Sản phẩm làng nghề Điện Biên quý và đa dạng, vì sao không tìm được đầu ra?

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Làng nghề truyền thống có vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho lao động nông thôn gắn với bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch. Tuy nhiên, để duy trì và phát triển làng nghề còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là tìm đầu ra cho sản phẩm.

Làng nghề chưa được công nhận

Tỉnh Điện Biên hiện có hệ thống làng nghề và sản phẩm thủ công truyền thống khá đa dạng. Thế nhưng, tỉnh chưa có những mô hình hoạt động thực sự hiệu quả và bền vững. Tính đến đầu năm 2021, tỉnh Điện Biên có trên 30 làng nghề và làng nghề truyền thống. Trong đó có 11 làng nghề sản xuất và chế biến, bảo quản nông sản; 8 làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm, mây tre đan và 12 nghề truyền thống khác.

Tuy nhiên, trong số đó, chưa có làng nghề nào đủ điều kiện và được công nhận theo quy định tại nghị định của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Như vậy, có thể thấy, các làng nghề hiện nay chủ yếu vẫn ở dạng tiềm năng, hoạt động với quy mô nhỏ và chưa phát huy hiệu quả.

Các mô hình làng nghề, sản phẩm truyền thống chủ yếu là tự phát. Một số mô hình được hỗ trợ phát triển theo chương trình, dự án nhưng cũng hoạt động lay lắt hoặc hết hỗ trợ là cũng ngừng hoạt động. Do vậy, thực tế đang đặt ra một bài toán khó trong việc bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống để thu hút du lịch.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc các làng nghề hoạt động cầm trừng, lay lắt và khó phát huy hiệu quả chính là thị trường đầu ra cho sản phẩm. Nghề làm bánh Khẩu Xén, Chí Chọp ở bản Bắc, xã Lay Nưa, thị xã Mường Lay là một ví dụ.

Dệt vải thủ công tại Hợp tác xã dệt thổ cẩm Na Sang 2, xã Na Sang, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
Dệt vải thủ công tại Hợp tác xã dệt thổ cẩm Na Sang 2, xã Na Sang, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Đây là 2 sản phẩm đã được công nhận 3 sao theo tiêu chuẩn OCOP và được thị trường khá ưa chuộng. Thế nhưng, hoạt động sản xuất chủ yếu diễn ra vào dịp Tết, dịp lễ hội trong một nhóm liên kết có hơn 10 thành viên chứ không diễn ra quanh năm theo hướng kinh doanh hàng hóa.

Với sản phẩm truyền thống Khẩu Xén và Chí Chọp của Hợp tác xã Lay Nưa đã được thiết kế bao bì sản phẩm khá bắt mắt, thế nhưng cũng đồng nghĩa với việc tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Từ đó dẫn đến việc sản phẩm có thương hiệu lại phải cạnh tranh về giá đối với các sản phẩm của của người dân tự sản xuất.

Loay hoay tìm đầu ra sản phẩm

Hiện nay làng nghề dệt thổ cẩm của Hợp tác xã dệt thổ cẩm Na Sang 2, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên có hơn 10 gia đình có đủ điều kiện để dệt các sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa, thế nhưng chỉ có 2-3 gia đình thường xuyên hoạt động vì sản phẩm không tiêu thụ được.

Mặc dù trước đó Hợp tác xã dệt thổ cẩm Na Sang 2 đã được tổ chức JICA (Nhật Bản) hỗ trợ về cơ sở vật chất và quảng bá sản phẩm. Tuy nhiên, do không bán được sản phẩm nên hợp tác xã đã phải cử người đi ký gửi cho các đại lý phục vụ du lịch ở các thành phố lớn, rất ít sản phẩm được bán trực tiếp cho khách.

Chia sẻ về những khó khăn, chị Lò Thị Viên - Hợp tác xã dệt thổ cẩm Na Sang 2 - cho biết: “Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên từ đầu năm 2020 đến nay hợp tác xã không nhận được một đơn hàng nào, trong khi đó sản phẩm tồn từ năm 2019 đến nay vẫn chưa tiêu thụ hết...”

Nhiều sản phẩm của Hợp tác xã dệt thổ cẩm Na Sang 2 còn tồn đọng từ năm 2019.
Nhiều sản phẩm của Hợp tác xã dệt thổ cẩm Na Sang 2 còn tồn đọng từ năm 2019.

Từ việc không tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm dẫn đến việc làng nghề không hoạt động hoặc hoạt động lay lắt, cầm chừng. Điển hình như làng nghề dệt thổ cẩm ở bản Mường Luân 1 (xã Mường Luân, huyện Ðiện Biên Ðông, tỉnh Điện Biên) do không tìm được thị trường tiêu thụ khiến người dân không còn mặn mà với nghề. Hay làng nghề thêu ren ở bản Tà Là Cáo (xã Sính Phình, huyện Tủa Chùa) cũng lay lắt do không có đơn đặt hàng.

Trong những năm gần đây, mặc dù tỉnh Điện Biên đã có nhiều hoạt động thiết thực để khuyến khích phát triển đa dạng các sản phẩm, làng nghề truyền thống như: Quảng bá tại các sự kiện, hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh hay tập trung triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm phát triển phong phú các sản phẩm theo hướng hàng hóa.

Tuy nhiên, để phát triển bền vững các làng nghề, bên cạnh việc nâng tầm giá trị sản phẩm thì quan trọng nhất vẫn là phải có thị trường ổn định. Đây là bài toán mà các nhà quản lý ở Điện Biên vẫn loay hoay, chưa có lời giải.

VĂN THÀNH CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Nghi phạm sát hại cụ bà 90 tuổi đã chết trong rừng

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sáng 1.8, đại diện chính quyền cho biết, về vụ cụ bà hơn 90 tuổi bị sát hại ở huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, cơ quan chức năng đã tìm thấy thi thể nghi phạm trong rừng, cách hiện trường khoảng 4km.

Cụ bà hơn 90 tuổi ở Điện Biên bị sát hại

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sáng 30.7, khi người cháu đến chơi thì phát hiện bà Hà Thị M, hơn 90 tuổi, bị sát hại nằm gục trên vũng máu. Sự việc xảy ra tại xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

Những tỉ phú của làng nghề

Thái Bình |

Nguồn vốn của Agribank không chỉ giúp khôi phục, phát triển nghề truyền thống cho người dân xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, TP.Hà Nội, mà còn tạo ra những nghệ nhân - doanh nhân thành đạt; giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trên địa bàn, giữ ổn định trật tự, an toàn xã hội, thậm chí đưa tên tuổi Thanh Thùy vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ Việt Nam.

Phá án vụ giết người 5 thập kỷ từ ADN trên điếu thuốc

Thanh Hà |

Tháng 7.1971, Rita Curran, giáo viên 24 tuổi sống ở Burlington, Vermont, Mỹ, được người bạn tìm thấy đã chết trong nhà, trong tình trạng bị bóp cổ. Kẻ giết người không được tìm ra và vụ án rơi dần vào quên lãng.

Novaland muốn hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản: Cẩn thận dao hai lưỡi

Đức Mạnh |

Một số doanh nghiệp hiện nay đã đàm phán thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng cổ phần hoặc sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên giải pháp "hàng đổi hàng" này lại được các chuyên gia cho rằng rất cần lưu ý.

Bế tắc tìm việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Đã hơn 1 tháng sau Tết Nguyên đán, chị Thắm vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. Rơi vào bế tắc, thậm chí, chị đã nảy sinh ý định xuất khẩu lao động để thoát cảnh thất nghiệp.

Chính thức thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 10 tỉnh

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành các nghị quyết về việc thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 10 tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10: Phụ huynh thở phào nhẹ nhõm

KHÁNH AN |

Nhiều phụ huynh cho biết cảm thấy bớt áp lực sau khi đọc được thông tin Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10.

Nghi phạm sát hại cụ bà 90 tuổi đã chết trong rừng

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sáng 1.8, đại diện chính quyền cho biết, về vụ cụ bà hơn 90 tuổi bị sát hại ở huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, cơ quan chức năng đã tìm thấy thi thể nghi phạm trong rừng, cách hiện trường khoảng 4km.

Cụ bà hơn 90 tuổi ở Điện Biên bị sát hại

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sáng 30.7, khi người cháu đến chơi thì phát hiện bà Hà Thị M, hơn 90 tuổi, bị sát hại nằm gục trên vũng máu. Sự việc xảy ra tại xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

Những tỉ phú của làng nghề

Thái Bình |

Nguồn vốn của Agribank không chỉ giúp khôi phục, phát triển nghề truyền thống cho người dân xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, TP.Hà Nội, mà còn tạo ra những nghệ nhân - doanh nhân thành đạt; giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trên địa bàn, giữ ổn định trật tự, an toàn xã hội, thậm chí đưa tên tuổi Thanh Thùy vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ Việt Nam.