Sai sót trong văn bản quy phạm pháp luật: Phải xin lỗi chứ không mãi đổ lỗi

MINH THÀNH |

Cần uốn lưỡi 7 lần trước khi nói. Đó là dặn dò từ bao đời nay về việc cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói. Việc ban hành một văn bản từ các cơ quan chức năng lẽ ra càng phải cẩn trọng hơn, bởi qua nhiều khâu tham mưu, trung gian thẩm định. Thế nhưng tình trạng “văn bản lỗi” đã và đang xảy ra khá nhiều khiến người dân bức xúc.

Điều đáng nõi, ngay cả lỗi nghiêm trọng thường bị đổ cho… anh đánh máy dù đáng lẽ, người ký, hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức ra văn bản sai phải đứng ra xin lỗi công khai chứ không phải chỉ đổ lỗi. 

Bắt lỗi văn bản quá dễ dàng

Như câu chuyện hài hước, Bộ GTVT buổi sáng ban hành Thông tư 45 quy định thẻ Đảng, thẻ nhà báo, giấy phép lái xe không được làm thủ tục lên máy bay thì chiều phải ra quyết định thu hồi.

Đáng tiếc đây lại là một trong những văn bản đầu tiên mà tân Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể ký ban hành. Và nó lỗi.

Ngay lập tức, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông khẳng định, đây là sai sót trong quá trình làm văn bản của đơn vị trình ký là Vụ Vận tải và Cục Hàng không. Trao đổi với tờ VietnamNet, ông Đông cho rằng: “Sai sót chỉ xảy ra tại Cục Hàng không và Vụ Vận tải, bộ có truy Vụ Vận tải thì vụ bảo do Cục Hàng không, nhưng truy cục, Cục Hàng không báo cáo do “trên để sót” và “phần phụ lục của thông tư cũ không hiểu sao khi trình lên lại bị gọt bớt đi”.

Chưa nói tới nội dung của Thông tư 45 mà Bộ GTVT sáng đưa - chiều thu hồi mang lại hay cắt bớt quyền lợi của ai, nhưng cách mà bộ ra văn bản cũng như quy trình “không hiểu sao” với một văn bản mang tính pháp quy rõ ràng mà làm ẩu như vậy khiến người dân phải giật mình.

Bởi không phải đâu xa, chính Bộ GTVT cũng đã bị Bộ Tư pháp tuýt còi hồi cuối năm 2016 khi ra Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 58/2015/TT-BGTVT của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Đây là thông tư ảnh hưởng tới rất nhiều người, đặc biệt Điều 57 của Thông tư 58/2015/TT-BGTVT quy định giấy phép lái xe bằng giấy bìa phải được chuyển đổi sang giấy phép lái xe mới bằng vật liệu PET theo lộ trình như sau: Giấy phép lái xe ôtô và giấy phép lái xe hạng A4 trước ngày 31.12.2016; giấy phép lái xe không thời hạn (các hạng A1, A2, A3) phải trước ngày 31.12.2020.

Sau 6 tháng theo lộ trình chuyển đổi này mà người có bằng lái xe bằng giấy bìa không chuyển đổi sẽ phải sát hạch lại lý thuyết để được cấp lại.

Ngay sau đó, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp đã phải “tuýt còi” và khẳng định, Điều 57 của Thông tư 58 quy định về lộ trình chuyển đổi giấy phép lái xe sang vật liệu PET của Bộ GTVT không có cơ sở pháp lý, không bảo đảm tính thống nhất và tính hợp pháp.

Tất nhiên, Bộ GTVT buộc phải sửa đổi nhưng cũng không có ai đứng ra xin lỗi, dù trước đó đã có rất nhiều người dân do lo sợ Thông tư 58 đã nháo nhào đi đổi giấy phép lái xe tốn biết bao công sức, tiền của, thời gian.

Từ 15.1.2018, thẻ nhà báo, GPLX vẫn được dùng làm thủ tục lên máy bay.Ảnh: T.L
Từ 15.1.2018, thẻ nhà báo, GPLX vẫn được dùng làm thủ tục lên máy bay.Ảnh: T.L

Xin lỗi chứ đừng đổ lỗi

Việc ra văn bản lỗi không chỉ nằm ở Bộ GTVT mà chỉ tính năm 2017 đã có liên tục những văn bản khiến người dân “cười ra nước mắt”.

Hồi tháng 10, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra công văn, trong đó, có nội dung yêu cầu “cập nhật thông tin mới”, đồng thời, “tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa”.

Văn bản này gây “chấn động” không chỉ đội ngũ giáo viên mà còn trong xã hội, bởi nó đầy mâu thuẫn và đã làm khó các nhà trường, giáo viên. Hơn nữa, nó không đúng với phương pháp, truyền đạt trong thế hệ công nghệ 4.0. Sau khi đưa ra văn bản, Bộ GDĐT thừa nhận, “việc diễn đạt như trên đã gây hiểu lầm là bộ chỉ cho phép giáo viên khai thác sử dụng sách giáo khoa để dạy học”.

Còn nhớ 2 năm trước, Bộ GDĐT cũng khiến dư luận “hú hồn” khi đưa ra dự thảo “khai tử môn lịch sử”, khi tính chuyện tích hợp môn lịch sử, quốc phòng - an ninh và giáo dục công dân thành môn công dân với tổ quốc.

Việc nóng tới mức Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận khi đó còn bị chất vấn tại Quốc hội, khi một ĐBQH đặt thẳng vấn đề “Bộ trưởng có dám khẳng định chịu trách nhiệm với vấn đề này vì sai lạc về kiến thức dẫn đến sai lạc về nhận thức đối với lịch sử dân tộc, đất nước?”.

Về sau, Bộ GDĐT cũng phải lên tiếng “đính chính” và thừa nhận thiếu sót do trình bày chưa rõ trong văn bản dự thảo về môn lịch sử, gây hiểu nhầm, xôn xao dư luận.

Giữa năm 2017, Bộ VHTTDL cũng đã phải thu hồi công văn đề nghị xử lý ông Huỳnh Tấn Vinh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP.Đà Nẵng - liên quan đến những phát biểu về quy hoạch Sơn Trà. Khi thu hồi văn bản, Bộ VHTTDL cũng cho rằng, có “một số nội dung chưa phù hợp, dễ gây hiểu lầm”.

Và cũng mới đây, khi dư luận xôn xao về Thông tư 33 quy định “ghi tên thành viên gia đình vào sổ đỏ” gây lo âu trong dư luận, bởi đây là một thông tư có quá nhiều cách hiểu và có thể đưa ra hàng loạt tình huống pháp lý khi thực thi.

Sau rất nhiều tranh cãi, bà Nguyễn Thị Phương Hoa - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - thừa nhận rằng, “với Thông tư 33, bà nhận định “người trong ngành sẽ hiểu nhưng bên ngoài có thể chưa hiểu đúng ý”.

Bà Hoa khẳng định bộ sẽ rút kinh nghiệm về việc này: “Trong các luật bao giờ cũng có điều liên quan đến giải thích từ ngữ. Chúng tôi nghĩ khi đã quy định như thế đương nhiên là hiểu rồi vì mình làm chuyên môn. Nhưng thực tế, phải làm sao ban hành văn bản quy phạm pháp luật để ai cũng hiểu mới quan trọng”.

Tuy nhiên rút kinh nghiệm có lẽ là chưa đủ, với những văn bản lỗi, gây khó hiểu hay gây ra hiểu lầm với người dân thì phải có người đứng ra chịu trách nhiệm và xin lỗi nhân dân.

Bởi lẽ, khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, ngoài nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng; nguyên tắc khách quan, nguyên tắc dân chủ; nguyên tắc bảo đảm sự hài hoà về lợi ích giữa các lực lượng xã hội… thì còn hai nguyên tắc đặc biệt quan trọng là tính khoa học và tính khả thi.

Tính khoa học của văn bản thể hiện ở “Nội dung văn bản phải chính xác, biểu đạt rõ ràng, dễ hiểu. Tính khoa học còn được biểu hiện ở kế hoạch xây dựng pháp luật chặt chẽ và có tính khả thi, các hình thức thu thập tin tức, xử lý thông tin, tiếp thu ý kiến của nhân dân, ở việc thông qua, công bố văn bản pháp luật...”.

Nguyên tắc khả thi yêu cầu văn bản: Phải có khả năng thực hiện được trên thực tế.

Một văn bản bị người dân phản ứng bởi nó đầy lỗi, khó hiểu, khó áp dụng thì đó là một văn bản thất bại. Một phần nó cũng thể hiện năng lực, trách nhiệm của cơ quan ra văn bản đối với người dân.

Bộ GTVT yêu cầu kiểm điểm cá nhân, tập thể và tiến hành hiệu đính

Sáng 28.11, lãnh đạo Bộ GTVT đã có cuộc hội ý với Cục Hàng không, Vụ Vận tải và Vụ Pháp chế về sự cố “lỗi đánh máy” xảy ra với Thông tư 45/2017/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2016/TT-BGTVT về Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam.

Trao đổi với Báo Lao Động sau cuộc hội ý, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông khẳng định, ngay từ đầu bộ không có chủ trương điều chỉnh phần về thủ tục đi máy bay. Tuy nhiên, “quá trình tiếp thu ý kiến của Cục Hàng không, tự nhiên nghe ý kiến của một, hai doanh nghiệp thì lại bỏ đi, trình lên thiếu đi một hai cái, vụ, cục trên này (Bộ GTVT) rà để sót phần đó. Khi kiểm điểm trách nhiệm thì trước hết là cục, vụ phải nhận trách nhiệm, bộ đã giao kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể và tiến hành hiệu đính” - Thứ trưởng Đông cho biết.

Hiện Bộ GTVT đang kiểm điểm từ chuyên viên theo dõi, cán bộ phụ trách tới lãnh đạo cục, vụ và hai cơ quan chịu trách nhiệm chính là Vụ Vận tải và Cục Hàng không, còn Vụ Pháp chế có trách nhiệm liên đới khi rà soát chưa kỹ. Lãnh đạo bộ khẳng định, “sai đến đâu xử lý đến đấy” nhưng nhận định do thông tư chưa có hiệu lực nên chưa có ảnh hưởng gì và còn kịp để điều chỉnh.

Còn theo lãnh đạo Vụ Vận tải, Cục Hàng không là cơ quan soạn thảo, Vụ Vận tải là cơ quan trình, Vụ Pháp chế thẩm định và trách nhiệm đến đâu chịu đến đấy. Theo nguyên tắc, tại mỗi cục, vụ một văn bản cần trải qua 3 lần rà soát, trong đó chuyên viên rà soát chính rồi lãnh đạo phòng và cuối cùng là lãnh đạo cục, vụ.
Trước đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể ban hành Thông tư 45/2017/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2016/TT-BGTVT về Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam, trong đó quy định một số loại thẻ, trong đó có thẻ đảng viên, thẻ nhà báo; giấy phép lái xe ôtô, môtô không được sử dụng để làm thủ tục lên các chuyến bay nội địa. KHÁNH HOÀ

MINH THÀNH
TIN LIÊN QUAN

Những vụ việc sai, lãnh đạo phải công khai xin lỗi, cán bộ sai cần xử lý triệt để

MINH CHÂU |

Sáng 27.11, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đơn vị số 1 đã có buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc hội tại P.An Bình (TP Biên Hòa, Đồng Nai). 

Được đình chỉ vụ án, yêu cầu xin lỗi bồi thường thì bị phục hồi điều tra

MINH CHÂU |

Ông Trần Bá Đại, nguyên là cán bộ địa chính xã Xuân Bảo, H.Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai bị khởi tố, bắt tạm giam. Vụ án được TAND tỉnh Đồng Nai hủy và VKSND H.Cẩm Mỹ đình chỉ điều tra. Sau đó, do bức xúc vì danh dự bị mất, ông Đại tiếp tục kêu oan đề nghị được xin lỗi, bồi thường. Tuy nhiên, bất ngờ ông lại nhận được quyết định khôi phục điều tra.

Ông chủ "cúi đầu xin lỗi", thương hiệu Khaisilk đã lung lay

M.T |

Trước lời xin lỗi khách hàng của Chủ tịch Tập đoàn Khaisilk vì  mang sản phẩm tơ tằm Trung Quốc về Việt Nam, đính mác hàng Việt, dư luận tiếp tục hoài nghi về chất lượng của các mặt hàng cao cấp Khaisilk và sự thiếu trung thực trong kinh doanh của nhân vật này.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Những vụ việc sai, lãnh đạo phải công khai xin lỗi, cán bộ sai cần xử lý triệt để

MINH CHÂU |

Sáng 27.11, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đơn vị số 1 đã có buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc hội tại P.An Bình (TP Biên Hòa, Đồng Nai). 

Được đình chỉ vụ án, yêu cầu xin lỗi bồi thường thì bị phục hồi điều tra

MINH CHÂU |

Ông Trần Bá Đại, nguyên là cán bộ địa chính xã Xuân Bảo, H.Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai bị khởi tố, bắt tạm giam. Vụ án được TAND tỉnh Đồng Nai hủy và VKSND H.Cẩm Mỹ đình chỉ điều tra. Sau đó, do bức xúc vì danh dự bị mất, ông Đại tiếp tục kêu oan đề nghị được xin lỗi, bồi thường. Tuy nhiên, bất ngờ ông lại nhận được quyết định khôi phục điều tra.

Ông chủ "cúi đầu xin lỗi", thương hiệu Khaisilk đã lung lay

M.T |

Trước lời xin lỗi khách hàng của Chủ tịch Tập đoàn Khaisilk vì  mang sản phẩm tơ tằm Trung Quốc về Việt Nam, đính mác hàng Việt, dư luận tiếp tục hoài nghi về chất lượng của các mặt hàng cao cấp Khaisilk và sự thiếu trung thực trong kinh doanh của nhân vật này.