Quy hoạch Sông Hồng: Không để thêm một lần lỗi nhịp

Linh Anh |

Ý tưởng về quy hoạch sông Hồng gắn với nhũng khu đôi thị văn minh, hiện đại đã từng được đề cập gần 25 năm trước. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, những dự án vẫn còn nằm trên giấy tạo ra sự lãng phí về nguồn lực Thủ đô. Mới đây, Thành Uỷ Hà Nội đã thống nhất chủ trương về Đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng. Đây là chuyển biến lớn để quy hoạch liên quan đến hàng triệu người dân hai bên bờ sông Hồng sớm được triển khai.

Quy hoạch sông Hồng: Nhiều lần lỗi nhịp

Từ năm 1994, dự án khu đô thị ven sông Hồng được phía nhà đầu tư Singapore lựa chọn xây dựng trên mảnh đất ngoài đê ở khu vực An Dương với tổng vốn đầu tư dự kiến 240 tỉ đồng - một con số khổng lồ thời điểm đó.

Theo thỏa thuận, phía Singapore đã thiết kế một khu dân cư hiện đại với các cao ốc, khu vui chơi và sinh hoạt cộng đồng. Tuy nhiên do chưa đạt được đồng thuận trong vấn đề trị thủy nên dự án đã phải dừng lại.

Sau đó, năm 2006, dự án “thành phố ven sông Hồng” tiếp tục được các nhà đầu tư Hàn Quốc đề xuất. Đây được coi là “dự án tỉ đô”với vốn đầu tư dự kiến hơn 7 tỉ USD, chia theo 4 khu vực, với tổng diện tích 1.500ha.

Dự án 7 tỉ USD được đưa ra kế hoạch triển khai từ năm 2008 đến 2020. Tuy nhiên, đề xuất này cũng không tránh khỏi số phận như đề án của phía Singapore.

Tại Quyết định 1259/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được ban hành năm 2011, khu vực hai bên Sông Hồng được xác định là trục không gian cảnh quan trung tâm của Thủ đô, là nơi bố trí các công viên, công trình văn hóa, giải trí lớn để tổ chức những sự kiện có ý nghĩa của Thủ đô.

Khai thác, kế thừa Quy hoạch Cơ bản phát triển sông Hồng đoạn qua Hà Nội (đã được thành phố Hà Nội tổ chức nghiên cứu) tiếp tục nghiên cứu phát triển đồng bộ hai bên đoạn tuyến chảy qua thành phố, ảnh hưởng tới trục không gian cảnh quan văn hóa - đô thị Hồ Tây - Cổ Loa.

Trên dọc tuyến sông Hồng, phần đất đoạn tuyến đi qua Tứ Liên không xây dựng công trình cao tầng làm ảnh hưởng tới trục không gian cảnh quan kết nối Hồ Tây - Cổ Loa.

Đến năm 2015, dự án về thành phố ven sông tiếp tục được khởi động. Lần này có sự hỗ trợ kỹ thuật của Chính phủ Hàn Quốc.

Theo đó, quy mô nghiên cứu dự án khoảng 3.000ha trong phạm vi 2 tuyến đê tả và đê hữu sông Hồng hiện có với chiều dài khoảng 11km dọc sông.

Đến giữa tháng 1.2017, Chủ tịch UBND thành phố lúc đó là ông Nguyễn Đức Chung tiếp tục chỉ đạo giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tổ chức lập Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng) là đơn vị đầu mối chủ trì phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và các sở, ngành, đơn vị liên quan tập hợp toàn bộ các thông tin liên quan phục vụ cho công tác nghiên cứu, lập đồ án Quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.

Tuy nhiên, việc lập đồ án giao cho một số các nhà đầu tư lớn trong nước đã gây nhiều tranh cãi nên các dự án mới chỉ dừng lại ở đề xuất.

Năm 2020, tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm sau kỳ họp 15 HĐND Thành phố Hà Nội khoá XV diễn ra vào tháng 7.2020, cử tri đã nêu nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề quy hoạch hai bên sông Hồng.

Đại diện lãnh đạo TP.Hà Nội thừa nhận, Hà Nội đã bỏ lỡ một nhịp vào năm 2017 trong vấn đề quy hoạch sông Hồng.

Theo báo cáo của Hà Nội, hiện có khoảng 900.000 dân đang cư trú ở ở khu vực bờ sông Hồng. Do vướng quy hoạch đê điều, phân lũ nên ở đây, hạ tầng điện đường trường trạm không thể đầu tư, người dân không được xây dựng sửa chữa nhà. Để đảm bảo đời sống người dân, thành phố đã quyết định hộ dân nào có “sổ đỏ” hợp pháp sẽ vẫn được cấp phép xây dựng.

Càng để lâu càng lãng phí nguồn lực

Tháng 7.2020, tại buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ khẳng định, vướng mắc quy hoạch đã kìm hãm phát triển ở khu vực này, các nhà đầu tư không dám đầu tư, các công trình đều “án binh bất động”. Do không có quy hoạch hai bên sông Hồng nên nhiều nguồn lực bị lãng phí.

Vướng mắc lớn nhất, liên quan đến hành lang thoát lũ. Về vấn đề này, trao đổi với báo chí, TS-KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội - cho rằng, việc quản lý đầu tư xây dựng khu vực bãi sông lại bị chi phối bởi nhiều quy định pháp luật: Luật Đê điều năm 2006, Nghị định 113/NĐ-CP ngày 28.6.2007 của Chính phủ, Quy hoạch phòng chống lũ trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. Song cho đến nay, quy hoạch phòng chống lũ (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt) chưa hoàn thành. Vì vậy, quy hoạch phân khu sông Hồng vẫn “mắc cạn”.

“Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần sớm xác định quy hoạch thoát lũ sông Hồng, hệ thống đê điều đoạn qua Hà Nội. Trên cơ sở đó, Hà Nội mới có cơ sở phê duyệt quy hoạch phân khu sông Hồng, tạo định hướng và là công cụ quản lý, cơ sở kêu gọi đầu tư.

Để đẩy nhanh phê duyệt, tôi cho rằng cần có đặc thù cho quy hoạch phân khu sông Hồng, giúp Hà Nội sớm kêu gọi đầu tư, triển khai các dự án tại đây. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng cần có cơ chế ưu đãi với các dự án đã có nhằm hồi sinh các dự án, hướng tới mục tiêu sớm khai thác hai bên sông Hồng” - ông Nghiêm nói.

Ở phía ngược lại, Bộ NNPTNT cho rằng, phương án phòng chống lũ trong quy hoạch phát triển thủ đô cho đến nay vẫn chậm trễ nên việc chỉnh trang khu vực bãi sông vẫn không giải quyết được triệt để.

Được biết, năm 2026, sau khi quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng được Thủ tướng phê duyệt theo Quyết định 257/2016), Hà Nội đã triển khai ngay quy hoạch chi tiết, nhưng đang làm dở thì theo Luật mới, phải bàn giao lại cho Bộ NNPTNT. Do vậy, quy hoạch hai bên bờ sông Hồng tiếp tục phải dừng lại.

Chuyên gia kinh tế, PGS-TS Ngô Trí Long nhận định: Nếu thực hiện được quy hoạch hai bên bờ sông Hồng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Hà Nội.

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi đất đai trong nội đô đang dần trở nên khan hiếm, thì quỹ đất dọc hai bờ sông Hồng có thể giúp thành phố tận dụng để phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, nhà ở, chung cư phục vụ cho vấn đề an sinh xã hội.

Linh Anh
TIN LIÊN QUAN

Quy hoạch phân khu nội đô lịch sử: Tháo “điểm nghẽn” để phát triển thủ đô

Linh Anh |

Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa thống nhất về chủ trương đối với cả 6 đồ án quy hoạch phân khu (1/2.000) nội đô lịch sử bao phủ 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng. Đây là bước tiến lớn nhằm hoàn thiện Quy hoạch Hà Nội, tháo những điểm nghẽn nhiều năm để phát triển thủ đô.

Bước tiến của Hà Nội về quy hoạch phân khu nội đô lịch sử và sông Hồng

PHẠM ĐÔNG |

Chiều tối 25.2, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã thống nhất về chủ trương đối với cả 6 đồ án quy hoạch phân khu (1/2.000) nội đô lịch sử bao phủ 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Quy hoạch phân khu nội đô lịch sử: Tháo “điểm nghẽn” để phát triển thủ đô

Linh Anh |

Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa thống nhất về chủ trương đối với cả 6 đồ án quy hoạch phân khu (1/2.000) nội đô lịch sử bao phủ 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng. Đây là bước tiến lớn nhằm hoàn thiện Quy hoạch Hà Nội, tháo những điểm nghẽn nhiều năm để phát triển thủ đô.

Bước tiến của Hà Nội về quy hoạch phân khu nội đô lịch sử và sông Hồng

PHẠM ĐÔNG |

Chiều tối 25.2, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã thống nhất về chủ trương đối với cả 6 đồ án quy hoạch phân khu (1/2.000) nội đô lịch sử bao phủ 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng.