Rừng Xích Tùng hơn 700 tuổi trên Yên Tử do người trồng hay mọc tự nhiên?

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Trong khi Xích Tùng là loài cây mọc tự nhiên trên vùng núi thấp và núi cao trung bình ở nhiều nơi trên cả nước, thì rừng Xích Tùng hơn 700 tuổi trên non thiêng Yên Tử được cho rằng là do người xưa trồng.

Rừng của các bậc tiền nhân

Khi rừng Xích Tùng cổ trên Yên Tử rơi vào tình trạng báo động do lần lượt từng “cụ” Xích Tùng “ra đi” vì bị sâu bệnh, thời tiết tấn công; số còn lại thì cơ bản bị mục ruỗng thân, cành…, năm 2016, Quảng Ninh mới lấy ý kiến của các nhà khoa học, nghiên cứu để chăm sóc, bảo tồn loài Xích Tùng cổ trên Yên Tử.

Đây là một trong những loài cây từng gắn liền với Hoàng Trần Nhân Tông và Thiền Phái Trúc Lâm còn sót lại ở Rừng quốc gia Yên Tử. Thời điểm đó chỉ còn lại 237 cây có tuổi đời hơn 700 năm, tập trung ở khu vực Đường Tùng, Am Dược, Chùa Hoa Yên, khu vực đường sang Thác Vàng, Thác Bạc; khu vực Chùa Vân Tiêu, Bảo Sái, Hòn Ngọc, Tháp Tổ…

Rễ cây Xích Tùng cổ trồi lên mặt đường đi. Ảnh: Nguyễn Hùng
Rễ cây Xích Tùng cổ trồi lên mặt đường đi. Ảnh: Nguyễn Hùng

Theo nghiên cứu của ông Lê Huy Cường - ủy viên Hội đồng Cây Di sản Việt Nam - Xích Tùng Yên Tử phân bố khá rộng từ độ cao 400 - 700m, so với mặt nước biển. Cây ở độ cao thấp nhất là 327m tại Am Lò Rèn và cao nhất 748m ở trước cửa chùa Bảo Sái.

Ở nhiều nơi khác trên cả nước, cây Xích Tùng mọc tự nhiên, nhưng Xích Tùng Yên Tử lại là cây trồng trong rừng tự nhiên từ cách đây 600 – 700 năm. Nguồn giống cây và phương thức trồng Xích Tùng tại Yên Tử chưa có một tài liệu khoa học nào nghiên cứu cụ thể và đánh giá một cách chính xác. Đây cũng là điều bí ẩn mà cha ông ta ngày xưa đã làm được. Xích Tùng Yên Tử đã được trồng qua nhiều năm, bắt đầu từ Vua Trần Nhân Tông và tiếp theo các triều đại vua sau này.

Cắt tỉa các cành bị sâu mọt tấn công để bảo vệ cây Xích Tùng cổ trên Yên Tử. Ảnh: Nguyễn Hùng
Cắt tỉa các cành bị sâu mọt tấn công để bảo vệ cây Xích Tùng cổ trên Yên Tử. Ảnh: Nguyễn Hùng

Theo ông Cường, do đặc điểm là cây trồng nên Xích Tùng Yên Tử tập trung ở hai dạng: Dọc tuyến đường đi bộ đến các chùa, di tích và tại các am. Việc này phần nào cho chúng ta thấy cách trồng cây Xích Tùng của người xưa đều có mục đích rõ ràng.

Báo cáo nghiên cứu của ông Lê Mạnh Tuấn - Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp, thuộc Viện Điều tra, quy hoạch rừng cũng đưa ra nhận định cùng quan điểm trên. Theo đó, theo kết quả nghiên cứu 233 cá thể Xích Tùng cổ tạo Yên Tử thì tại những vị trí có sự xuất hiện loài này đều gắn liền các Am tháp, chùa chiền,… kết hợp độ cao phân bố, rất có thể đây là những cá thể được gây trồng. Đặc biệt, nhóm nghiên cứu chưa ghi nhận được cá thể nào tái sinh dưới tán rừng, nơi có cá thể mẹ sinh sống.

Theo giới chuyên môn, rừng Xích Tùng cổ trên Yên Tử là do các bậc tiền nhân trồng, bởi có hàng, lối và ở những vị trí đặc biệt. Thể hiện rõ nhất là ở khu vực Đường Tùng - nơi hiện còn khoảng 70 cây được trồng hai bên con đường hành hương.

Vì sao khó mọc tự nhiên?

Cho đến nay, anh Phạm Văn Sự - nguyên nhân viên của Ban Quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử - vẫn là người duy nhất nhân giống thành công cây Xích Tùng Yên Tử. Hiện, trong vườn nhà anh ở TP.Uông Bí có khoảng 1.000 cây Xích Tùng, trong đó có những cây cao vài mét và một số đã được đem trồng ở Yên Tử.

Những thất bại liên tiếp trong việc nhân giống loài cây này trong nhiều năm không làm anh nản chí, bởi nhìn những “cụ” Xích Tùng cổ lần lượt “ra đi” hoặc lâm trọng bệnh mà không có cây thay thế càng cho anh thêm động lực.

Vườn cây giống Xích Tùng của anh Phạm Văn Sự tại TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Hùng
Vườn cây giống Xích Tùng của anh Phạm Văn Sự tại TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Hùng

Một ngày anh Sự cũng thành công, không chỉ là nhân giống từ hạt, mà còn từ cành cây.

Quá trình đó bổ sung thêm cho những nhận định của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học rằng, rừng Xích Tùng hơn 700 tuổi trên Yên Tử là do các bậc tiền nhân trồng. Anh Sự kể, quá trình tìm tòi, nghiên cứu, anh phát hiện dưới những tán cây Xích Tùng cổ trên Yên Tử có rất nhiều hạt cây Xích Tùng rơi xuống đất, nhưng cùng lắm chỉ nhú thành cây nhỏ tí rồi chết, bởi không bị kiến, mối ăn thì cũng bị nước rửa trôi mất.

Đây có thể cũng là một trong những lý do vì cho đến nay, không xuất hiện bất cứ cây Xích Tùng nào mọc tự nhiên.

Vì thế, anh thu lượm những hạt Xích Tùng nhỏ li ti dưới tán lá rừng đem về nhà nhân giống. Để nhân giống và trồng thành công giống cây Xích Tùng, anh Sự cho biết đã nghiên cứu cách trồng của các bậc tiền nhân.

Theo đó, ngoài việc phải quan tâm đặc biệt do các hạt Xích Tùng thường nảy mầm vào mùa mưa là mùa của sâu bệnh thì chú ý đến yếu tố ánh nắng. Cây Xích Tùng không có nắng sẽ chết. Tất cả những cây Xích Tùng cổ hiện nay trên Yên Tử đều nằm ở rìa vực hoặc là ở những đất một bên cao, bên thấp để lấy ánh sáng tốt nhất.

Nguyễn Hùng
TIN LIÊN QUAN

Ngắm hàng Xích Tùng 700 tuổi quý hiếm trên đỉnh thiêng Yên Tử

Lương Hà |

Quảng Ninh - Hàng cây Xích Tùng với tuổi đời lên đến 700 năm tại khu di tích quốc gia Yên Tử (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) được trồng vào thời Phật hoàng Trần Nhân Tông lên núi thiêng Yên Tử, lập ra Thiền phái Trúc lâm.

Vườn nhân cây giống Xích Tùng cổ Yên Tử duy nhất của cả nước

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Chứng kiến một số cây Xích Tùng cổ hơn 700 tuổi trên Yên Tử chết hoặc bị thời tiết, sâu bọ gây hại và có nguy cơ chết, trong khi chưa tìm ra giống để trồng thay thế, anh Phạm Văn Sự - nguyên nhân viên của Ban Quản lý rừng quốc gia và di tích Yên Tử - đã tìm tòi, nghiên cứu và nhân giống thành công giống cây này. Anh là người đầu tiên và duy nhất cho đến hiện nay nhân giống được giống cây Xích Tùng cổ trên Yên Tử.

Bắt đầu trồng thay thế những cây Xích Tùng cổ trên Yên Tử

Nguyễn Hùng |

Ban quản lý Khu di tích và Rừng quốc gia Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh) đang tiến hành trồng mới một loạt cây Xích Tùng, thay thế cho những “cụ” Xích Tùng cổ trên 700 tuổi đã chết trước đó do “tuổi cao, sức yếu” và bị sâu bệnh, thời tiết tấn công.

Hiện trạng dự án gần 2.000 tỉ đồng phục vụ sinh viên sắp thành nhà ở xã hội

Thiện Nhân |

Thời gian qua, dù nhu cầu của sinh viên tìm phòng trọ tại Thủ đô là rất lớn, trong đó có những trường hợp không tìm được phòng trọ ưng ý bởi sự khan hiếm hoặc phải thuê với giá cao, thì tại Dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp (ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp, Hoàng Mai, Hà Nội) dù được đầu tư đến gần 2000 tỉ đồng nhưng vẫn trống lượng lớn phòng và nhiều tòa bỏ hoang lãng phí. Được biết, dự án này đang có kế hoạch chuyển đổi công năng và thành nhà ở xã hội cho thuê.

Chính thức giải thể Ban quản lý Khu du lịch bán đảo Cam Ranh

Hữu Long |

Khánh Hòa - Ban Quản lý Khu du lịch Bán đảo Cam Ranh chính thức giải thể kể từ đầu tháng 9 đồng thời sắp xếp, quản lý viên chức, bàn giao tài chính, tải sản, con dấu và hồ sơ, tài liệu có liên quan theo đề án giải thể…

Bình Dương thông tin vụ việc nam thanh niên tự châm lửa đốt

ĐÌNH TRỌNG |

Công an tỉnh Bình Dương đang khám nghiệm điều tra làm rõ vụ nam thanh niên tự châm lửa đốt. Người này sau đó được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

Vụ bố giao con lái ôtô gây tai nạn: Chưa đủ cơ sở khởi tố vụ án hình sự, bị can

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Kết quả định giá tài sản 5 xe máy bị tai nạn thiệt hại hơn 42,3 triệu đồng. Riêng kết quả giám định thương tích của 5 nạn nhân, theo Trung tâm Pháp y tỉnh Bình Thuận, tổng tỉ lệ thương tích khoảng 50%.

Giáo sư Mỹ cảnh báo về sự sụp đổ của NATO

Khánh Minh |

NATO có thể sụp đổ vào năm 2025, theo cảnh báo của nhà sử học Mỹ, giáo sư Phillips Payson O'Brien.

Ngắm hàng Xích Tùng 700 tuổi quý hiếm trên đỉnh thiêng Yên Tử

Lương Hà |

Quảng Ninh - Hàng cây Xích Tùng với tuổi đời lên đến 700 năm tại khu di tích quốc gia Yên Tử (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) được trồng vào thời Phật hoàng Trần Nhân Tông lên núi thiêng Yên Tử, lập ra Thiền phái Trúc lâm.

Vườn nhân cây giống Xích Tùng cổ Yên Tử duy nhất của cả nước

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Chứng kiến một số cây Xích Tùng cổ hơn 700 tuổi trên Yên Tử chết hoặc bị thời tiết, sâu bọ gây hại và có nguy cơ chết, trong khi chưa tìm ra giống để trồng thay thế, anh Phạm Văn Sự - nguyên nhân viên của Ban Quản lý rừng quốc gia và di tích Yên Tử - đã tìm tòi, nghiên cứu và nhân giống thành công giống cây này. Anh là người đầu tiên và duy nhất cho đến hiện nay nhân giống được giống cây Xích Tùng cổ trên Yên Tử.

Bắt đầu trồng thay thế những cây Xích Tùng cổ trên Yên Tử

Nguyễn Hùng |

Ban quản lý Khu di tích và Rừng quốc gia Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh) đang tiến hành trồng mới một loạt cây Xích Tùng, thay thế cho những “cụ” Xích Tùng cổ trên 700 tuổi đã chết trước đó do “tuổi cao, sức yếu” và bị sâu bệnh, thời tiết tấn công.