Sai phạm của ông Lê Vinh Danh: Phủ nhận vai trò và đóng góp của tổ chức Công đoàn

Nhóm PV |

Một trong những vi phạm của ông Lê Vinh Danh trong vai trò lãnh đạo Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã được chỉ ra là “Cung cấp thông tin để báo chí đăng tải chưa đúng với thực tế, phủ nhận sự đóng góp, hỗ trợ của tổ chức Công đoàn trong quá trình thành lập và phát triển của Trường, thoát ly vai trò cơ quan chủ quản của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”.

Những khoản đầu tư từ khi thành lập

Những ngày đầu thành lập, thậm chí đến chiếc xe ôtô để lãnh đạo Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) đi lại cũng là tiền ngân sách cấp.

Như đã thông tin, tiền thân của Trường ĐH Tôn Đức Thắng (tên tiếng Anh: Ton Duc Thang University - TDTU) là Trường ĐH Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng, thành lập theo Quyết định số 787-TTg ngày 24.9.1997 của Thủ tướng Chính phủ. Trường do LĐLĐ TPHCM sáng lập và quản lý thông qua Hội đồng Quản trị nhà trường do Chủ tịch LĐLĐ TP thời đó làm chủ tịch.

Tiếng là trường dân lập nhưng kể từ khi mới đi vào hoạt động, Trường ĐH Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng đã được LĐLĐ TPHCM cấp nhiều kinh phí, cũng như tạo điều kiện tối đa để hoạt động.

Thật vậy, theo Quyết định số 22/QĐ-LĐLĐ của LĐLĐ TPHCM, ngày 12.7.1999 Ban Thường vụ LĐLĐ TPHCM đã quyết định “cấp vốn làm kinh phí hoạt động ban đầu cho Trường ĐH Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng với số tiền là 500 triệu đồng”.

Quyết định do Phó Chủ tịch Thường trực Nguyễn Huy Cận ký yêu cầu Ban giám hiệu Nhà trường phải có nhiệm vụ quản lý vốn chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả theo đúng điều lệ tổ chức và hoạt động của trường. Ngoài ra cũng trong khoảng thời gian trên, theo Quyết định số 17/QĐ-LĐLĐ, Ban Thường vụ LĐLĐ TPHCM còn cấp tài sản cho Nhà trường là một xe ôtô Toyota Camry BKS 51A-2428 màu trắng trị giá 90 triệu đồng. Ban Thường vụ LĐLĐ TPHCM cho phép trường trực tiếp quản lý và sử dụng từ ngày 15.7.1999.

Đặc biệt đến ngày 1.11.1999, một trong những bước ngoặt lớn của Nhà trường là được LĐLĐ TPHCM cấp tới 6,65 tỉ đồng để tăng nguồn tài sản cố định xây dựng cơ sở vật chất. Cụ thể theo Quyết định số 36/QĐ-LĐLĐ, số vốn trên sẽ được dùng để trường tiến hành mua lại nhà xưởng của Cty Dệt may Gia Định tại số 98 Ngô Tất Tố (P.19, Q.Bình Thạnh).

Sau đó lần lượt các năm 2000, 2002 và 2003, thông qua các Quyết định số 34/QĐ-LĐLĐ, số 10/QĐ-LĐLĐ và số 07/QĐ-LĐLĐ, LĐLĐ TPHCM tiếp tục “rót” cho trường thêm hơn 1 tỉ đồng nữa để đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm và thư viện.

Chưa kể sau đó, theo các Hợp đồng vay vốn số 02/HĐKT ngày 1.3.2002, số 05/HĐKT ngày 30.7.2002 và số 209/HĐ-LĐLĐ ngày 25.9.2008, LĐLĐ TPHCM còn cho nhà trường vay hơn 33,2 tỉ đồng để xây dựng cơ sở vật chất.

Từ số vốn cùng những chính sách hỗ trợ ban đầu của Công đoàn, Trường ĐH Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng ngày càng lớn mạnh và phát triển. Nhưng để phù hợp với điều kiện thực tế và tăng cường cơ chế để nhà trường phát triển, LĐLĐ TPHCM đã đề xuất và làm hồ sơ xin Chính phủ chuyển đổi trường Tôn Đức Thắng từ mô hình trường dân lập sang bán công.

Trước thực tế đó, ngày 28.1.2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 18/2003/TTg-QĐ chuyển Trường ĐH Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng sang loại hình trường bán công và đổi tên thành Trường ĐH Bán công Tôn Đức Thắng, trực thuộc UBND TPHCM. Trong giai đoạn này, UBND TPHCM vẫn giao tổ chức Công đoàn quản lý trường.

Nhờ vậy, Trường ĐH Bán công Tôn Đức Thắng được giao 90.725m2 đất tại phường Tân Phong (quận 7). Số tiền đền bù cho dân để nhận đất trên vào khoảng 50.000.000.000 đồng, do ngân sách của UBND TPHCM chi trả.

Đến ngày 11.6.2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 747/TTg-QĐ đổi tên trường ĐH bán công Tôn Đức Thắng thành Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) và chuyển sang mô hình trường công lập, trực thuộc Tổng LĐLĐVN.

Trên cơ sở đề xuất của Tổng LĐLĐVN, trường đã được Chính phủ tạo điều kiện áp dụng cơ chế tài chính đặc thù, được các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương tạo điều kiện về đất đai, cơ sở vật chất…

Đặc biệt, để tạo điều kiện cho TDTU hoạt động hiệu quả, tổ chức Công đoàn nhiều lần cho trường vay không tính lãi. Tính từ ngày 10.2.2009 đến ngày 15.9.2015, Tổng LĐLĐVN đã không ít lần cho TDTU vay đầu tư cơ sở vật chất, thời điểm số tiền vay nhiều nhất lên tới 150 tỉ đồng.

Ngoài những khoản hỗ trợ của tổ chức Công đoàn, TDTU còn được cấp kinh phí từ ngân sách Nhà nước và TP. Trong đó, vốn trái phiếu của Chính phủ phân bổ cho dự án ký túc xá sinh viên của trường theo quyết định đầu tư điều chỉnh là 62,064 tỉ đồng.

Thế nhưng, cá nhân ông Lê Vinh Danh và trường liên tục có văn bản khẳng định trong suốt quá trình hoạt động, trường tự chủ tài chính, tự trang trải toàn bộ các khoản chi, hoàn toàn không nhận hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và tổ chức Công đoàn là không đúng với sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng LĐLĐVN và UBND các tỉnh dành cho trường điều này thể hiện nhận thức chưa đúng, không đảm bảo quan điểm lịch sử, toàn diện, tạo dư luận bức xúc trong cán bộ, đoàn viên công đoàn.

Thực hiện không đúng kết luận của Thường trực đoàn Chủ tịch

Một trong những ví dụ trong việc phủ nhận vài trò, đóng góp của tổ chức Công đoàn đó là việc ban hành quyết định 555 ngày 23.4.2015 do ông Lê Vinh Danh ký về ban hành quy chế và tổ chức và hoạt động của trường Tôn Đức Thắng. Trong đó xem nhẹ thẩm quyền của Tổng LĐLĐVN trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo trường Tôn Đức Thắng.

Sau đó, ngày 26.5.2015, Tổng LĐLĐVN đã có văn bản nêu: “Hiệu trưởng Trường Tôn Đức Thắng đã ban hành quy chế và tổ chức và hoạt động của trường không đúng theo kết luận của thường trực Đoàn Chủ tịch ngày 18.4.2015. Công văn này khẳng định, thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thuộc thẩm quyền Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, vấn đề này được quy định rất rõ trong Luật Giáo dục Đại học, Điều lệ trường Đại học và đề án của Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã được Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 158/QĐ-TTg ngày 29.1.2015.

Sau những công văn quyết liệt của Tổng LĐLĐVN, Trường Tôn Đức Thắng phải thu hồi và chấm dứt hiệu lực quyết định số 555 và ở quyết định mới (quyết định 855 ngày 1.7.2015) về quy chế và tổ chức, hoạt động của Trường Tôn Đức Thắng, ban lãnh đạo và ông Lê Vinh Danh đã bổ sung các quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng trường. Trong đó khẳng định Hội đồng trường quản lý trường với tư cách là cơ quan chủ quản của trường theo Uỷ quyền của Tổng LĐLĐVN.

Chưa hết, sau đó ông Lê Vinh Danh và lãnh đạo Trường Tôn Đức Thắng đã gửi lên cơ quan có thẩm quyền kiến nghị bỏ cơ chế chủ quản đối với TDTU.

Đó chỉ là một minh chứng cho sai phạm đã được chỉ ra đối với ông Lê Vinh Danh và lãnh đạo Trường Tôn Đức Thắng đã phủ nhận sự đóng góp, hỗ trợ của tổ chức Công đoàn trong quá trình thành lập và phát triển của trường, thoát ly vai trò cơ quan chủ quản của Tổng LĐLĐVN.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Làm rõ thông tin tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Liên tục bất hợp tác, làm khó cơ quan chức năng

Nhóm phóng viên |

Như thông tin Báo Lao Động đăng tải ở số ra ngày 29.9.2020, tập thể cán bộ, giáo viên và lãnh đạo Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) và ông Lê Vinh Danh đã có nhiều đóng góp. Tuy nhiên, qua kiểm tra, tập thể lãnh đạo TDTU có nhiều khuyết điểm, vi phạm. Sau khi có kết luận kiểm tra, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đại học, cao đẳng TP.HCM đã xem xét, xử lý kỷ luật đối với tập thể Đảng uỷ Trường ĐH Tôn Đức Thắng, ông Lê Vinh Danh và các đảng uỷ viên có liên quan. Trước đó Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đã đình chỉ chức vụ Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng đối với ông Lê Vinh Danh. Báo Lao Động thông tin, làm rõ hơn về những sai phạm này.

Sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Lâm Phương (thực hiện) |

Để tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU), phóng viên Báo Lao Động đã phỏng vấn ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN), nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Hội đồng trường - một người khi còn đương nhiệm đã có nhiều quyết định quan trọng liên quan đến TDTU.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng do tổ chức Công đoàn sáng lập

Nhóm phóng viên |

Vai trò của Hiệu trưởng Lê Vinh Danh trong việc chèo lái, gây dựng nên một Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) tên tuổi và uy tín như ngày hôm nay là không thể không ghi nhận. Tuy vậy, nói ngôi trường này là “của ông Danh, ngôi trường chưa tiêu tốn một đồng ngân sách...” là không đúng sự thật.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Làm rõ thông tin tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Liên tục bất hợp tác, làm khó cơ quan chức năng

Nhóm phóng viên |

Như thông tin Báo Lao Động đăng tải ở số ra ngày 29.9.2020, tập thể cán bộ, giáo viên và lãnh đạo Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) và ông Lê Vinh Danh đã có nhiều đóng góp. Tuy nhiên, qua kiểm tra, tập thể lãnh đạo TDTU có nhiều khuyết điểm, vi phạm. Sau khi có kết luận kiểm tra, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đại học, cao đẳng TP.HCM đã xem xét, xử lý kỷ luật đối với tập thể Đảng uỷ Trường ĐH Tôn Đức Thắng, ông Lê Vinh Danh và các đảng uỷ viên có liên quan. Trước đó Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đã đình chỉ chức vụ Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng đối với ông Lê Vinh Danh. Báo Lao Động thông tin, làm rõ hơn về những sai phạm này.

Sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Lâm Phương (thực hiện) |

Để tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU), phóng viên Báo Lao Động đã phỏng vấn ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN), nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Hội đồng trường - một người khi còn đương nhiệm đã có nhiều quyết định quan trọng liên quan đến TDTU.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng do tổ chức Công đoàn sáng lập

Nhóm phóng viên |

Vai trò của Hiệu trưởng Lê Vinh Danh trong việc chèo lái, gây dựng nên một Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) tên tuổi và uy tín như ngày hôm nay là không thể không ghi nhận. Tuy vậy, nói ngôi trường này là “của ông Danh, ngôi trường chưa tiêu tốn một đồng ngân sách...” là không đúng sự thật.