ông Bùi Văn Đông - Hạt trưởng Hạt Quản lý đê điều Cà Mau - cho biết, trước tác động của biến đổi khí hậu, cao độ triều cường đã cao hơn rất nhiều nên nhiều đoạn kè đã không còn phát huy được hiệu quả phá sóng như trước. Việc nâng cấp, sửa chữa kè không chỉ trực tiếp bảo vệ đê mà còn là bảo vệ tính mạng, tài sản của khoảng 26.000 hộ dân sống trong đê. Các lực lượng chức năng cùng đơn vị thi công đang thực hiện với tinh thần, trách nhiệm cao nhất.

10 năm sạt lở, tỉnh Cà Mau mất 5.200 ha rừng, chủ yếu rừng ven biển. Ảnh: Nhật Hồ
10 năm sạt lở, tỉnh Cà Mau mất 5.200 ha rừng, chủ yếu rừng ven biển. Ảnh: Nhật Hồ

Ông Đông cho hay: “Để chống sạt lở bên trong phía đê biển, hiện Hạt Quản lý đê điều phối hợp chặt chẽ với đơn vị thi công. Hằng ngày, nếu điều kiện gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, sóng lớn mới tạm ngừng; còn sóng tạm lắng, tạm ổn thì luôn động viên anh em để đảm bảo đúng tiến độ, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng kịp thời trước khi mùa mưa bão diễn biến phức tạp”.

Khu vực sạt lở đê biển Tây, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Nhật Hồ
Khu vực sạt lở đê biển Tây, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Nhật Hồ

Cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đang tiến hành nâng cấp, sửa chữa khẩn cấp 3 đoạn kè biển gồm: Bờ Nam cống Kênh Mới, bờ Nam cửa Đá Bạc và bờ Bắc vàm Tiểu Dừa (xã Khánh Tiến, huyện U Minh) từ cao độ 1.3 lên 2.0. Đây là những vị trí sạt lở đặc biệt nghiêm trọng của tỉnh Cà Mau, không còn rừng phòng hộ che chắn bên ngoài. Cao điểm mùa mưa bão hàng năm chuẩn bị đến nên việc đẩy nhanh thi công, kể cả ban đêm để kịp tiến độ đang được thực hiện.

Sạt lở bờ sông tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau giao thông nông thôn bị chia cắt. Ảnh: Nhật Hồ
Sạt lở bờ sông tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau giao thông nông thôn bị chia cắt. Ảnh: Nhật Hồ

Trong khi đó, sạt lở bờ sông tại các huyện Năm Căn, Cái Nước, Đầm Dơi… diễn ra nhiều nơi. Theo ông Tô Quốc Nam - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, để người dân an tâm sinh sống, không còn lo sạt lở cần phải có nhiều giải pháp: Làm kè, đường, di dân, tái định cư… đòi hỏi số tiền rất lớn, vượt quá khả năng của tỉnh.

Bạc Liêu cần 19.300 tỉ đồng mới hết lo sạt lở

Tại Bạc Liêu, ông Lưu Hoàng Ly - Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn - cho biết: Để chủ động xử lý, khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, ổn định đời sống và sản xuất của người dân, từ nay đến năm 2025, tỉnh cần đẩy nhanh đầu tư và sớm hoàn thiện 27 dự án, công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển, dự án di dân tái định cư và dự án cải tạo, nâng cấp, sửa chữa hư hỏng hệ thống công trình giao thông do sạt lở bờ sông.

Cụ thể, bờ sông có 16 dự án, công trình; bờ biển có 9 dự án, công trình; 1 dự án di dân tái định cư; 1 dự án cải tạo, nâng cấp, sửa chữa hư hỏng hệ thống công trình giao thông.

Sạt lở tại thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ
Sạt lở tại thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ

Đến năm 2030, toàn tỉnh Bạc Liêu phải thực hiện 23 dự án; trong đó gồm 21 dự án, công trình bờ sông; 1 dự án di dân tái định cư; 1 dự án cải tạo, nâng cấp, sửa chữa hư hỏng hệ thống công trình giao thông. Tổng kính phí xử lý, khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 của Bạc Liêu gần 19.300 tỉ đồng.

Sạt lở bờ sông tại tỉnh Bạc Liêu ở nhiều nơi. Ảnh: Nhật Hồ
Sạt lở bờ sông tại tỉnh Bạc Liêu ở nhiều nơi. Ảnh: Nhật Hồ

Cụ thể, giai đoạn 2021 - 2025 cần 11.147 tỉ đồng để đầu tư và sớm hoàn thiện 27 dự án, công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển (có 16 dự án chống sạt lở bờ sông; 9 dự án chống sạt lở bờ biển) và Dự án cải tạo, nâng cấp, sửa chữa hư hỏng hệ thống công trình giao thông do sạt lở bờ sông.

Giai đoạn 2026 - 2030 cần 8.110 tỉ đồng để thực hiện 23 dự án, công trình. Trong đó, có 21 dự án và công trình chống sạt lở bờ sông; 1 dự án di dân tái định cư; 1 dự án cải tạo, nâng cấp, sửa chữa hư hỏng hệ thống công trình giao thông…

Một đoạn sông tại thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu sạt lở nghiêm trọng. Ảnh: Nhật Hồ
Một đoạn sông tại thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu sạt lở nghiêm trọng. Ảnh: Nhật Hồ
NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Ảnh hưởng sạt lở, Bạc Liêu lên phương án di dời trụ điện trung thế

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Một trụ điện trung thế 3 pha vượt sông Gành Hào – Hộ Phòng nhằm cung cấp điện cho huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đang có nguy cơ sạt lở, ảnh hưởng đến lưới điện. Tỉnh Bạc Liêu lên phương án khẩn cấp để đảm bảo an toàn.

Bạc Liêu vận động mỗi hộ dân trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy 4kg

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều ban hành Công văn 1790 yêu cầu vận động mỗi hộ gia đình tự trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy trong năm 2023. Tỉnh này có trên 226.800 hộ, trong đó có 41.000 hộ vừa thoát nghèo. Nếu trang bị tất cả cần đến gần 80 tỉ đồng để mua bình chữa cháy.

Ngư dân Bạc Liêu chia sẻ cách ứng phó thiên tai khi thời tiết bất lợi

Văn Sỹ |

Chia sẻ với Lao Động, một số ngư dân ở các cửa biển Gành Hào, tỉnh Bạc Liêu cho biết, từ đầu tháng 5 đến nay thời tiết ở các vùng biển có nhiều bất lợi cho việc ra khơi khai thác đánh bắt của bà con như mưa dông, sóng to, gió lớn. Vì vậy, bên cạnh chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cần thiết ngư dân phải tăng cường trang bị các thiết bị cứu hộ nhằm đảm bảo an toàn về người và phương tiện.

Bạc Liêu đẩy mạnh liên kết chuỗi nâng cao giá trị thương hiệu tôm Việt

Văn Sỹ |

Theo ngành chuyên môn, để tôm Việt khẳng định thương hiệu và đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế thì việc liên kết chuỗi, khép kín toàn bộ quy trình sản xuất để kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra  chính là chìa khóa để góp phần nâng giá trị cho con tôm Việt khi xuất khẩu sang những thị trường khó tính. Tại Bạc Liêu, một đơn vị khép kín được toàn chuỗi giá trị ngành tôm, đáp ứng các tiêu chuẩn Quốc tế như HACCP, BRC, đảm bảo tiêu chí xuất khẩu từ các thị trường khó tính nhất.

Chi ngân sách hơn nửa tỉ đồng để sáng tác ca khúc mới về Bạc Liêu

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Cụ thể tổng số tiền dự kiến chi từ ngân sách bổ sung là 545.575.000 đồng cho việc thuê 15 nhạc sĩ Thành phố Hồ Chí Minh sáng tác ca khúc mới về tỉnh Bạc Liêu.

Bí thư đứng đường, Phó bí thư ăn xin và Chủ tịch nhặt rác ở Sa Pa

Long Nguyễn |

Lào Cai - 3 lãnh đạo cao nhất của thị xã Sa Pa gồm Bí thư, Phó Bí thư thường trực và Chủ tịch UBND được phân công phụ trách 3 vấn đề nóng nhất của địa phương du lịch: ùn tắc giao thông, rác thải và chèo kéo ăn xin. Ông Phan Đăng Toàn – Bí thư Thị ủy Sa Pa chia sẻ với Lao Động về những “mỹ danh” thú vị trên.

Bất chấp biển cấm, xe máy vẫn đi lên cầu vượt cho ô tô ở Hải Phòng

Hoàng Khôi |

Cầu vượt nút giao Nguyễn Văn Linh - Hồ Sen, Lê Hồng Phong - Nguyễn Bỉnh Khiêm và cầu vượt Lạch Tray là những cây cầu vượt ở Hải Phòng được thiết kế dành cho xe ô tô lưu thông và được cắm biển cấm các phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ. Tuy nhiên, người dân vẫn bất chấp đi lên những cây cầu này, nhiều trường hợp kẹp 3, không đội mũ bảo hiểm.

Nam Bộ sắp xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng

HẠ MÂY |

Trong những ngày tới, Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh sẽ có một đợt mưa diện rộng kéo dài từ 2-3 ngày. Đề phòng khả năng mưa lớn gây ngập cục bộ một số tuyến đường trong khu vực trung tâm thành phố.

Ảnh hưởng sạt lở, Bạc Liêu lên phương án di dời trụ điện trung thế

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Một trụ điện trung thế 3 pha vượt sông Gành Hào – Hộ Phòng nhằm cung cấp điện cho huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đang có nguy cơ sạt lở, ảnh hưởng đến lưới điện. Tỉnh Bạc Liêu lên phương án khẩn cấp để đảm bảo an toàn.

Bạc Liêu vận động mỗi hộ dân trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy 4kg

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều ban hành Công văn 1790 yêu cầu vận động mỗi hộ gia đình tự trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy trong năm 2023. Tỉnh này có trên 226.800 hộ, trong đó có 41.000 hộ vừa thoát nghèo. Nếu trang bị tất cả cần đến gần 80 tỉ đồng để mua bình chữa cháy.

Ngư dân Bạc Liêu chia sẻ cách ứng phó thiên tai khi thời tiết bất lợi

Văn Sỹ |

Chia sẻ với Lao Động, một số ngư dân ở các cửa biển Gành Hào, tỉnh Bạc Liêu cho biết, từ đầu tháng 5 đến nay thời tiết ở các vùng biển có nhiều bất lợi cho việc ra khơi khai thác đánh bắt của bà con như mưa dông, sóng to, gió lớn. Vì vậy, bên cạnh chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cần thiết ngư dân phải tăng cường trang bị các thiết bị cứu hộ nhằm đảm bảo an toàn về người và phương tiện.

Bạc Liêu đẩy mạnh liên kết chuỗi nâng cao giá trị thương hiệu tôm Việt

Văn Sỹ |

Theo ngành chuyên môn, để tôm Việt khẳng định thương hiệu và đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế thì việc liên kết chuỗi, khép kín toàn bộ quy trình sản xuất để kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra  chính là chìa khóa để góp phần nâng giá trị cho con tôm Việt khi xuất khẩu sang những thị trường khó tính. Tại Bạc Liêu, một đơn vị khép kín được toàn chuỗi giá trị ngành tôm, đáp ứng các tiêu chuẩn Quốc tế như HACCP, BRC, đảm bảo tiêu chí xuất khẩu từ các thị trường khó tính nhất.

Chi ngân sách hơn nửa tỉ đồng để sáng tác ca khúc mới về Bạc Liêu

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Cụ thể tổng số tiền dự kiến chi từ ngân sách bổ sung là 545.575.000 đồng cho việc thuê 15 nhạc sĩ Thành phố Hồ Chí Minh sáng tác ca khúc mới về tỉnh Bạc Liêu.