Việt Nam và những cuộc đua vào tốp đầu thế giới

Sẵn sàng trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu vaccine hàng đầu

Linh Anh |

Ngày 17.12.2020 là một trong những dấu mốc quan trọng của y khoa Việt Nam khi 3 người tình nguyện đầu tiên được tiêm thử nghiệm vaccine phòng COVID-19 do Việt Nam sản xuất. Cách đây đúng 5 năm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý quốc gia về vaccine Việt Nam (NRA) đạt chuẩn quốc tế, Việt Nam đã trở thành một trong 39 quốc gia trên thế giới được công nhận NRA và có điều kiện xuất khẩu vaccine. Thành công bước đầu trong điều chế, sản xuất vaccine COVID-19 tiếp tục khẳng định: Việt Nam đã sẵn sàng trở thành “cường quốc” sản xuất và xuất khẩu vaccine.

Vaccine “made in Vietnam”

Một trong những thành quả của ngành Y tế Việt Nam trong 5 năm trở lại đây được ghi nhận trong Dự thảo “Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020” trình Đại hội XIII là: “Đã sản xuất được 11/12 loại vaccine sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, đã sản xuất được nhiều loại thuốc đòi hỏi công nghệ cao”.

Thành quả này được nối tiếp từ những nỗ lực vaccine “made in Vietnam” từ những thế hệ y-bác sĩ trước đây. Từ những năm 1960, Việt Nam đã bắt đầu sản xuất được vaccine đầu tiên - vaccine phòng bại liệt sống loại uống mà khởi nguồn là GS Hoàng Thuỷ Nguyên - nguyên Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương - đến nay sự nghiệp sản xuất vaccine VN đã có bề dày lịch sử hơn nửa thế kỷ.

Lần lượt, Việt Nam dần chủ động sản xuất được nhiều loại vaccine như: Vaccine viêm gan B từ huyết tương người, vaccine viêm não Nhật Bản, vaccine bạch hầu, ho gà, uốn ván… Bắt đầu từ năm 2005, Việt Nam xuất khẩu 1 triệu liều vaccine viêm não Nhật Bản đầu tiên sang Ấn Độ và nay vaccine Việt Nam đã xuất đi một số nước khác như: Đông Timor, Hàn Quốc, Myanmar…

Năm 2015, Bộ Y tế đã đón nhận Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý quốc gia về vaccine Việt Nam (NRA) đạt chuẩn quốc tế, được trao bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Với cơ hội này, Việt Nam đã trở thành một trong 39 quốc gia trên thế giới được công nhận NRA và có điều kiện xuất khẩu vaccine.

Theo Bộ Y tế, với giấy chứng nhận này, Việt Nam có đủ khả năng giám sát, đánh giá chất lượng vaccine một cách độc lập. Khi đó, vaccine của chúng ta làm ra có thể xuất khẩu ra thế giới và các nước công nghệ cao có thể yên tâm đầu tư vào đây cùng hợp tác sản xuất vaccine, cạnh tranh lành mạnh.

Tiếp nối thành công trong sản xuất vaccine, tháng 11.2019, để tiếp tục giữ vững và duy trì những thành quả trong phòng, chống dịch bệnh mà công tác tiêm chủng đã đem lại từ nhiều năm qua; nâng cao chất lượng, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, sử dụng vaccine trong nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có chỉ thị về việc tăng cường công tác tiêm chủng.

Theo chỉ thị này, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Y tế xây dựng cơ chế, chính sách nhằm thu hút đầu tư vào sản xuất vaccine, đặc biệt là vaccine phối hợp, vaccine thế hệ mới sử dụng trong tiêm chủng mở rộng. Tăng cường đầu tư kinh phí cho cơ sở nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất các loại vaccine an toàn, hiệu quả.

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Y tế bố trí kinh phí cho việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, tăng chủng loại vaccine trong tiêm chủng mở rộng phù hợp với khả năng ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và từ nguồn xã hội hóa, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác. Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan khẩn trương xây dựng và tính giá vaccine sản xuất trong nước cung cấp cho Tiêm chủng mở rộng theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ theo lộ trình.

Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Y tế xây dựng chính sách, cơ chế khuyến khích và trực tiếp hỗ trợ các cơ sở sản xuất vaccine trong nước nghiên cứu phát triển, tiếp nhận chuyển giao để làm chủ công nghệ sản xuất vaccine thế hệ mới, đặc biệt là vaccine phối hợp đáp ứng nhu cầu tiêm chủng trong nước, hướng tới xuất khẩu và nâng cao năng lực cho các nhà sản xuất vaccine trong nước.

Đây là những tiền đề để ngành công nghiệp vaccine của Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu. Tổ chức Y tế Thế giới cũng đánh giá hệ thống quản lý quốc gia về vaccine của Việt Nam (NRA) với kết quả rất xuất sắc. Tất cả các chức năng đều đạt hơn 90%, trong đó có ba chức năng đạt 100%, bình quân cả sáu chức năng NRA đạt 95% đã cho thấy chất lượng vaccine của Việt Nam đã thực sự hội nhập bằng tiêu chuẩn quốc tế.

Cuộc đua vaccine phòng COVID-19 với thế giới

Tháng 7.2020, tại Hội thảo “Triển khai nghiên cứu sản xuất, thử nghiệm lâm sàng, cấp phép đăng ký, sử dụng vaccine COVID-19 tại Việt Nam” do Bộ Y tế tổ chức đã đưa ra những cơ chế, chính sách và quy định phù hợp để tạo điều kiện thúc đẩy việc nghiên cứu sản xuất, thử nghiệm lâm sàng cũng như cấp phép đăng ký và sử dụng vaccine trong thời gian sớm nhất.

GS-TS Nguyễn Thanh Long khi đó là Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị các nhà sản xuất, các đơn vị nghiên cứu tiếp tục chủ động, tích cực nghiên cứu sản xuất vaccine COVID-19. Các đơn vị trong hệ thống cơ quan quản lý vaccine đẩy nhanh quá trình kiểm định, thẩm định hồ sơ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, cấp phép lưu hành vaccine phòng COVID-19 nhằm tạo điều kiện thúc đẩy công tác nghiên cứu sản xuất vaccine này tại Việt Nam trong thời gian ngắn nhất nhưng phải bảo đảm nguyên tắc an toàn và hiệu quả cho người sử dụng góp phần vào công tác phòng, chống đại dịch tại Việt Nam và trên thế giới.

Theo ông Long, toàn thế giới hiện có 163 ứng viên vaccine COVID-19 đang được nghiên cứu phát triển, trong đó 23 vaccine đang ở giai đoạn thử nghiệm trên người, còn lại 140 ứng viên đang ở giai đoạn tiền lâm sàng. Việt Nam là một trong 42 quốc gia có thể sản xuất vaccine COVID-19 với bốn nhà sản xuất trong nước, mỗi nhà sản xuất đi theo hướng khác nhau, bước đầu cũng cho kết quả khả quan.

Mặc dù ngày hôm qua, 17.12, mới chỉ là những người đầu tiên được thử nghiệm tiêm vaccine và còn phải một thời gian để đánh giá, kiểm nghiệm. Thế nhưng đó đã là những bước tiến rất lớn không chỉ của ngành Y mà còn là nỗ lực chung đẻ sớm có COVID-19 cho Việt Nam sản xuất.

Việc thử nghiệm vaccine COVID-19 sẽ qua 3 giai đoạn và công đoạn cuối sẽ kết thúc dự kiến vào tháng 2.2020.

"Công suất hiện tại của Công ty Nanogen có thể sản xuất 2 triệu liều/năm. Trong quá trình thử nghiệm lâm sàng, chúng tôi vừa sản xuất, vừa nâng cấp nhà máy để tối ưu hóa công suất lên 20 triệu - 30 triệu liều/năm, công suất lý tưởng là 50 triệu liều/năm"- đại diện Nanogen cho hay.

Với những tín hiệu rất khả quan này, Việt Nam đã sẵn sàng trở thành “cường quốc” sản xuất và xuất khẩu vaccine không chỉ với dịch bệnh COVID-19 mà còn nhiều loại vaccine khác “make in Vietnam”.

Lịch sử hình thành Vaccine "made in Vietnam"

- Năm 1962: dưới sự chỉ đạo của GS Hoàng Thủy Nguyên, các nhà khoa học của Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư đã tập trung nghiên cứu sản xuất thành công vaccine Sabin phòng bệnh bại liệt. Đây là vaccine đầu tiên do Việt Nam sản xuất.

- Những năm 80-90: Sản xuất vaccine viêm gan B từ huyết tương người, vaccine viêm não Nhật Bản, vaccine bạch hầu, ho gà, uốn ván.

- Năm 2005 bắt đầu xuất khẩu vaccine.

- Năm 2015 được WHO chứng nhận NRA có đủ điều kiện sản xuất vaccine để xuất khẩu.

- Năm 2016: Việt Nam sản xuất được vaccine phối hợp phòng sởi-rubella (MR) chất lượng cao ứng dụng công nghệ Nhật Bản. Tại thời điểm này, Việt Nam là một trong 25 quốc gia sản xuất được vaccine trên thế giới và là nước thứ tư tại Châu Á có thể sản xuất vaccine MR sau Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc. Đây là vaccine đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thiện quy trình nghiên cứu và đạt hiệu quả cao trong thử nghiệm tiền lâm sàng.

- Năm 2018-2019: Việt Nam sản xuất thành công vaccine cúm mùa 3 trong 1 gồm cúm A/H1N1/09, A/H3N2, cúm B và vaccine cúm tiền đại dịch A/H5N1.

- 2020: Bắt đầu thử nghiệm vaccne phòng dịch COVID-19.

- 2022: Dự kiến sẽ hoàn thành việc sản xuất vaccine COVID-19.

Linh Anh
TIN LIÊN QUAN

Tiêm thử nghiệm Vaccine COVID 19 cho những tình nguyện viên đầu tiên

Minh Ánh - Hải Nguyễn |

Sáng nay, ngày 17.12, Học viện Quân y đã tiêm thử nghiệm mũi vaccine COVID-19 Nano Covax đầu tiên cho 3 người tình nguyện. Đây là giai đoạn 1 của chương trình thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 của VIệt Nam

Những tình nguyện viên đầu tiên đăng ký tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19 “make in Vietnam”: An toàn phải là ưu tiên hàng đầu

Thùy Linh |

Hồi hộp nhưng tràn đầy niềm tin và hy vọng vào một loại “vũ khí” có thể đánh bại giặc COVID-19 do Việt Nam sản xuất. Đó là tâm trạng chung của nhiều tình nguyện viên đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19 đầu tiên của Việt Nam - vaccine Nano Covax.

Tình nguyện thử nghiệm vaccine COVID-19: Đó là hành động anh hùng

Linh Anh |

Tự nguyện đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng để điều chế vaccine COVID-19 không đơn thuần là một hành động dũng cảm, hơn thế, có thể coi đó là những hành động anh hùng.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Tiêm thử nghiệm Vaccine COVID 19 cho những tình nguyện viên đầu tiên

Minh Ánh - Hải Nguyễn |

Sáng nay, ngày 17.12, Học viện Quân y đã tiêm thử nghiệm mũi vaccine COVID-19 Nano Covax đầu tiên cho 3 người tình nguyện. Đây là giai đoạn 1 của chương trình thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 của VIệt Nam

Những tình nguyện viên đầu tiên đăng ký tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19 “make in Vietnam”: An toàn phải là ưu tiên hàng đầu

Thùy Linh |

Hồi hộp nhưng tràn đầy niềm tin và hy vọng vào một loại “vũ khí” có thể đánh bại giặc COVID-19 do Việt Nam sản xuất. Đó là tâm trạng chung của nhiều tình nguyện viên đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19 đầu tiên của Việt Nam - vaccine Nano Covax.

Tình nguyện thử nghiệm vaccine COVID-19: Đó là hành động anh hùng

Linh Anh |

Tự nguyện đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng để điều chế vaccine COVID-19 không đơn thuần là một hành động dũng cảm, hơn thế, có thể coi đó là những hành động anh hùng.