Săn lùng sùng đất

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Sau lũ, vùng bãi bồi ven sông ở Quảng Ngãi phủ đầy phù sa. Đây cũng là thời điểm nhiều người dân tỉnh này đi đào sùng đất. Mỗi ngay một người có thể đào được 2 - 3kg sùng đất. Với giá từ 250.000 - 300.000 đồng/kg, sùng đất đã giúp nhiều người có thu nhập khá.

Mùa săn sùng đất bắt đầu từ tháng 10 âm lịch cho đến hết năm. Theo kinh nghiệm của những người săn sùng đất, nếu năm trước có lũ, thì năm sau sùng đất sẽ sinh sôi nhiều.

Sùng đất thường sống ở vùng trồng mì, bắp, đậu phộng ven sông. Sau khi thu hoạch xong nông sản, người dân sẽ dùng cuốc đào bắt sùng đất để bán.

Người dân Quảng Ngãi đào tìm sùng đất ở các bãi bồi ven sông để bán cho thương lái với giá 300.000 đồng/kg. Ảnh: Ngọc Viên
Người dân Quảng Ngãi đào tìm sùng đất ở các bãi bồi ven sông để bán cho thương lái với giá 300.000 đồng/kg. Ảnh: Ngọc Viên

Cách đây chục năm, nông dân trong quá trình canh tác thường bắt sùng đất về cho gà, vịt ăn nhằm vỗ béo. Còn người dân không ai dám ăn vì ngoại hình của sùng đất trông như nhộng sâu. Tuy nhiên, về sau người dân truyền miệng về công dụng tráng dương của sùng đất, nên một số người đào sùng đất đã chế biến thành nhiều món ăn từ chiên, xào, nướng... Vì là món ngon nên từ đó sùng đất “lên ngôi”, trở thành món khoái khẩu của nhiều thực khách và giá còn đắt hơn cả thịt bò.

Anh Nguyễn Ngọc Thiện ở thôn Đông Hoà, xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh cho biết: "Cánh đồng Thổ Lưu ở xã Tịnh Giang có rất nhiều sùng đất. Công việc đào sùng đất khá nặng nhọc, đòi hỏi người săn phải có sức khỏe tốt. Song bù lại, sùng đất có bao nhiêu thì nhà hàng, quán nhậu mua hết bấy nhiêu. Trung bình mỗi ngày chúng tôi thu nhập từ 400.000 - 500.000 đồng từ đào sùng đất. Nếu hai vợ chồng cùng đi săn, thì một ngày cũng kiếm được cả triệu".

Sau khi tìm được sùng đất, người dân ngắt bỏ phần ruột, bỏ sùng đất vào chậu nước để giữ cho sùng được sạch, tươi. Ảnh: Ngọc Viên
Sau khi tìm được sùng đất, người dân ngắt bỏ phần ruột, bỏ sùng đất vào chậu nước để giữ cho sùng được sạch, tươi. Ảnh: Ngọc Viên

Sùng đất sống ở những vùng đất phù sa nên rất sạch. Loại ấu trùng này phá hoại mùa màng, nên việc săn sùng đất ngoài mang lại nguồn thu nhập cũng góp phần giảm thiệt hại mùa màng cho nông dân.

Ông Hồ Văn Sơn ở xã Sơn Nham, huyện Sơn Hà chia sẻ: "Nhiều cánh đồng như Thổ Lưu, Nà Lán ở xã Tịnh Giang là “thủ phủ” của sùng đất. Dọc hai bên bờ sông Giang sùng đất nhiều vô kể. Đào xuống khoảng 20cm là bắt được sùng đất. Mình săn sùng đất có nguồn thu nhập cao, còn chủ đất cũng vui vì đất “sạch” hơn...".

Không giống như vẻ bề ngoài xấu xí, sùng đất được ví là "hải sâm" trên cạn được nhiều đàn ông tìm mua. Khi được chế biến kiểu chiên, xào... món sùng đất ăn rất ngon, có vị ngọt, béo, đầy bổ dưỡng.

Tuy có hình thù xấu xí, nhưng sùng đất được rất nhiều người tiêu dùng ưa thích vì rất bổ dưỡng. Ảnh: Ngọc Viên
Tuy có hình thù xấu xí, nhưng sùng đất được rất nhiều người tiêu dùng ưa thích vì rất bổ dưỡng. Ảnh: Ngọc Viên

Theo Từ điển Động vật và khoáng vật làm thuốc ở Việt Nam của tác giả Võ Văn Chi (Nhà xuất bản Y học 1998), sùng đất là ấu trùng của loài bọ hung Holotrichia Sauteri Moser, thuộc họ Sùng đất - Melonihidae. Khi phơi khô, ấu trùng có tên là Tề tào, vị mặn, có tác dụng phá huyết, hành ứ, tán phong bình suyễn, thông sữa, minh mục khu ế. Tề tào dùng trị vết thương té ngã ứ huyết, đau phong, phá thương phong, đau họng, mắt có màng, ung nhọt...”.

VIÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Người dân Đà Nẵng đổ ra biển săn "lộc trời" sau mưa lớn

Văn Trực |

Sau những cơn mưa do áp thấp nhiệt đới gây nên, nhiều người dân đổ về khu vực bờ biển đường Nguyễn Tất Thành (phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) bắt nghêu trôi dạt gần bờ. Với mỗi chiếc cào, thậm chí là tay không, họ mang về cả chục ký nghêu mỗi buổi.

Kiếm tiền triệu nhờ săn lộc trời ở Thuỷ điện Trị An

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Sáng 10.10, khi Thuỷ điện Trị An đóng cửa xả cũng là lúc hàng trăm người dân mang theo chài lưới, thuyền bè, phao bơi xuống đập tràn để bắt cá.

Hàng chục hộ dân miền núi Quảng Ngãi đã 4 năm thấp thỏm trước nguy cơ núi lở

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Gần 4 năm qua, cứ vào mùa mưa bão, hàng chục hộ dân sống dưới chân núi Cà Mon ở thôn Nước Lăng, xã Ba Xa, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi thấp thỏm âu lo vì sợ núi lở.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về 3 trụ cột phát triển kinh tế số Việt Nam

KHÁNH AN |

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số Việt Nam cần xây dựng thể chế số, hạ tầng số, niềm tin số. Phải tích hợp kinh tế số vào mọi ngành, mọi lĩnh vực, phải thực hiện quản trị số và đào tạo kỹ năng số, nhân lực số và thu hút nhân tài số.

Cải tạo rạch ô nhiễm nhất TPHCM, người dân sẽ được bồi thường thỏa đáng

MINH QUÂN |

TPHCM - Gần 1.900 hộ dân, tổ chức bị ảnh hưởng khi thực hiện dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm qua địa bàn quận Bình Thạnh và Gò Vấp. Nhiều phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư đang được TPHCM xem xét để tạo đồng thuận của người dân khi thực hiện dự án.

Triển khai Nghị quyết Đại hội VII Công đoàn Ngân hàng Việt Nam

Hà Anh |

Sáng 24.10, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (CĐNHVN) tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến để thông tin kết quả Đại hội và truyền đạt Nghị quyết Đại hội VII CĐNHVN đến các cấp công đoàn trong hệ thống.

Công an Hà Nội triệt phá đường dây đánh bạc nghìn tỉ

Việt Dũng |

Vũ Sinh Lợi và Nguyễn Chí Tỉnh ngoài góp vốn cùng lập đường dây đánh bạc nghìn tỉ dưới hình thức cá độ, số lô đề... còn cho vay lãi nặng.

Vụ chung cư mini xây sai phép 6 tầng, xã nói có trách nhiệm của điện lực

CAO NGUYÊN |

Liên quan đến vụ chung cư mini xây dựng vượt 6 tầng tại xã Tân Xã, huyện Thạch Thất (TP Hà Nội), báo cáo của UBND xã Tân Xã cho rằng, Công ty Điện lực huyện Thạch Thất không thực hiện chỉ đạo của UBND huyện trong việc tạm ngừng cấp điện đối với công trình vi phạm.

Người dân Đà Nẵng đổ ra biển săn "lộc trời" sau mưa lớn

Văn Trực |

Sau những cơn mưa do áp thấp nhiệt đới gây nên, nhiều người dân đổ về khu vực bờ biển đường Nguyễn Tất Thành (phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) bắt nghêu trôi dạt gần bờ. Với mỗi chiếc cào, thậm chí là tay không, họ mang về cả chục ký nghêu mỗi buổi.

Kiếm tiền triệu nhờ săn lộc trời ở Thuỷ điện Trị An

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Sáng 10.10, khi Thuỷ điện Trị An đóng cửa xả cũng là lúc hàng trăm người dân mang theo chài lưới, thuyền bè, phao bơi xuống đập tràn để bắt cá.