Rà soát, bãi bỏ “ma trận” chứng chỉ

ĐẶNG CHUNG |

Sau những phản ánh của Báo Lao Động về bất cập trong quy định chứng chỉ tin học và ngoại ngữ khi thi, xét nâng ngạch, thăng hạng với công chức, viên chức, Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rà soát, từng bước sửa những quy định không phù hợp. Tuy nhiên, nhiều người vẫn than đang bị “hành” bởi “ma trận” đủ các loại chứng chỉ không cần thiết khác.

“Ma trận” chứng chỉ

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 20/2019/TT-BGDĐT bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT. Theo thông tư này, chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A, B, C sẽ chính thức bị bãi bỏ bằng việc dừng kiểm tra và cấp từ ngày 15.1.2020.

Đây là những động thái mới nhất của các bộ, ngành liên quan, để từng bước sửa những bất cấp trong quy định chứng chỉ tin học, ngoại ngữ mà Báo Lao Động phản ánh thời gian qua. Tuy nhiên, như Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân thừa nhận trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội, là vấn đề chứng chỉ vẫn rất phiền hà, phức tạp, không riêng gì chứng chỉ tin học, hay ngoại ngữ. Như quy trình bổ nhiệm hiện nay cũng yêu cầu đến 7 văn bằng, chứng chỉ.

Thực tế, những ngày qua khi trao đổi với phóng viên nhiều công chức, viên chức, người lao động đều than phiền về việc có khá nhiều bộ ngành quy định thêm nhiều loại chứng chỉ khác. Cụ thể, mới đây Báo Lao Động cũng có bài phản ánh về việc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng, hay chứng chỉ đầu thầu không cần học, không cần thi… chỉ cần nộp tiền, nộp ảnh, sau ít ngày là chứng chỉ chuyển đến tận tay.

Sau bài viết này, một kiến trúc sư nổi tiếng đã gặp và than phiền với phóng viên về “ma trận” chứng chỉ mà ông và các đồng nghiệp phải thực hiện nếu muốn hành nghề, muốn làm việc. Vị kiến trúc sư kể: Tôi tốt nghiệp khóa 1 lớp kiến trúc sư Việt Nam, tiền thân của Đại học Kiến trúc bây giờ, đã có hơn 50 trong nghề, thiết kế bao công trình nổi tiếng để lại cho đời, nhưng nay oái oăm vẫn bị yêu cầu phải đi học, đi thi đủ loại chứng chỉ nếu muốn tiếp tục hành nghề”.

Theo kiến trúc sư này, ở các nước, khi ra trường và được cấp bằng kiến trúc sư, người đó có thể hành nghề bất cứ lĩnh vực nào liên quan đến kiến trúc, nhưng ở nước ta thì phải cần “ma trận” chứng chỉ.

“Muốn thiết kế công trình ở bệnh viện thì phải có chứng chỉ hành nghề công trình bệnh viện, làm công trình về văn hóa thì cần phải có chứng chỉ hành nghề công trình văn hóa, hay chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích. Đại loại muốn thiết kế, thực hiện công trình ở lĩnh vực nào thì bị yêu cầu ngoài chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư phải có thêm một chứng chỉ của lĩnh vực đó. Quá lộn xộn, nhiêu khê, thi cử tốn kém không khác gì “làm tiền” - kiến trúc sư này bức xúc.

Một nghệ sĩ ở TPHCM cũng chung tâm trạng, kể về việc mình đã là nghệ sĩ ưu tú, được khán giả ghi nhận, nhưng đợt xét tuyển viên chức vào tháng 9 vừa qua bị “trượt” vì chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành biểu diễn nghệ thuật, trong khi đã có hàng chục năm biểu diễn khắp trong Nam ngoài Bắc. Việc này cùng tréo ngoe như tình cảnh nhiều giáo sư, giảng viên thời gian qua đã phản ứng bởi quy định dù đã đi giảng dạy nhiều năm, hướng dẫn bao nhiêu học viên, nhưng vẫn bị yêu cầu phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Dẫn ra để thấy, quy định về chứng chỉ ở nước ta hiện nay rất nhiêu khê, phức tạp. Bởi mỗi bộ, ngành khi xây dựng hệ thống chức danh nghề nghiệp cho công chức, viên chức của ngành mình đều kèm theo đó là rất nhiều loại chứng chỉ. Không ít người trong cuộc đã thừa nhận, những chứng chỉ này chỉ có tác dụng “làm đẹp hồ sơ”.

Đại biểu QH Phạm Minh Hiền (Phú Yên) cho rằng rất nhiều chứng chỉ không cần thiết hiện nay đang gây phiền hà trong thực tế đời sống. Ảnh: PV
Đại biểu QH Phạm Minh Hiền (Phú Yên) cho rằng rất nhiều chứng chỉ không cần thiết hiện nay đang gây phiền hà trong thực tế đời sống. Ảnh: PV

Cần rà soát, loại bỏ những chứng chỉ không cần thiết

Nói về “vấn nạn” chứng chỉ hiện nay, đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai (Đoàn Trà Vinh) thẳng thắn cho rằng, những yêu cầu về chứng chỉ đang “ẩn chứa nhiều nhiêu khê, làm khó, làm khổ công chức, viên chức, người lao động”. Hiện nay khó có thể thống kê được ở nước ta có bao nhiêu loại chứng chỉ, vì ngành nào cũng có, nghề nào cũng yêu cầu.

“Tôi kiến nghị các bộ ngành phải sớm ngồi lại, rà soát toàn bộ các quy định về chứng chỉ hiện nay. Phải thống kê ngành mình có bao nhiêu loại chứng chỉ, cái nào không cần thiết, nhiêu khê thì phải loại bỏ, tránh gây ức chế cho cán bộ, người lao động” - đại biểu Mai cho biết.

Còn đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (đoàn Phú Yên) thì cho rằng: “Cử tri nói với chúng tôi rằng không khác gì những giấy phép con. Chính vì những quy định như thế tạo ra rất nhiều lỗ hổng, nhiều kẽ hở về mặt pháp lý, gây ra những lãng phí, tốn kém không cần thiết” - đại biểu Hiền nhấn mạnh.

Đưa vấn đề rà soát quy định về chứng chỉ vào nghị quyết chất vấn của Quốc hội

Với 446/447 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,34% tổng số đại biểu, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV. Trong nghị quyết, Quốc hội giao nhiệm vụ cho Bộ Nội vụ phải rà soát lại các quy định về văn bằng, chứng chỉ.

Quốc hội cũng yêu cầu Bộ Nội vụ rà soát, hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, nhất là quy định về trình độ tin học, ngoại ngữ trong tuyển dụng, thi, xét nâng ngạch, thăng hạng viên chức, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại nhằm bảo đảm đánh giá đúng trình độ, năng lực của cán bộ, công chức, viên chức và phù hợp với thực tiễn, gắn với vị trí việc làm.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân: Sẽ trả lương theo vị trí việc làm, không phải nộp nhiều bằng cấp, chứng chỉ

Bộ Nội vụ đã phê duyệt về vị trí việc làm với công chức trong các cơ quan hành chính. Còn với hệ thống viên chức thì theo Nghị định 161, Chính phủ phân cấp cho bộ ngành địa phương phê duyệt đề án vị trí việc làm với từng nơi. Khi tổ chức thay đổi, chức năng nhiệm vụ thay đổi, chúng ta phải sắp xếp lại vị trí việc làm cho phù hợp.

Đợt này, chúng ta sẽ kết hợp với chính sách trả lương theo chế độ tiền lương mới để sắp xếp vị trí việc làm. Trước đây, việc miêu tả khung năng lực vị trí việc làm không rõ, không có vị trí tương đương, nên lần này sẽ xây dựng đề án vị trí việc làm chia làm 4 nhóm.

Nhóm một là người có chức danh lãnh đạo, quản lý. Nhóm 2 là chuyên môn nghiệp vụ. Nhóm 3 là chuyên môn nghiệp vụ dùng chung. Nhóm thứ 4 là nhóm phục vụ.

Chúng ta xây dựng lại theo các nhóm này để khi xây dựng thang bảng lương sẽ gọn hơn, trả lương theo vị trí việc làm và không yêu cầu phải nộp nhiều bằng cấp, chứng chỉ.

ĐẶNG CHUNG
TIN LIÊN QUAN

Giáo sư không thể sử dụng chứng chỉ “ngoại ngữ ba quan”

LÊ THANH PHONG |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 20/2019/TT-BGD ký ngày 26.11.2019 về bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 6.6.2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên có giá trị sử dụng.

Hành trình 26 năm của chứng chỉ ngoại ngữ A-B-C trước khi bị "khai tử"

Nhóm PV |

Sau 26 năm tồn tại, chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A, B, C đã chính thức bị khai tử bằng việc dừng kiểm tra và cấp chứng chỉ từ ngày 15.1.2020.

"Khai tử" chứng chỉ ngoại ngữ A-B-C sẽ còn loại chứng chỉ nào?

HUYÊN NGUYỄN |

Hiện nay, việc tổ chức thi, cấp chứng chỉ sẽ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. 

Nghệ An: Vì sao thu ngân sách hơn 20 nghìn tỉ nhưng không đủ chi?

QUANG ĐẠI |

Tính đến hết năm 2022, thu ngân sách của tỉnh Nghệ An đạt 21.152 tỉ đồng, tăng 40,9% so với dự toán HĐND tỉnh giao.

Hà Nội: Cận Tết, giá pháo hoa Z121 vẫn ở mức cao

HỮU CHÁNH |

Càng cận Tết Nguyên đán 2023, nhiều dân buôn tích trữ pháo hoa Z121 ồ ạt xả hàng với mức giá rẻ hơn so với tháng trước. Còn pháo hoa ở một số đại lý của Nhà máy Z121 vẫn được bán ở mức giá cao so với niêm yết.

Ông Putin ký luật về cổ đông của các nước "không thân thiện"

Khánh Minh |

Các công ty liên doanh Nga có quyền ra quyết định mà không cần lá phiếu của cổ đông các nước "không thân thiện" - theo sắc lệnh mới của Tổng thống Vladimir Putin.

Sau 772 ngày, Messi và Ronaldo sẽ gặp nhau?

Văn An |

Trong chương cuối sự nghiệp, Messi và Ronaldo sẽ có cơ hội gặp nhau… 

Vợ chồng trẻ đau đầu chuyện biếu Tết nội, ngoại

Phương Trang |

Biếu quà Tết nhà nội, nhà ngoại bao nhiêu là đủ, biếu quà làm sao để không làm mất lòng ai,... luôn là nỗi niềm đau đáu của các gia đình mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Giáo sư không thể sử dụng chứng chỉ “ngoại ngữ ba quan”

LÊ THANH PHONG |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 20/2019/TT-BGD ký ngày 26.11.2019 về bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 6.6.2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên có giá trị sử dụng.

Hành trình 26 năm của chứng chỉ ngoại ngữ A-B-C trước khi bị "khai tử"

Nhóm PV |

Sau 26 năm tồn tại, chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A, B, C đã chính thức bị khai tử bằng việc dừng kiểm tra và cấp chứng chỉ từ ngày 15.1.2020.

"Khai tử" chứng chỉ ngoại ngữ A-B-C sẽ còn loại chứng chỉ nào?

HUYÊN NGUYỄN |

Hiện nay, việc tổ chức thi, cấp chứng chỉ sẽ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.