Rốn lũ Chương Mỹ và những nụ cười trong nghịch cảnh

Thảo Anh |

Cơn lũ lịch sử tràn vào Chương Mỹ (Hà Nội), cả một vùng quê yên bình trở nên xơ xác, tiêu điều. Nhưng người dân ngoại thành Hà Nội vẫn không hề nao núng, vì “sống chung với lũ, chúng tôi phải quen lũ thôi”.

Sống chung với lũ

Đường vào thôn Nhân Lý (Chương Mỹ) sặc mùi bùn tanh tưởi. Những ruộng lúa đương kỳ trổ bông, thậm chí cả nghĩa trang đều chìm trong biển nước vàng đục. Lũ làm hư hỏng, sạt lở bao công trình, cầu cống, đường sá.

Trăm thứ rác đổ về chỗ trũng. Gia súc gia cầm chết, vòng hoa nghĩa trang... trôi nổi dạt vào nhà dân. Nước trong ao tù đen kịt, đặc quánh. 

Chúng tôi đã mất 20 phút chèo thuyền từ đê vào sâu trong thôn Nhân Lý. Nước ngập sâu lút đầu người. Sân nhà dân biến thành bến thuyền, bậc tam cấp cũng "tàng hình" theo. 

Lại “cười ra nước mắt” khi nghe câu chuyện ở vùng rốn lũ, người ở lại bám làng bám xóm còn gia súc, gia cầm “đi sơ tán” đến vùng cao.

Bà Nguyễn Thị An (55 tuổi) trò chuyện: "Cũng còn may cháu ạ, đưa được ít lợn gà đi trốn nhờ mấy chỗ đất cao hơn. Còn mấy con lợn, con vịt ở nhà cứ nằm thừ cả ra, không biết sống nổi không. Ai đời, người thì không sao mà lợn gà thì đuối nước. Đồng ruộng thì ngập mất trắng. Tránh sao nổi, nhà ai cũng thế cả mà".

Ông Nguyễn Văn Lập kể giọng đều đều như đã lặp lại câu chuyện rất nhiều lần: "Nhà tôi "sống trong bóng tối" vì điện cắt do mưa lũ.  Mất trắng hơn 1ha lúa chưa thu hoạch ai mà không tiếc. Nhưng năm ngoái lụt, năm nay biết trước gà vịt nhà tôi thoát hết".

Rác ùn ứ trong vùng ngập (Ảnh: Vương Trần)
Rác ùn ứ trong vùng ngập. Ảnh: Vương Trần.

Nhưng có lẽ xót xa nhất là câu chuyện tang gia mùa lũ. Bà con lối xóm thở dài thương xót: "Chết mùa lũ là khổ nhất". Cụ ông Hoàng Công Đào (74 tuổi) đã ra đi về cõi vĩnh hằng đúng ngày mưa lũ. Giữa cảnh nước bạc, tiếng kèn trống, tiếng khóc xé lòng vẫn vang lên. Thân nhân chít khăn tang khênh quan tài mò mẫm từng bước trong dòng nước.

Sân nhà bỗng hóa thành sân (Ảnh: Thảo Anh)
Sân nhà bỗng hóa thành bến thuyền.

 “Chúng tôi phải quen thôi”

Cả một vùng quê thanh bình trở nên xơ xác, tiêu điều trong cái nắng hanh hao sau những ngày mưa lũ. Nhưng ở vùng rốn lũ vẫn có không ít nụ cười giữa nghịch cảnh.

Tinh thần tương trợ trong nghịch cảnh (Ảnh: FB Chú Tuốn)
Tinh thần tương trợ trong nghịch cảnh.

Lũ đến hẹn lại lên, người dân mong mỏi chính quyền thành phố có những kế sách lâu dài cho vùng ngập. Nhưng kể cả trong những ngày lũ dâng cao lịch sử, người dân Chương Mỹ vẫn không hề nao núng, họ có đủ kĩ năng sinh tồn trong lũ.

Câu chuyện cả làng biết bơi khiến chúng tôi kinh ngạc. Anh Lê Văn Ơn - Trưởng thôn Nhân Lý giải thích: “Trời sinh voi sinh cỏ, cứ sống nơi vùng sông nước lâu ngày, không quen rồi cũng phải quen. Lũ trẻ ở làng này cứ hết tuổi ẵm bồng là biết bơi.

Trẻ em phấn khích khi nhận sách từ dự án cộng đồng
Trẻ em phấn khích khi nhận sách từ dự án cộng đồng.

Dân cũng còn nghèo, lại nhiều sông, trẻ em chủ yếu là tự học bơi dọc sông Bùi. Mỗi hộ gia đình sẽ có một người lớn đi theo tập bơi cả nhà. Bây giờ có điều kiện hơn, có bể bơi Sơn Mai ở xã Thủy Xuân Tiên, trẻ con được học bài bản hơn. Sống vùng lũ, bơi thành kĩ năng sống còn”.

Giữa khó khăn, bà con vùng lũ động viên, tương trợ nhau. Thậm chí, nhà nào có xe ba gác đưa ra đầu đường để giúp làng xóm qua được đoạn ngập sâu. 

Nụ cười vẫn nở trên môi bà con vùng lũ. Anh N.Tuấn lạc quan: “Lũ lên, sự tương trợ cũng lên. Cứu trợ phần nhiều là từ người con xa quê gửi về.

Người dân quê tôi sẽ không dễ dàng gục ngã vì một hai trận ngập trong vài năm trở lại đây. Những ngày vừa qua thật sự có những xáo trộn, vất vả hơn ngày thường. Dân làng đang phải vất vả chống trả, khắc phục thiệt hại, sống chung với nước. Nhưng nước rồi sẽ rút và mọi chuyện rồi sẽ lại ổn thôi".

Thảo Anh
TIN LIÊN QUAN

Rốn lụt Chương Mỹ: Gạt nước mắt bỏ nuôi vịt đi làm Ô sin

Trường Hùng |

1.700 con vịt bị mất trắng, nhiều diện tích hoa màu bị xóa sổ vì ngập lụt, chị Nguyễn Thị Phượng (thôn Nam Hài, Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) gạt nước mắt chia sẻ, “nếu biết ngập thế này tôi đã làm ô sin rồi”. Hiện tại, gia tài của chị Phượng còn sót lại 300 con vịt và mỗi ngày trôi qua phải mất gần 2 triệu đồng để mua cám.

Đêm ở rốn lũ Chương Mỹ: Đi ủng lúc ăn cơm, chập chờn giấc ngủ vì chân ngứa ngáy

VƯƠNG TRẦN |

Ghi nhận của PV Lao Động, cho tới chiều 3.8, nhiều xã của huyện Chương Mỹ (Hà Nội) vẫn bị ngập sâu, chìm trong dòng nước lênh láng. Đặc biệt là các xã Nam Phương Tiến, Tân Tiến… khiến mọi sinh hoạt của người dân bị đảo lộn.

"Địa ngục nước" Chương Mỹ: 5 ngày rồi tôi không tắm, ghẻ lở hết cả!

Hà Phương - Văn Thắng |

Người dân xã Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã sống chung với nước lũ hai tuần nay. Tình trạng thiếu nước sinh hoạt kéo dài nhiều ngày qua khiến bà con nơi đây phải chắt chiu từng giọt nước sạch cứu trợ. Nước sạch chỉ để uống và nấu ăn, còn chuyện tắm giặt đều phải gác lại.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Rốn lụt Chương Mỹ: Gạt nước mắt bỏ nuôi vịt đi làm Ô sin

Trường Hùng |

1.700 con vịt bị mất trắng, nhiều diện tích hoa màu bị xóa sổ vì ngập lụt, chị Nguyễn Thị Phượng (thôn Nam Hài, Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) gạt nước mắt chia sẻ, “nếu biết ngập thế này tôi đã làm ô sin rồi”. Hiện tại, gia tài của chị Phượng còn sót lại 300 con vịt và mỗi ngày trôi qua phải mất gần 2 triệu đồng để mua cám.

Đêm ở rốn lũ Chương Mỹ: Đi ủng lúc ăn cơm, chập chờn giấc ngủ vì chân ngứa ngáy

VƯƠNG TRẦN |

Ghi nhận của PV Lao Động, cho tới chiều 3.8, nhiều xã của huyện Chương Mỹ (Hà Nội) vẫn bị ngập sâu, chìm trong dòng nước lênh láng. Đặc biệt là các xã Nam Phương Tiến, Tân Tiến… khiến mọi sinh hoạt của người dân bị đảo lộn.

"Địa ngục nước" Chương Mỹ: 5 ngày rồi tôi không tắm, ghẻ lở hết cả!

Hà Phương - Văn Thắng |

Người dân xã Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã sống chung với nước lũ hai tuần nay. Tình trạng thiếu nước sinh hoạt kéo dài nhiều ngày qua khiến bà con nơi đây phải chắt chiu từng giọt nước sạch cứu trợ. Nước sạch chỉ để uống và nấu ăn, còn chuyện tắm giặt đều phải gác lại.