Rượu cần của đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên hấp dẫn khách dịp Tết

BẢO TRUNG |

Trước và trong Tết Nguyên đán, nhiều gia đình người đồng bào dân tộc Ê Đê tại Đắk Lắk lại tất bật với việc ủ rượu cần. Nhờ mặt hàng rượu cần thu hút khách dịp lễ Tết mà nhiều năm gần đây, nhiều hộ gia đình đã có thu nhập ổn định, thoát khỏi cảnh nghèo khó.

Trước và trong Tết Nguyên đán, gia đình bà H’Phong Niê (Xã Dray Sáp, huyện Krông Ana) lại thay phiên nhau chuẩn bị rượu cần để thưởng thức và gửi đi khắp mọi miền tổ quốc.

Dự kiến năm nay, bà ủ khoảng gần 300 ché. Rượu cần ở Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung thường được ủ bằng các loại lương thực như gạo, nếp nấu chín, để nguội, đánh tơi rồi trộn cùng với trấu và các loại men truyền thống. Ché được rửa sạch, phơi nắng xong mới dùng để ủ rượu.

 
Làm rượu cần đòi hỏi sự tỉ mẩn, cẩn thận. Ảnh: Bảo Trung

Cầm một số vật phẩm nấu rượu trên tay, bà H'Phong cho biết: "Đây là phần cơm đã trộn trấu, còn đây là ché để ủ rượu. Trước hết, mình cũng phải bỏ một nắm trấu dưới ché, để khi mình bỏ cần vào uống thì không bị nghẹt. Sau đó cho cơm rượu vào là được rồi".

 
Những ché rượu được bọc, đóng gói cẩn thận trước khi được gửi đi. Ảnh: Bảo Trung

Còn tại Buôn Alê A (phường Ea Tam, TP.Buôn Ma Thuột) chúng tôi có dịp bắt gặp các mẹ cũng đang tập trung ủ mẻ rượu cần mới để gửi đi cho khách tại các tỉnh, thành như Bình Dương, TPHCM, Hà Nội... Rượu ủ càng lâu sẽ càng ngon.

Thường các ché rượu cần có từ 3 lít, 6 lít hay 12 lít tuỳ theo nhu cầu sử dụng, trung bình dao động khoảng từ 30.000-50.000 đồng/lít.

Có thể nói, rượu cần những năm qua đã vượt ra khỏi những buôn, làng ở Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Những ché rượu cần của núi rừng Tây Nguyên đã phần nào thuyết phục được những thực khách khó tính nhất với hương vị đặc trưng, rất riêng và rất khó tìm được ở bất kỳ nơi đâu.

Bà H’Ly H Đơk (buôn Alê A, phường EaTam, TP.Buôn Ma Thuột) chia sẻ: "Tết Nguyên đán năm nào nhà tôi cũng ủ rượu cần nhưng nay lượng khách lại tăng đột biến, làm không kịp để bán. Trước Tết, tôi đã ủ 50 ché rồi nhưng vẫn không đủ và đang tiếp tục nhận và làm thêm. Dù giá nguyên liệu tăng cao nhưng tôi vẫn đảm bảo chất lượng để cho ra ché rượu cần ngon.

Nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk đã đổi đời nhờ rượu cần. Ảnh: Bảo Trung
Nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk đã đổi đời nhờ rượu cần. Ảnh: Bảo Trung

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương - Trưởng Buôn Alê A, phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột cho rằng: Nhờ dệt thổ cẩm và  nấu, bán rượu cần truyền thống mà nhiều hộ gia đình thoát nghèo. Trước đây năm 2010, Buôn Alê A có 47 hộ nghèo thì nay chỉ còn 4 hộ.

Thu nhập của bà con ổn định do lượng rượu cần được đặt nhiều nên rất nhiều người làm thường xuyên. Rượu cần với hương vị ngọt, đắng, say nồng mang lại niềm vui, sự tốt lành, là thức uống cho cả gia đình đồng bào Tây Nguyên. Đặc biệt là người già hay trẻ đều được uống.

Rượu cần cũng luôn có mặt trong các lễ hội, cuộc tụ họp, đón khách quý hay bạn bè phương xa của đồng bào nơi đây. Rượu cần ngày nay đã xuôi ra Bắc, ngược vào Nam, được du khách gần xa ưa chuộng, là sợi dây gắn kết các dân tộc Việt.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Rượu cần trong đời sống của người dân tộc M'nông

Phan Tuấn |

Theo quan niệm của người M’nông ở tỉnh Đắk Nông thì rượu cần là nước uống của thần linh. Rượu cần là một thức uống luôn có mặt trong các dịp lễ hội, các cuộc vui, đón khách quý hay bạn bè phương xa...

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Chủ tịch nước thăm, tặng quà đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Tiếp tục chương trình công tác tại Đắk Lắk, chiều 15.1, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm, tặng quà đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh và các hộ nghèo ở thị xã Buôn Hồ, huyện Krông Búk.

Vẻ bình yên của ngôi làng cổ tích Lô Lô Chải ở Hà Giang

Mai Hương |

Ngôi làng cổ tích Lô Lô Chải trong hành trình du lịch Hà Giang ngày càng thu hút nhiều hơn sự chú ý của các bạn trẻ.

Công an tìm bị hại liên quan đến vụ lừa đảo tại Dự án Đất Xanh Long An

An Long |

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An ra thông báo tìm bị hại liên quan đến vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Dự án Đất Xanh Long An.

50 tiểu thương phản ánh việc di dời chợ: "Nói 1 đằng làm 1 nẻo"

HOÀNG LỘC |

50 tiểu thương đang kinh doanh tại chợ Mỹ Thọ (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) phản ánh đến Báo Lao Động về việc nhà lồng chợ được sửa chữa, cải tạo khác với nội dung cuộc họp trước khi các tiểu thương di dời kiot.

TPHCM sẽ hoàn thành Metro số 1, khởi công đường Vành đai 3 trong năm 2023

MINH QUÂN |

TPHCM - Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, thành phố phấn đấu hoàn thành tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và khởi công đường Vành đai 3 trong năm nay.

Hà Nội: Nắp cống nhô cao bất thường “rình rập” người đi đường

Việt Dũng - Bảo Thoa |

Theo ghi nhận, tại đoạn đường Ngã 3 đường đôi (Đại Mỗ - Nam Từ Liêm) nhiều nắp cống, nắp hố ga lắp đặt nhô cao hơn mặt đường đến hơn 10cm, thậm chí có những nắp cống bị mất, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho người đi đường.

Rượu cần trong đời sống của người dân tộc M'nông

Phan Tuấn |

Theo quan niệm của người M’nông ở tỉnh Đắk Nông thì rượu cần là nước uống của thần linh. Rượu cần là một thức uống luôn có mặt trong các dịp lễ hội, các cuộc vui, đón khách quý hay bạn bè phương xa...

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Chủ tịch nước thăm, tặng quà đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Tiếp tục chương trình công tác tại Đắk Lắk, chiều 15.1, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm, tặng quà đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh và các hộ nghèo ở thị xã Buôn Hồ, huyện Krông Búk.